04/12/2020

II.- BỜ BIỂN TRUNG BỘ BỊ SẠT LỞ ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG

 Thiện Tùng  

 03/12/2020 

 

Thiện Tùng: Sở dĩ tôi phải bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, sưu tầm thông tin và hình ảnh bờ biển Việt Nam đã và đang bị sóng biển xâm hai từng ngày từng giờ, cốt để báo động với mọi người “ngôi nhà chung của chúng ta đang có nguy cơ bị mất”. Ngôi nhà chung bị mất thì mất tất cả. Đối phó, đấu tranh với Thiên taiNhân tai phải đặt lên hàng đầu trong hiện tại ?.

 


Vị trí địa lý Trung bộ (miền Trung) Việt Nam:


Phía Bắc giáp khu vực Đồng bằng Sông Hồng và trung du miền núi vùng Bắc Bộ.


Phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc Nam Bộ.


Phía Đông giáp Biển Đông.


Phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia.

 

Miền Trung VN, dọc theo chiều dài: Phía Tây là dải núi với tên gọi Trường Sơn. Phía Đông là bờ biển biển Đông.  Vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km)  nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thuộc miền Trung.

 

Miền Trung Việt Nam có 18 tỉnh/thành:

 

-  5 tỉnh nằm trong đất liền: Kôn Tum,Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. (trên bản đồ thiếu tỉnh Đắc Nông, nó nằm giữa tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng)

 

-  13 tỉnh/thành giáp (ven) biển: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, TP Đà Nẳng, Quang Nam, Quảng Ngải, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

 

Mười ba (13) tỉnh ven biển miền Trung đã và đang thọ nạn thiên và nhân tai - trong đánh ra / ngoài đánh vô / trên mưa dội xuống / dưới động đất . Bài nầy tôi sẽ tổng hợp “ngoài đánh vô” gây sạt lở bở biển “đặc biệt nghiêm trọng”.

 

Có câu: “Trăm nghe không bằng một  mắt thấy”. Tôi chịu khó sưu tầm thông tin + hình ảnh phục vụ đọc giả.

Bản đồ Vị trí địa lý Miền Trung


10/ Bình Thuận

 

“Bình thuận sạt lở bờ biển nghiêm trọng”

Nguyễn Thanh – TTX VN

 

Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết “…  Sóng và gió với cường độ mạnh kết hợp triều cường đánh mạnh vào bờ gây sạt lở nghiêm trọng bờ biển, làm sập đổ nhà cửa, nước biển tràn vào ngập lụt khu dân cư của các địa phương như Huyện đảo Phú Quý, huyện Tuy Phong, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết.”. “…Sóng lớn cùng với biển xâm thực làm sập đổ 20 căn nhà, 76 căn nhà phải di dời khẩn cấp; gây sạt lở 1.542m bờ biển, làm hư hỏng 1.200m kè biển và làm chìm hai tàu cá. Tại huyện đảo Phú Quý, do ảnh hưởng của bão và sóng biển.  Theo thống kê ban đầu, thiệt hại trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 4,5 tỷ đồng…”  

 

Triều cường kết hợp với sóng to, biển xâm thực đã gây sạt lở nghiêm trọng bờ biển và đánh sập hoàn toàn 11 căn nhà tại thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết.


Bình Thuận báo động tình trạng xâm thực sạt lở bờ biển”

Kim Sơ – Báo Nông Nghiệp

 

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, hiện toàn tỉnh có hơn 22 km bị sạt lở, nhiều nơi ăn sâu vào bờ biển hàng trăm mét. Tính từ năm 2015 đến nay đã có 407 hộ bị di dời do sạt lở bờ sông bờ biển. Nhiều cơ sở hạ tầng khu du lịch, resort và cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản bị mất đất do bị sóng cuốn trôi, gây thiệt hại lớn.



Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết:  Để ứng phó khắc phục xâm thực, gây sạt lở bờ biển, từ năm 1999 đến nay ngành NN-PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh xin hỗ trợ nguồn vốn từ Bộ NN -PTNT, Chính phủ và nguồn ngân sách địa phương và xã hội hóa đã xây dựng kiên cố được hơn 19km kè bảo vệ bờ biển và khoảng 10.000m kè tạm (kết cấu thân kè là đá đổ, rọ đá, ống túi cát …”  

 

Tuy nhiên về lâu dài, công tác kiên cố bảo vệ bờ biển còn rất lớn so với Dự án Quy hoạch công trình chống xói lở tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 được UBND tỉnh phê duyệt. Theo đó, quy mô của quy hoạch tổng chiều dài kè bảo vệ bờ khoảng 117 km gồm kè bảo vệ khu dân cư, khu sản xuất và kè bảo vệ khu du lịch, với tổng kinh phí khoảng 3.538 tỷ. Do thiếu nguồn vốn nên việc triển khai thực hiện quy hoạch còn rất hạn chế, đến nay mới thực hiện được khoảng 30km. Vì vậy để đảm bảo ổn định bờ biển góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế trên địa bàn, cần hỗ trợ nguồn vốn Trung ương để đầu tư xây dựng công trình kè kiên cố bảo vệ bờ biển”.

 

----------

11/ Ninh Thuận

 “Khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đê kè”

  Tin và ảnh Công Thử / TTXVN

 

Do triều cường tác động mạnh, thời gian qua, nhiều đoạn đê, kè ven sông, ven biển ở các địa phương của tỉnh Ninh Thuận đã xảy ra tình trạng sụt lún, sạt lở nhiều.

  Tuyến đê kè biển ở phường Đông Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm  bị sụt lún, chỉ đổ đá hộc khắc phục tạm thời

 Theo bà Trương Thị Thanh Vân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Ninh Thuận, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân trong vùng bị sạt lở, UBND tỉnh đã quyết định đầu tư xây dựng công trình gia cố đoạn đê phường Đông Hải và đê bảo vệ bờ biển thôn Phú Thọ, phường Đông Hải; đồng thời xử lý khẩn cấp, khắc phục lại vị trí sạt lở, không để tình trạng sạt lở lan rộng.

 

 Đơn vị chức năng đang gia cố đoạn đê bị sạt lở tại thôn Phú Thọ bằng bê tông độn đá hộc để đảm bảo an toàn công trình và đời sống người dân trong mùa mưa bão. Đây chỉ  là giải pháp trước mắt, về lâu dài, UBND tỉnh Ninh Thuận cần có giải pháp hữu hiệu, tính toán đầu tư bài bản để sửa chữa, nâng cấp toàn bộ các tuyến đê, kè cũ kỹ, nhất là tại các vùng xung yếu để tránh tình trạng sạt lở tiếp tục xảy ra.

 

--------

 

12/ Khánh Hòa

 

Khánh Hòa sắp xếp chỗ ở hơn 18.300 người đang trong vùng sạt lở”

Nguyên Lý -TTXVN/Vietnam  

 

Tỉnh Khánh Hòa đang tổ chức bố trí, sắp xếp lại chỗ ở cho trên 4.300 hộ dân với hơn 18.300 người sinh sống trong vùng sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở núi.

Các căn nhà tạm ở cửa sông Cái TP Nha Trang luôn có nguy cơ bị sập khi triều cường xâm thực . Ảnh Nguyên Lý

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Khánh Hòa, tỉnh tổ chức bố trí, sắp xếp lại chỗ ở cho trên 4.300 hộ dân với hơn 18.300 người sinh sống trong vùng sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở núi nhằm đảm bảo an toàn, ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân.


Thành phố Nha Trang có 1.260 hộ với hơn 5.300 khẩu sinh sống trong vùng sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở núi cần di dời tái định cư hoặc ổn định tại chỗ. Đó là khu vực núi Sạn, núi Chụt có hàng trăm hộ dân sinh sống trong khu vực đất, đá sạt lở. Vùng 
sạt lở ven bờ sông Cái đoạn qua các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc đe dọa đến sự an toàn của hàng chục hộ dân. Vào mùa mưa bão, người dân vùng ven biển thuộc các phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Phước luôn phải đối phó với triều cường xâm thực, sạt lở bờ biển.


“Bờ biển Ninh Phước bị sạt lở”

Vân Hằng – Khánh Hòa Online

 

Đã nhiều tháng nay, hàng trăm hộ tại làng chài Ninh Tịnh, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) luôn cảm thấy bất an, lo lắng do bờ biển nơi đây bị sóng đánh sạt lở, ngày càng ăn sâu vô sát nhà dân. Nhiều khoảng sân của các căn nhà xây bằng xi măng, gạch đã bị sóng đánh vỡ, nhiều bức tường xây bằng đá cũng bị sóng đánh sụp đổ (ảnh).  Vết sụp lở ăn sâu đến sát ngay trước các căn nhà đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của ngư dân. Trước nguy cơ sẽ bị mất nhà, nhiều hộ đã mua các tảng đá lớn về đổ chồng chất, ngổn ngang ngay trước nhà để làm bức tường đá ngăn chặn sóng biển xâm thực. Mong ước của người dân nơi đây là sớm được tỉnh quan tâm để xây cho dân bờ kè vững chắc để chống chọi với sóng biển.

Vân  Hằng – Khánh Hòa Online

  Một trong những nhà dân bị sóng biển Tấn công- Ảnh Vân Hằng


------

 

13/  Phú Yên  

 

“ Sự cố sạt lở bờ biển tỉnh Phú Yên”

Phương Mai – Báo MT&CS

 

Theo kế hoạch mà UBND thành phố Tuy Hòa đề ra, trong vòng một tuần, các vị trí bị sạt lở nặng sẽ được khắc phục xong để bảo vệ tạm thời các khu dân cư và công trình bên trong.

 

 Được biết,  5 ngôi nhà đã bị triều cường đánh sập, hàng chục ngôi nhà khác hư hỏng, nước biển tràn vào nhà. Ông Võ Ngọc Kha, Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa cho biết:  “UBND đã huy động Công ty cổ phần Nắng Ban Mai đổ đá khối lớn, giảm cường độ sóng biển xâm thực tại các vị trí xung yếu. Đơn vị thi công đã đổ 50 xe đá. Theo kế hoạch mà UBND thành phố Tuy Hòa đề ra, trong vòng một tuần, các vị trí bị sạt lở nặng sẽ được khắc phục xong để bảo vệ tạm thời các khu dân cư và công trình bên trong.

Sự cố sạt lở bờ biển do triều cường đã khiến 3 ngôi nhà bị sập và hiều ngôi nhà khác bị ảnh   hưởng trực tiếp tại phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong những ngày qua.


Do ảnh hưởng của bão số 1, tại tỉnh Phú Yên trời mưa liên tục, việc vận chuyển đá khối từ mỏ đến công trường gặp khó khăn. Trong khi đó tại vị trí sạt lở, sóng biển rất mạnh, có thời điểm độ cao sóng lên 5 đến 6 mét, uy hiếp an toàn thiết bị và công nhân đang thi công.

 

--------

 

 14/ Bình Định: 

 

“Khó khăn trong khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển và bồi lấp cửa sông  

Lan Vũ 

 

Mùa mưa lũ năm nay đang cận kề, nhưng tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển và bồi lấp cửa sông ở Bình Định diễn ra nhiều điểm và phức tạp mà chưa có hướng khắc phục triệt để.

 

Ông Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 điểm sạt lở bờ biển và đê kè đã xây dựng với tổng chiều dài 7.812m, tại huyện Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ và TP Quy Nhơn. Trong đó hư hỏng đê kè 1.192m và sạt lở bờ biển 6.620m.



Mùa mưa lũ năm nay đang cận kề, nhưng tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển và bồi lấp cửa sông ở Bình Định diễn ra nhiều điểm và phức tạp mà chưa có hướng khắc phục triệt để.

 

Ông Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 điểm sạt lở bờ biển và đê kè đã xây dựng với tổng chiều dài 7.812m, tại huyện Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ và TP Quy Nhơn. Trong đó hư hỏng đê kè 1.192m và sạt lở bờ biển 6.620m.

 

Địa phương có nhiều điểm sạt lở nhiều nhất là huyện Phù Mỹ với 4 xã Mỹ Đức, Mỹ Thắng, Mỹ An và Mỹ Thành; gồm tổng chiều dài bị sạt lở là 3.900m; làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của 2.520 hộ dân.



Tại huyện Phù Cát, sạt lở xảy ra tại khu vực thôn An Quang, xã Cát Khánh, với chiều dài trên 520m, làm ảnh hưởng đến 550 hộ dân.

 

Trên địa bàn TP Quy Nhơn, bờ biển xã Nhơn Hải bị sạt lở và đang tiếp diễn với chiều dài 1.200m, ảnh hưởng đến 160 hộ dân.

 

 Tỉnh đã hỗ trợ kinh phí nạo vét các cửa sông, đặc biệt là cửa Tam Quan và Đề Gi, chủ động mở cửa An Dũ để thoát lũ…

 

Tuy nhiên, nguồn ngân sách địa phương rất khó khăn, không thể khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển và bồi lấp cửa sông. Đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí kịp thời để tỉnh có đủ điều kiện khắc phục, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản người dân trong khu vực.

 

------

 

15/ Quảng Ngãi

 

“ Bờ biển Quảng Ngãi bị sạt lở nghiêm trọng”.

Nghiêm Hà

 

 Dọc bờ biển Mỹ Khê gần 2 km bờ biển thuộc thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi) bị sạt lở nghiêm trọng. Khu vực sạt lở kéo dài từ đầu dãy quán ăn trên bờ biển về phía Nam thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê. Bờ biển bị sóng đánh tạo thành "bức tường" cát cao khoảng 2 m, bên trong là các quán nước của người dân và công trình xây dựng.

Bức tường  cát ở dọc bờ biển Quảng Ngãi đang bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh Nghiêm Hà/ báo Kinh tế & Đô thị


 “Kè biển sạt lở uy hiếp hàng trăm hộ dân ở Quảng Ngãi”

 Vinh Thông – VOV VN 

 

Mấy ngày nay, người dân làng chài Thạch By 2, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ lo sợ trước tình trạng sóng biển dâng cao. Từng đợt sóng cao 5 đến 7 mét tấp vào bờ cuốn phăng nhiều tảng đá lớn. Đất đá theo sóng biển tràn lên đường, cuốn trôi vật dụng, gây sụt lún nhà cửa.

 

Bà Huỳnh Thị Tư ở thôn Thạch By 2, xã Phổ Thạnh cho biết: “ Hàng chục năm nay, mỗi khi nghe mưa bão người dân phải kéo nhau đi lánh nạn: Ven biển đây, mỗi một lần gió mưa bão tấp vô cả dãy này ai cũng hoảng sợ hết. Mới một đêm mà thế này, tiếp hai ba bữa nữa là nước tràn vô nên rất nguy hiểm. Lo sợ nhiều đêm không ngủ được, ai cũng hốt hoảng, ngủ không yên”.

Nhiều đoạn kè bị sóng đánh đứt gãy


Từ ngày 30/10 đến nay, sóng lớn và triều cường gây sạt lở nghiêm trọng tuyến kè chắn sóng thôn Thạch By 2. Hơn 100 m kè bị nứt toác, sụt lún; đất, đá bị sóng biển cuốn trôi. Nhiều đoạn thân kè bị đứt gãy…

 

Ông Giả Tấn Tàu, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ cho biết: “ Một số đoạn đường bê tông ven biển khu vực này cũng bị sóng làm hư hỏng, uy hiếp hơn 300 hộ dân khu dân cư liền kề cùng nhiều công trình công cộng khác. Xã đã xây dựng phương án phòng chống, trong đó, có phương án di dời số hộ dân dọc tuyến kè. Nếu tình hình bão nguy cơ lớn, xã sẽ huy động lực lượng, vận động bà con di dời để giảm thiểu tài sản và tính mạng của bà con khu vực này”.

 

 Kè chắn sóng thôn Thạch By 2, xã Phổ Thạnh huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi dài gần 1km, xây dựng cách đây hơn 10 năm. Qua nhiều năm, công trình này đã xuống cấp nghiêm trọng. Mỗi năm, địa phương bỏ ra nhiều tỷ đồng để sửa chữa, khắc phục nhưng tất cả chỉ như  muối đổ biển”.

 

Ông Võ Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Kè này huyện cũng đã quan tâm đầu tư, tuy nhiên nguồn lực của huyện có hạn nên việc đầu tư chỉ mang tính chất tạm thời qua từng năm. Về lâu dài, cần phải đầu tư xây dựng theo đúng thiết kế kỹ thuật, có như vậy mới đảm bảo an toàn cho người dân khu vực này. Huyện cũng đã đề nghị cấp có thẩm quyền, cấp tỉnh quan tâm đầy tư kè Thạch By 2, xã Phổ Thạnh”.

 

------

 

16/ Quảng Nam 

 

Năm vận tháng hạn: Lũ từ trên vùng cao đổ xuống, sóng biển tấn công vào, động đất dưới chân, trong tháng 10/2020, Quảng Nam thọ nạn “đặc biệt nghiêm trong”.Muốn biết rõ mức độ thiệt hại ở Quảng Nam, mời xem tin và ảnh của 2 phóng viên Trương Tâm Thư và Mạnh Cường:

 

 Trả lời phỏng vấn báo Quảng Nam, ông Nguyễn thế Hùng, phó Chủ tịch UYND TP Hội An nói:” “Bão lũ, sạt lở cứ tái diễn đã làm “giật mình” về vai trò của quản trị rui ro và cách lựa chọn trong dài hạn hay ngắn hạn. Là vùng đất cuối sông Thu Bồn, từ mấy thế kỷ nay, người Hội An đã quen cảnh “sống chung với lũ”.  Những năm trở lại đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, cùng nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, diễn biến lũ lụt cũng vì thế mà khác trước. Bờ biển Hội An (một trong những tài sản quý giá nhất của thành phố) đã không còn như trước khi xu hướng xâm thực ngày càng nghiêm trọng hơn và đang lan dần về phía bắc. Nguyên nhân gây sạt lở được không ít nhà khoa học, chuyên gia nhắc đến, đó là mối quan hệ cốt lõi giữa thượng nguồn và hạ du Thu Bồn. Bài toán căn cơ nằm ở điểm này”.

 

Có câu:“Trăm nghe không bằng một thấy”. Những hình ảnh dưới đây đủ nói lên thảm cảnh đã và đang diễn ra

 

 Nghe không bằng thấy, mời xem hình ảnh:  

 

Nhiều khoảng sân đã bị sóng đánh tả tơi, hàng chục ngàn khối đất đã bị sóng biển cuốn ra khơi - Trương Tâm Thư/ Quảng Nam Online


Trả lời phỏng vấn báo Quảng Nam, ông Nguyễn thế Hùng, phó Chủ tịch UYND TP Hội An nói:” “Bão lũ, sạt lở cứ tái diễn đã làm “giật mình” về vai trò của quản trị rui ro và cách lựa chọn trong dài hạn hay ngắn hạn. Là vùng đất cuối sông Thu Bồn, từ mấy thế kỷ nay, người Hội An đã quen cảnh “sống chung với lũ”.  Những năm trở lại đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, cùng nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, diễn biến lũ lụt cũng vì thế mà khác trước. Bờ biển Hội An (một trong những tài sản quý giá nhất của thành phố) đã không còn như trước khi xu hướng xâm thực ngày càng nghiêm trọng hơn và đang lan dần về phía bắc. Nguyên nhân gây sạt lở được không ít nhà khoa học, chuyên gia nhắc đến, đó là mối quan hệ cốt lõi giữa thượng nguồn và hạ du Thu Bồn. Bài toán căn cơ nằm ở điểm này”. 

 

Ngày 19/11/2020, ông Đinh Dũng - Chủ tịch UBND phường Cẩm An, thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) cho biết: Do ảnh hưởng của bão số 13 vào đêm 15/11/2020, gió mạnh, triều cường cao từ 4 - 5m liên tiếp đánh vào làm gần 4km bờ biển trên địa bàn phường bị sạt lở nghiêm trọng. Sau Cửa Đại, Tân Thịnh và Tân Thành, bãi tắm An Bàng (TP. Hội An) cũng đã bị sạt lở nghiêm trọng .

Bờ biển bị sạt lở, cây cối và nhiều công trình sập đổ ngổn ngang - Trương Tâm Thư


Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, mặc dù bão số 13 đã đi qua gần 1 tuần nhưng bờ biển Cẩm An khắp nơi vẫn tan hoang. Hàng loạt nhà hàng, công trình phụ trợ dịch vụ, chòi ngắm biển, cây cối… bị gãy đổ ngả nghiêng khắp nơi, chưa kịp thu dọn, sửa sang.

Theo thống kê của UBND phường Cẩm An: Triều cường đã làm sạt lở sâu vào đất liền từ 10 - 15m gần như toàn bộ 4km bờ biển trên địa bàn phường, làm tất cả 50 nhà hàng, khách sạn, resort… kinh doanh dịch vụ trên bờ biển bị thiệt hại từ 30 - 50%.

Ông Đinh Dũng cho biết thêm: Tình trạng sạt lở bờ biển trên địa bàn phường xuất hiện từ bão số 5 cho đến nay. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, sau bão số 9, UBND phường đã đầu tư hơn 30.000 bao cát và cát để các hộ dân làm bờ kè tạm, nhưng bão số 13 đã cuốn trôi toàn bộ bờ kè tạm của phường và một số kè bằng bê tông, gạch… của các nhà hàng, khách sạn.

 

 Các nhà hàng ven biển bị xói lở nặng nề - Trương Tâm Thư

Điệp khúc sạt lở, xâm thực ở bãi biển Cửa Đại, điểm đến từng được xếp vào danh sách một trong số những bãi biển nổi tiếng nhất của miền Trung đã kéo dài dai dẳng suốt cả chục năm qua. Và những ngày cuối năm 2018, cảnh tượng này vẫn tái diễn, sạt lở kéo dài một đoạn bờ biển hơn 200m. Khu vực này tập trung khá nhiều nhà hàng hải sản nổi tiếng của Hội An. Thời điểm Tết Dương lịch, du khách đến Hội An và ăn uống ở đây luôn đông nghịt. Nhưng tình trạng xói lở, sóng biển xâm thực, ngoạm sâu vào đất liền khiến các nhà hàng “dở khóc dở cười” vì du khách “quay lưng”.

 

Các nhà hàng vắng hoe khách, thậm chí đóng cửa khác xa với những mùa lễ tết trước. Nhiều đoàn khách đặt ăn đã hủy vì cảnh sạt lở này. Khách đến ăn, thấy cảnh này cũng bỏ đi không vào. Hàng trăm cọc tre bị sóng biển quật nghiêng ngả, các bao cát chắn sóng được bọc trong các bao khổ lớn để gia cố bị sóng biển xé toạc, chôn vùi bởi nước biển ăn sâu vào bờ.

 

Phía sau nhà hàng Vân Phi, đoạn bờ kè chắn sóng bằng bê tông cốt thép kiên cố bị sóng biển quật tan tác. Các bậc thang dẫn lối từ dưới bãi biển lên nhà hàng cũng đổ sập.

 

 Sóng đánh khiến nhiều km bờ biển sạt lở trong bão số 5- Trương Tâm Thư.

 

Trước thực trạng nhiều km bờ biển bị sóng đánh gây sạt lở, tỉnh Quảng Nam đã lên kế hoạch xây dựng đê cách bờ biển khoảng 250 m với chiều dài khoảng 1.200 m với kinh phí khoảng 340 tỉ đồng để chắn sóng đánh vào bờ, cũng như bồi đắp, cải tạo lại bờ biển Cửa Đại.


Khuôn viên nhà hàng ở biển Cửa Đại bị sạt lở do sóng đánh ẢNH: MẠNH CƯỜNG

  

 

Nước biển tràn qua "bức tường thành" được dựng lên từ hàng trăm bao cát loại lớn, khoét sâu vào bờ và đánh sập bậc thềm bằng gạch  xuống biển ẢNH: MẠNH CƯỜNG


Bở biển Cửa Đại bị sạt lở nghiêm trọng do sóng đánh mạnh vào bờ ẢNH: MẠNH CƯỜNG

                                                                                                                                            


                                                     
Nhiều khuôn viên ở các nhà hàng dọc bờ biển Cửa Đại bị sạt lở nghiêm trọng - ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, kiểm tra công tác phòng chống bão số 5 tại xã Duy Hải (H.Duy Xuyên) . ẢNH: MẠNH CƯỜNG




Sóng đánh khiến nhiều nhà hàng dọc bờ biển Duy Hải bị sạt lở nghiêm trọng - ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Các tường rào bị cuốn ra biển - ẢNH: MẠNH CƯỜNG


Nhiều nhà hàng ở bãi biển Cửa Đại đang đối mặt với nguy cơ sạt lở nghiêm trọng do sóng lớn   ẢNH: MẠNH CƯỜNG



--------


 

17/ Đà Nẵng           

 

“ Sóng biển cao, xâm thực sâu gây sạt lở bờ biển ”

Tin và ảnh:Hoàng Hiệp/Đà Nẳn Online 

 

Theo TN&MT:  Bãi biển Đà Nẵng  là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh theo bình chọn của tạp chí Forbes đang có nguy cơ bị “xóa sổ” do bị sạt lở, xâm thực nghiêm trọng. Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, việc khai thác nguồn nước ngầm vùng ven biển quá mức do hoạt động du lịch kết hợp với các yếu tố tự nhiên đã dẫn đến sạt lở.


 

 Bờ biển Đà Nẵng trước nguy cơ bị “xóa sổ” vì sạt lở (Mỹ Khê, Đà Nẵng)

Bờ kè của bãi tắm công cộng Sơn Thủy bị sóng đánh nứt, có nguy cơ bị đổ sập

Bờ kè của nhà hàng Dana Beach (phường Mỹ An) đã bị sóng cuốn trôi, tiếp tục làm sạt lở nặng nề

Một đoạn bờ kè đã bị sóng biến khoét sâu

Cửa xả Mỹ An bị tái bồi lấp hoàn toàn

Hình ảnh nói lên tất cả, Tùng tôi chỉ gọn một câu: “Một cảnh tượng hết muốn sống nơi thành phố  đáng sống  trước đây” ?!.

 

------

 

18/ Thừa Thiên-Huế  

 

Viết Thiệp/ báo Đời Sống

Cây cối ngã gục trước sóng to, gió lón


Sạt lở ăn sâu vào hàng quán của nhà dân gây tàn phá nền móng nhà, những hàng cây trơ trụi, đất cát sụt lún… Đó là tình trạng mà bờ biển Vinh Hải (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) phải gánh chịu trong  sóng to, gió lớn mới đây.

 

Theo tìm hiểu, 10 năm trở lại đây, bờ biển Vinh Hải liên tục bị sạt lở, nhất là vào mùa mưa bão. Biển lấn sâu vào khu dân cư, đất sản xuất hiện chỉ còn cách bờ biển chừng 100m. Trước đó, vào mùa mưa bão năm 2017, tuyến bờ biển ở đây cũng bị sạt lở lấn sâu vào khu dân cư với chiều dài 2,5km và mở thêm một cửa biển rộng 50m.

 

Ngay sau đó, huyện Phú Lộc đã đầu tư hơn 2,5 tỷ đồng xây dựng một tuyến kè mềm dài 300m để chống sạt lở. Tuy nhiên, mới đây, sóng biển đã đánh sạt lở tuyến kè, cuốn trôi nhiều đất, đá ở tuyến kè này.

 

 Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hữu - Chủ tịch UBND xã Vinh Hải thông tin: Bờ biển bị xâm thực nặng đã ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của 700 hộ dân toàn xã. Trước mùa mưa bão hàng năm, địa phương đều huy động nhân lực, phương tiện để dùng đá hộc, rọ thép xử lý khẩn cấp những điểm sạt lở nhưng khi biển động mạnh, tình trạng sạt lở tiếp tục tái diễn và càng nghiêm trọng hơn.

 

------

 

19/ Quảng Trị       

 

Trần Mai /Tuổi Tre -15/11/2020 14:22 GMT+7

 

Dọc bờ biển hàng chục kilômet qua thị trấn Cửa Việt, xã Gio Hải... huyện Gio Linh bị sạt lở nghiêm trọng sau bão số 13 - Ảnh: TRẦN MAI


 Theo các cụ cao niên trong khu vực, chưa khi nào có một đợt sạt lở lớn như thế này xảy ra tại khu vực. Chỉ sau một đêm, bờ biển kéo dài hơn 10km đã bị biển "ngoạm". Trong đó khu vực bờ biển xã Gio Hải bị nặng nề nhất, biển kéo đi khoảng 20m đất tính từ bờ ra mặt biển.

Sóng lớn ngoạm triền cát, kéo nhiều cây dương to lớn đổ sập xuống mặt biển và bị nước cuốn đi, nhiều mảng bêtông lớn, trụ bêtông... cũng lộn nhào xuống biển. 

 

Ông Trần Công Sinh, phó bí thư Đảng ủy xã Gio Hải, cho biết: "Cảnh tượng tan hoang chưa từng có. Mọi năm theo quy luật tự nhiên thì biển sạt nhẹ rồi bồi vào theo mùa. Còn lần này biển lôi đi một khu vực đất quá lớn. 5,8km bờ biển của địa phương nơi ít sóng nuốt chừng 10m, nơi nhiều lên đến 30m. Thật khủng khiếp".

 

Ngoài ra, tuyến đê biển dài 5,8 km dọc xã Gio Hải cũng bị sóng biển lớn làm sạt lở, ăn sâu vào đất liền 20 m hư hại nặng.

 Có 9/18 ngôi nhà và quán ăn ở Bãi tắm xã Gio Hải,

            huyện Gio Linh bị đổ sập trên 50%. Ảnh: TTXVN.

 

Ông Hồ Xuân Thùy, Phó Chủ tịch UBND xã Gio Hải cho biết: Địa phương đang thống kê thiệt hại cũng như cắt cử lực lượng hỗ trợ bà con khắc phục thiệt hại do sạt lở bờ biển gây ra.

 

Tại bãi biển xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tuyến rừng phòng trồng hộ phi lao ven biển dài 7 km bị sóng biển làm xói lở, cây bị bật gốc, cuốn trôi. Tuyến đê cát ven biển của xã này cũng bị xói lở ăn sâu vào đất liền từ 2 - 5 mét.

Tuyến đê biển dọc 5,8 km dọc xã Gio Hải bị sạt lở, ăn sâu

       vào đất liền 20m hư hại nặng. Ảnh: TTXVN phát


Từ ngày 6 - 23/10/2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 4 trận lụt. Lũ lụt đã làm 50 người chết, 4 người mất tích, 25 người bị thương. Quảng Trị cũng có gần 1.400 ha ao hồ nuôi thủy sản, trên 2.600 ha rau màu bị ngập lụt hầu như mất trắng; trên 553.000 con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi. Các tuyến Quốc lộ 15D, 9D, 49C, 9; đường Hồ Chí Minh nhánh Tây và đường liên tỉnh bị sạt lở đặc biệt nghiêm trọng. Ước tính thiệt hại ban đầu do lũ lụt ở Quảng Trị đã lên đến trên 1.900 tỷ đồng. (Thanh Thủy (TTXVN)

---

 

20/ Quảng Bình

 

“Bờ biển Nhật Lệ (Quảng Bình) sạt lở nghiêm trọng

Vinh Thông-vov.vn -26/10/2020

 

Hàng trăm hộ dân sống dọc bờ biển Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới luôn bất an bởi tình trạng sạt lở bờ biển. Từng đợt sóng to tấp vào bờ, gây xói lở, cuốn phăng từng mảng bê tông, đá hộc ra xa. Hàng chục hàng quán, nhà cửa của người dân khu vực bãi tắm Nhật Lệ 2 cũng đã bị sóng biển xô đổ, nham nhở. Nhiều công trình đổ nát bị nước biển cuốn ra xa, số khác chực chờ đổ sập xuống biển.

Tình trạng sạt lở bờ biển càng nghiêm trọng hơn khi mưa lũ dồn dập, sóng biển dâng cao uy hiếp tính mạng và nhà cửa người dân ven biển.
 
Nước biển khoét sâu vào chân móng.

 

Ông Trần Phương, sống ở phường Hải Thành cho biết: “Hơn 50 năm sống ở khu vực này chưa bao giờ ông chứng kiến cảnh tượng bờ biển Nhật Lệ bị xâm thực nghiêm trọng như hiện nay. Trong vòng một tuần, 2 trong số 3 chòi canh của lực lượng cứu hộ bãi biển Nhật Lệ 2 vừa mới xây dựng đã bị sóng biển đánh sập. So với trước kia, sóng biển đã ăn sâu vào đất liền hàng chục mét và ngày càng nghiêm trọng hơn”.

 

 Ông Trần Phương còn cho biết: “Trong đợt lũ lịch sử vừa rồi, nước biển xâm nhập mạnh, đánh vào chân kè, làm hư hại một số công trình. Trước kia, bãi biển nằm ở ngoài xa, bãi cát nằm ngoài xa kia. Hàng chục năm trước đây, thành phố cũng đã xây những kè đá nhưng bây giờ đã bị chôn sâu dưới cát rồi”.

 

Cách đây hai tháng, công trình kè biển bãi tắm Nhật Lệ 2, do UBND thành phố Đồng Hới đầu tư với kinh phí 35 tỷ đồng được khởi công xây dựng. Trong khi thi công dang dở, nhiều hạng mục công trình này đã bị sóng biển cuốn phăng. Hàng trăm mét kè bị sóng biển đánh sập, nham nhở.

 

Ông Nguyễn Đức Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết: “Địa phương đã lên phương án di dời khẩn cấp hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng đến nơi an toàn khi có mưa bão”.

Vật liệu xây dựng kè bị vùi lấp dưới cát.
 
Tình trạng biển xâm thực ngày càng nghiêm trọng.


 

Trước tình trạng nước biển xâm thực, chính quyền thành phố và các xã, phường đã rà soát và khuyến cáo người dân sẵn sàng các phương án di dời. UBND các xã, phường đã gặp gỡ các hộ dân lên phương án sẵn sàng trong tình huống có bão vào hay nước dâng cao như thời gian vừa rồi.

 

Theo người dân địa phương, việc chậm xây dựng kè chắn sóng khu vực bãi biển Nhật Lệ làm tình trạng xâm thực ngày càng nghiêm trọng. Nay công trình được đầu tư thì lại thi công ngay trong mùa mưa bão, hàng chục tỷ đồng trôi theo sóng biển.

 

------

 

 

21/ Hà Tĩnh  

 

Dương Quang – Sài Gòn Giải phóng Online

 

Theo lãnh đạo UBND xã Thịnh Lộc, đê biển xã Thịnh Lộc có vai trò rất quan trọng, bảo vệ các hộ dân đang sinh sống phía trong đê. Đồng thời đê còn có nhiệm vụ ngăn mặn, chắn sóng, bảo vệ tài nguyên đất đai, phục vụ người dân sản xuất, neo đậu tàu thuyền, đường giao thông qua lại…

 

 Được biết, đoạn đê biển vừa xảy ra sự cố sạt lở ở thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc được hoàn thành vào năm 2015, là một phần của dự án tuyến đê biển chống xâm thực có chiều dài khoảng 9km, với số vốn đầu tư hàng tỷ đồng.

Hiện trường đoạn đê biển ở xã Thịnh Lộc bị sạt lở


 

 Hà Tĩnh Sạt lở xâm thực bờ biển nghiêm trọng”

Báo Diện tử VTV

 



Sau những trận bão lũ và áp thấp nhiệt đới diễn ra liên tục, hàng trăm km bờ biển trên địa bàn Hà Tĩnh đã bị xâm thực, sạt lở nghiêm trọng.

 

Đặc biệt nhiều vị trí bờ biển xung yếu cũng bị sóng biển đánh tan hoang, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của hàng nghìn hộ dân... Hơn 3 km bờ biển tại xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chỉ còn lại những đồn cát mỏng manh.

 

Sau những cơn bão vừa qua, nhiều vị trí xung yếu đã bị sóng biển đánh tan, nước biển tràn thẳng vào khu vực nhà cửa và nuôi trồng thủy sản của người dân. Hàng trăm khối đất đá mà bà con gia cố cho tuyến đê cũng bị sóng cuốn trôi ra biển.





Riêng khu vực xã Kỳ Lợi, sóng biển đã cuốn nhiều nhà cửa và đất đai của người dân, buộc bà con phải di dời đi nơi khác. Đặc biệt, tình trạng sạt lở bờ biển cũng gây ra nhiều khó khăn cho bà con ngư dân mỗi lần đưa tàu thuyền ra khơi.


Theo thống kê, trên địa bàn Hà Tĩnh có trên 100km bờ biển đang bị xâm thực , xói lở nghiêm trọng, tập trung ở huyện 

Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, và Kỳ Anh. Thực trạng này đã và đang uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của hàng nghìn hộ dân.

Ngoài các giải pháp gia cố bờ biển thì hiện chính quyền Hà Tĩnh vẫn chưa có biện pháp tối ưu để khắc phục tình trạng xâm thực này vì cần phải có một nguồn kinh phí khá lớn, vượt ngoài khả năng của địa phương.

 --------

 

 22/ Nghệ An

Kè biển tại Cửa Lò sạt lở nghiêm trọng sau mưa bão”

Từ Thành - Thành Châu – Suckhoedoisong.vn 13:41 06/11/2020 GMT+7

Hệ thống kè ở quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa

                  Lò bị sóng đánh vỡ toác, gây sạt lở nghiêm trọng


Thời gian qua do ảnh hưởng liên tiếp của hoàn lưu bão số 7 và số 9 với mưa to kéo dài, cường độ sóng rất mạnh kết hợp với triều cường dâng cao gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của thị xã Cửa Lò. Đã có nhiều công trình, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phía đông đường Bình Minh bị hư hỏng nặng nề, nhất là hệ thống kè biển.

Do hệ thống kè biển đoạn từ  K0 + 000 đến K4 + 400 m (từ đảo Lan Châu đến ngã ba Cửa Hội) chưa được thi công khép kín hoàn toàn, sóng lớn kết hợp với thủy triều dâng cao đã đánh và làm hỏng hoàn toàn và cục bộ khoảng 2,5km kè biển. 

Sóng biển phá hỏng hệ thống đường dạo bộ và hệ thống cây xanh


Những ngày qua, thị xã Cửa Lò đã huy động lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ cùng hàng trăm người dân dùng bao tải cát để gia cố, nhất là những điểm sạt lở ăn sâu vào các ki-ốt để ngăn biển xâm thực sâu vào đất liền; khôi phục lại hệ thống cây xanh bị ngã đổ. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời.

 

Trưởng phòng Quản lý Đô thị xã Cửa Lò Hoàng Năng Hiệp cho biết: UBND thị xã đã có văn bản đề nghị tỉnh Nghệ An hỗ trợ 28 tỷ để khắc phục cấp bách thiệt hại do bão lụt làm hư hỏng hệ thống kè biển này cũng như các công trình và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phía đông đường Bình Minh, hoàn thành trước mùa du lịch năm 2021.  -/-

 

-------------

 

Sẽ tiếp phần cuối: “ III.-  BỜ BIỂN BẮC BỘ  BỊ SẠT LỞ  NGHIÊM TRỌNG”




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire