Giống như Nguyễn Đức
Chung trước đó, Chu Ngọc Anh cũng nhận được 100%
phiếu bầu. Đứng ở vị trí cao nhất mà sợ tranh cử công khai thì làm sao đủ năng lực dẫn
dắt?
1. THÌ HOÁ RA VẪN CÓ “TỰ ỨNG CỬ VÀ ĐỀ CỬ VÀO CHỨC CHỦ TỊCH UBND TP HÀ NỘI”?
Nhiều tháng trước, trong xã hội đã lan tin là ông Chu Ngọc Anh được Bộ Chính Trị (BCT) điều về làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Ông Chu Ngọc Anh đang là Bộ trưởng Bộ KH&CN mà BCT điều đi nhận công tác mới không cần biết đến ý kiến của Quốc Hội. Các ĐBQH ít hôm nữa phải làm cái điều không tí nào đẹp mặt khi phải bỏ phiếu bãi nhiệm ông Chu Ngọc Anh khỏi cái chức bộ trưởng mà ông ấy đã rũ bỏ trên thực tế. Ngày 25/9/2020 HĐND TP Hà Nội đã họp để hình thức hoá quyết định của BCT điều chuyển ông Chu Ngọc Anh làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Điều ngạc nhiên là “Tại kỳ họp, không có đại biểu nào đề cử và tự ứng cử chức danh chủ tịch UBND TP Hà Nội. HĐND TP Hà Nội thống nhất nhân sự bầu ông Chu Ngọc Anh vào chức danh UBND TP Hà Nội với hình thức bỏ phiếu kín” (https://tuoitre.vn/ong-chu-ngoc-anh-lam-chu-tich-ubnd-tp...).
Thì hoá ra vẫn có “TỰ ỨNG CỬ VÀ ĐỀ CỬ VÀO CHỨC CHỦ TỊCH UBND TP HÀ NỘI” mà toàn thể nhân dân Hà Nội không được biết. Để chỉ mỗi một mình ông Chu Ngọc Anh được đề cử vào chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội!
2. BẦU CỬ HÌNH THỨC ĐỂ LÀM GÌ?
Trong ngày 25/9/2020, không chỉ một mình ông Chu Ngọc Anh nhận được 100% phiếu bầu. Bà Đào Hồng Lan cũng trong ngày 25/9/2020 nhận được 100% phiếu bầu vào chức Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh. Trước đó, ngày 24/9/2020 ông Đỗ Đức Duy cũng nhận được 100% phiếu bầu cho chức Bí thư Yên Bái.
Tất cả nhân sự giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ đều do BCT quyết định. Trước kỳ đại hội, phương án nhân sự của các tỉnh đều phải thông qua bởi BCT. Vậy tổ chức bầu cử hình thức để làm gì cho tốn thời gian và tiền bạc?
Trong thời gian gần đây BCT đã điều chuyển 12 bí thư và chủ tịch tỉnh về các ban ngành trung ương. Nghĩa là sẽ có ít nhất là 24 cuộc bầu cử hình thức cho 12 vị trí thế chỗ trống và 12 vị trí mới đến. Trong năm 2020 có đến cả ngàn cuộc bầu cử hình thức.
https://vietnamnet.vn/.../12-bi-thu-chu-tich-tinh-dieu...).
Nhìn vào dàn nhân sự mà BCT đã duyệt vào các chức vụ Bí thư Tỉnh, Chủ tịch Tỉnh và các Bộ Ban Ngành ở Trung ương, thì không trông chờ gì ở Đại hội XIII. Đó toàn là những người nghe theo. Họ lọt ra từ bầu cử hình thức.
3. NỖI SỢ HÃI TRANH CỬ
Trong quản trị quốc gia, không có tranh cử công khai thì không chọn được người tài. Và như vậy, không có tranh cử công khai là kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Tại sao tất cả các cuộc bầu cử cho các chức vụ Bí thư và Chủ tịch Tỉnh đều chỉ có 1 đề cử duy nhất?
Đó là vì bầu Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc Hội đều chỉ có 1 đề cử duy nhất.
Nỗi sợ hãi tranh cử bắt đầu từ trên cao nhất, chứ không phải ở cấp tỉnh, huyện, xã. Sợ đến nỗi không cho xã, huyện, tỉnh tự do tranh cử. Vì nó sẽ cháy lan đến chức vụ cao nhất. Tất cả các tiêu chuẩn dài cả trang dành cho các chức vụ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc Hội cuối cùng chỉ là để trốn chạy tranh cử.
Đứng ở vị trí cao nhất mà sợ tranh cử công khai thì làm sao đủ năng lực dẫn dắt?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire