HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một ngày sau khi Thủ Tướng Nhật Bản Yoshihide Suga rời Hà Nội, công luận vẫn bàn tán về vụ Đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) chiếu phim tài liệu có nội dung “chống Nhật” ngay thời điểm này.
Luật gia, đạo diễn Trần Đình Thu bình luận trên trang cá nhân: “Vẫn biết lịch sử là lịch sử nhưng đây là trò láu tôm láu cá. Dùng trò này thì anh mãi mãi không trưởng thành lên được đâu. Xin lỗi, đối với Nhật thì Việt Nam chẳng là cái đinh gì cả. Nếu anh tình cảm thì họ tình cảm lại còn anh chơi kiểu móc méo thì họ cũng chẳng cần nhé.”
Bộ phim tài liệu “Tiếng Trống Kim Sơn” được phát sóng vào đầu buổi sáng 20
Tháng Mười, gây hoang mang cho công luận trong lúc các báo nhà nước đang đăng
nhiều bài mô tả quan hệ hữu nghị Việt-Nhật “tiến triển tốt đẹp.” Nội dung phim
được ghi nhận là tố cáo phát xít Nhật đàn áp và tàn sát người Việt trong cuộc
khởi nghĩa kháng Nhật tại Kim Sơn, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng hồi 1945.
Cùng thời điểm, ông Ngô Quý Nhâm, giảng viên trường Đại Học Ngoại Thương, bình luận trên mạng xã hội rằng việc chiếu bộ phim nêu trên “khác gì vả vào mặt lãnh đạo Việt Nam đang đón tiếp nồng hậu thủ tướng Nhật.”
Ông Nhâm đặt câu hỏi về việc đài truyền hình quốc gia “để sự nhạy cảm chính trị ở đâu?”
Sau khi bị nhiều Facebooker bàn tán về “động cơ” chiếu bộ phim “chống Nhật” ở thời điểm này, trang web VTV đã lặng lẽ gỡ bỏ link bộ phim.
Theo suy đoán của công luận, đằng sau mỗi bộ phim được phát sóng “ở thời điểm thích hợp,” nhà đài VTV thường đưa ra chỉ dấu chính trị hoặc muốn “đánh tín hiệu” ra bên ngoài. Chẳng hạn, lần gần nhất, hồi giữa Tháng Tám, VTV phát sóng bộ phim tài liệu có nội dung “chống Trung Quốc” được phát sóng vào “giờ vàng” trên băng tần VTV1 vào đêm 11 Tháng Tám.
Bộ phim dài khoảng 30 phút, nay có thể xem lại trên YouTube “Việt Nam 90 Năm” và trang mạng của báo Nhân Dân, khiến người ta ngạc nhiên vì lời lẽ gay gắt khi nhắc lại diễn biến chiến tranh biên giới Việt-Trung và cuộc chiến Tây Nam năm 1979.
Ngay vào thời điểm phim phát sóng, nhiều Facebooker đã bảy tỏ sự hoang mang về chuyện kênh truyền hình quốc gia nay sao có thể đột nhiên “mạnh miệng” về chủ đề vốn bị nhà cầm quyền CSVN coi là “cấm kỵ, nhạy cảm” trong nhiều năm liền.
Bộ phim này cũng nhắc lại phát ngôn của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình: “Dạy cho Việt Nam một bài học,” và ảnh chụp trang nhất báo Nhân Dân cuối thập niên 1970 với nhiều tựa bài lên án Bắc Kinh “xâm lược.”
Đáng lưu ý, thời điểm bộ phim phát sóng trên phạm vi toàn quốc được ghi nhận cũng không liên quan gì đến các dịp kỷ niệm hai cuộc chiến nêu trên hay cuộc hải chiến Hoàng Sa, Gạc Ma… (N.H.K) [qd]
Công chiếu phim Tiếng trống Kim Sơn: Vì sao VTV1 bới móc quá khứ trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật?
21/10/2020 15:40
Ngay khi nhận chức, Thủ tướng Nhật – ông Suga Yoshihide đã quyết định chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong chuyến công du của mình. Thế mới thấy phía Nhật xem trọng mối quan hệ Việt – Nhật như thế nào. Vậy mà khi Thủ tướng Nhật đang thăm và làm việc tại Việt Nam, thì VTV – Đài truyền hình VN lại công chiếu bộ phim “Tiếng trống Kim Sơn” có nội dung tố cáo tội ác của Phát xít Nhật. Thử hỏi động thái của VTV có mục đích gì?
Được biết, sau khi trở lại làm thủ tướng Nhật vào năm 2012, ông Shinzo Abe từng chọn Việt Nam và Indonesia nằm trong số các quốc gia đầu tiên để công du. Sau gần chục năm giữ chức Thủ tướng Nhật, chính sách đối ngoại của ông Abe được đánh giá là thành công, để nối tiếp chính sách của người tiền nhiệm ông Suga – người kế nhiệm ông Abe Shinzo vừa từ chức khi chưa hết nhiệm kỳ vì lý do sức khoẻ, cũng chọn Việt Nam và Indonesia là các điểm đến trong chuyến công du đầu tiên với vai trò Thủ tướng Nhật Bản.
Đánh giá về mối quan hệ giữa hai nước, Thủ tướng Nhật ông Suga khẳng định coi trọng và mong muốn đưa hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới, đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam ở khu vực và quốc tế, cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam vì thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới.
Trước thềm chuyến thăm VN của ông Suga, báo Nhật Nikkei Asia Review cũng cho biết hai bên sẽ ký một thoả thuận theo đó Nhật Bản sẽ lần đầu tiên xuất khẩu vũ khí và công nghệ quốc phòng cho Việt Nam. Chưa biết hai bên thoả thuận mua bán gì cụ thể, nhưng Nikkei Asia Review nói là “tuỳ thuộc nhu cầu của Việt Nam”, và cho biết thêm Nhật đang quảng bá cho máy bay tuần thám biển P-1 và máy bay vận tải C-2.
Hai bên đã trao đổi 12 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực gồm các lĩnh vực kỹ thuật số, môi trường, năng lượng, cơ sở hạ tầng |
Và rồi, cuối cùng hai bên đã đạt được thỏa thuận chuyển giao kỹ thuật quốc phòng đây là một bước phát triển lớn trong sự hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước. Và nhiều hợp tác về kinh tế được ký kết. Không chỉ thế, Thủ tướng Nhật còn cam kết hỗ trợ khẩn cấp Việt Nam khắc phục lũ lụt và giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra ở miền Trung. Phía Nhật Bản luôn coi trọng VN và muốn nâng tầm hợp tác, và thành ý là những ký kết đã quá rõ.
Ấy vậy mà, khi Thủ tướng Nhật còn chưa kịp về nước thì VTV lại cho phát sóng bộ phim “Tiếng trống Kim Sơn” vào lúc 7:30 ngày 20/10 có nội dung tố cáo phát xít Nhật đàn áp và tàn sát người Việt trong cuộc khởi nghĩa kháng Nhật tại Kim Sơn, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Điều đáng nói cũng vào khoảng giờ đó, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vừa kết thúc cuộc đi bộ ven hồ Gươm, bắt đầu ngày làm việc cuối cùng trong chuyến thăm 3 ngày đến Việt Nam. Sau khi bộ phim được công chiếu, thì đã được gỡ bỏ ngay sau đó. Từ hành động của VTV, dư luận tự hỏi vì sao VTV khơi gợi thù hận trong thời gian nhạy cảm này? VTV đang muốn phá hoại mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt – Nhật chăng?
Chiến tranh đã là quá khứ, đồng ý là chúng ta nên trọng và ghi nhớ lịch sử, nhưng không nên khơi gợi nhắc lại thù hận đặc biệt là trong giai đoạn mối quan hệ ngoại giao của hai nước phát triển tốt đẹp, nguyên thủ nước bạn đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên như thế. Xin hỏi VTV có biết chủ trương của nhà nước ta là gì không? Là không sống mãi trong quá khứ mà nhìn về thực tại và tương lai. Quá rõ ràng như thế sao VTV lại đi ngược với chủ trương này? VTV có biết hành động khơi gọi hận thù như thế này sẽ có tác động tiêu cực ra sao lên mối quan hệ 2 nước hay không? Đặc biệt là, nếu phía Nhật nghĩ VN thù dai, luôn có tư tưởng bới móc quá khứ thì liệu họ có muốn nâng tầm quan hệ của hai nước nữa hay không?
Thiết nghĩ, VTV là đài truyền hình quốc gia thì đương nhiên những chương trình trước khi lên sóng phải được chọn lọc kỹ lưỡng, phải được kiểm duyệt cẩn thận, vậy mà để câu chuyện ảnh hướng đến quốc thể xảy ra như thế? Thật không thể chấp nhận được.
Oct 21, 2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire