“Today, we celebrate the triumph not of a candidate, but of a cause, the cause of democracy. The will of the people has been heard and the will of the people has been heeded.” |
(Tạm dịch:“Hôm nay, chúng ta mừng chiến thắng không phải của một ứng cử viên, mà cho một lý tưởng, lý tưởng của Dân chủ. Nguyện vọng của người dân đã được lắng nghe, và ý muốn của người dân đã được đón nhận.”)
Đó là lời tuyên bố đầu tiên của Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, Joseph Robinette Biden Jr trong diễn văn nhận chức trưa ngày 20/1/2021 trước Tòa nhà Quốc hội ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Nơi đây, vào ngày 6/1 đã có cuộc tấn công bạo động của những người ủng hộ nguyên Tổng thống Cộng hòa Donald Trump, người bị ông Biden đánh bại trong cuộc bầu cử ngày 3/11/2020.
Tổng thống Biden, nói tiếp :”We have learned again that democracy is
precious.
Democracy is fragile.
And at this hour, my friends, democracy has prevailed.
So now, on this hallowed ground where just days ago violence sought to
shake this Capitol’s very foundation, we come together as one nation, under
God, indivisible, to carry out the peaceful transfer of power as we have for
more than two centuries.”
(Tạm dịch:”Chúng ta đã được học thêm rằng Dân chủ
thật vô cùng qúy giá, nhưng Dân chủ cũng mong manh. Và trong giờ phút này,
thưa các bạn. Dân chủ đã tồn tại. Giờ đây, ngay tại mảnh đất vô giá này,
mới mấy ngày trước đây, bạo lực đã đến làm rung chuyển mọi nền tảng của điện
Capitol, nhưng chúng ta đã đến với nhau như một Quốc gia, dưới sự che chở
của Thượng Đế, bất khả phân, để tiến hành cuộc chuyển quyền êm thắm như chúng
ta đã có trên hai trăm năm qua.”)
KHÔNG BÌNH THƯỜNG
Lễ nhận chức của Tổng thống 78 tuổi Joe Biden
không bình thường. Nó đã diễn ra, lần đầu tiên trong 152 năm, với sự bảo vệ an
ninh của khoảng 50 ngàn Vệ Binh Quốc gia và lực lượng an ninh chìm nổi được gọi
về từ mọi miền đất nước, dù nước Mỹ không có chiến tranh.
Lý do an ninh được tăng cường vì, sau cuộc bạo động của nhiều nhóm người Mỹ da
trắng cực đoan tấn công vào Quốc hội ngày 6/1, cơ quan FBI đã báo động, cũng
chính những nhóm này, đã phân tán tin nhắn và muốn tổ chức kéo về Thủ Đô
chống Tổng thống Biden, song song với các cuộc tấn công vào cơ sở Chính quyền
trên khắp 50 Tiểu bang của Hiệp Chủng Quốc.
Ngày ông Biden nhận nhiệm vụ cũng đã được tổ chức giữa trận cuồng phong của dịch bệnh Covid 19 đã giết hại trên 400 ngàn người Mỹ, trên 40 triệu người Mỹ nhiễm bệnh, trong khi viễn ảnh ngăn chặn còn xa vời.
Vì dịch bệnh, người dân Mỹ đã đươc yêu cầu ở nhà coi truyền hình hay các phượng tiện điện tử khác về lễ nhận chức của Tổng thống Biden và Bà Phó Tổng thống Kamala Harris. Vì vậy, Công viên Quốc gia dài trên 2 cây số, đáng lẽ có hàng trăm ngàn người tham dự lễ trọng đại này, đã bị đóng cửa và hoang vắng.
Tuy nhiên, bà Harris, cựu Thượng nghị sỹ của California, đã đi vào lịch sử
không chỉ là nữ Phó Tổng thống đầu tiên từ ngày lập quốc mà còn là một người
con di dân có 2 dòng máu Ấn Độ và Jamaica (Caribbean Sea). Mẹ bà
-- bà Shyamala Gopalan, nhà nghiên cứu bệnh Ung thư người
Mỹ gốc Ấn Độ và ông bố Donald Harris, Giáo sư Kinh tế gốc Jamaica.
NHỮNG VIỆC TRƯỚC MẮT
Với bối cảnh này, Tổng thống Biden thừa nhận ông sẽ phải đối phó với một nước
Mỹ phân hóa trầm trọng hơn bao giờ hết, cộng thêm với nạn dịch Thế kỷ và một
nền Kinh tế suy thoái với 6.7 % người Mỹ thất nghiệp. Con số này tương đương
với khoảng 40 triệu người cần được trợ giúp khẩn cấp.
Tổng thống Biden nói với nhân dân Mỹ rằng ông biết rất rõ phải làm gì trong cương vị Tổng thống để hàn gắn vết thương chia rẽ do các khuynh hướng bạo lực và cường quyền gây ra, nhanh chóng ngăn chặn dịch Covid 19 và phục hồi kinh tế.
Do đó, trước ngày tuyên thệ, Tổng thống Biden đã đề nghị một ngân sách
1,900 tỷ Dollars để đáp ứng nhu cầu chích ngừa Covid 19 rộng khắp
và miễn phí cho người dân, song song với trợ cấp thất nghiệp và giúp tài chính
cho mỗi công dân và các cơ sở thượng mại được sống còn.
Tuy nhiên, đề nghị của Tổng thống Biden phải được Quốc
hội đồng ý. Rất may cho ông là đảng Dân chủ đã chiếm đa số ở cả hai viện
Quốc hội nên việc thông qua ngân sách sẽ thuận chiều hơn.
Vì vậy, Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi đoàn kết, cùng nhau làm việc để giải quyết những khó khăn trước mắt.
Ông nói:”To overcome these challenges – to restore the soul and to secure the future of America – requires more than words.
It requires that most elusive of things in a democracy: Unity. Unity….Today, on this January day, my whole soul is in this:
Bringing America together. Uniting our people.
And uniting our nation. I ask every American to join me in this cause. Uniting to fight the common foes we face: Anger, resentment, hatred. Extremism, lawlessness, violence. Disease, joblessness, hopelessness….”
(Tạm dịch:”Để vượt qua những thử thách này, phục hổi bản lĩnh và bảo đảm
tương lại của đất nước, đòi hỏi nhiều hơn những lời nói. Đó là đòi hỏi những
yếu tố cốt lõi của nền Dân chủ: Đoàn kết. Đoàn kết…Hôm nay, trong ngày này của
tháng Giêng, nguyện vọng lý tưởng của tôi là: Hãy đem nước Mỹ lại với nhau.
Đoàn kết nhân dân ta. Hãy đoàn kết Tổ quốc lại. Tôi mong mỗi người hãy
cùng tôi chia sẻ trong sứ mệnh này. Hãy đoàn kết chống lại kẻ thù chung
chúng ta đang phải đối phó : Sự tức giận, bất bình, thù nghịch. Chủ nghĩa cực
đoan, vô pháp luật, bạo động. Dịch bệnh, thất nghiệp, tuyệt vọng…”
Kết luận, Tổng thống Biden nói bằng một giọng tự tin:”If we do that, I
guarantee you, we will not fail…Let us listen to one another. Hear one another.
See one another. Show respect to one another.”
(Tạm dịch:”Nếu chúng ta cùng chung sức thực hiện những việc này, tôi bảo đảm
với mọi người, chúng ta sẽ không thất bại…Hãy lắng nghe nhau. Hãy nghe người
khác nói. Hãy gặp nhau, và hãy tôn trọng lẫn nhau.”)
Sau đó, tân Tổng thống đã làm cho các nước Đồng minh của Hoa Kỳ, từng bị gây
mâu thuẫn và mất tin nhau dưới thời chính quyền Trump, an tâm khi ông nói:” So
here is my message to those beyond our borders: America has been tested and we
have come out stronger for it. We will repair our alliances and engage with the
world once again. Not to meet yesterday’s challenges, but today’s and
tomorrow’s. We will lead not merely by the example of our power but by the
power of our example. We will be a strong and trusted partner for peace,
progress, and security. We have been through so much in this nation.”
(Tạm dịch:” Đây là thông điệp của tôi gửi những quốc gia bên ngoài biên giới Hoa Kỳ. Nước Mỹ đã từng bị thử thách và chúng tôi đã trở lại hùng mạnh hơn. Chúng tôi sẽ hàn gắn sư liên kết và một lần nữa hội nhập với cộng đồng thế giới. Không phải để đương đầu với thách đố của quá khứ mà trong hiện tại và ngày mai. Chúng tôi sẽ lãnh đạo không chỉ thuần túy bằng sức mạnh mà bằng sức mạnh của hành động cụ thể. Chúng tôi sẽ là một đối tác mạnh, đáng tin cậy cho hòa bình, tiến bộ và an toàn. Chúng tôi đã trải qua nhiều thử thách tại đất nước này.”)
Tổng thống Joe Biden đã nói với nhân dân Mỹ và cả Thế giới về lòng kỳ vọng hợp tác và hòa giải của chính quyền ông trong 4 năm tới. Nhưng ông không hề nói gì về chính quyền tiền nhiệm, đặc biệt đối với cá nhân nguyên Tổng thống Donald Trump.
Nhưng điều này không gây ngạc nhiên cho ai. Bởi vì chính ông Donald Trump, sau khi thất cử đã không nhìn nhận thất cử, và không hề thừa nhận ông Jose Biden đã thắng cử hợp pháp.
Ngược lại, ông Trump và đảng Cộng hòa đã dấy động những cuộc chống Tổng thống đắc cử Joe Biden bằng cách tung ra những tin có bầu cử gian lận do đảng Dân chủ chủ động. Có ít nhất 25 vụ kiện do phe ông Trump và đảng Cộng hòa chủ động nhưng đều bị bác vì không có bằng chứng. Tối cao pháp viện cũng đã không công nhận hồ sợ kiện của ông Trump.
Với những “biến chứng” của ông Trump, cuối cùng Quốc
hội đã thống nhật xác nhận ông Joe Biden đắc cử khiến ông Trump càng phẫn uất
hơn.
Thái độ này đã khiến ông Trump không hề nhắc đến tên ông Jose Biden trong những
lời nói sau cùng từ cuốn Video ngắn đến lời nói sau cùng tại Phi trường quân sự
Andrew, nên ngoải Hoa Thịnh Đốn sáng ngày 20/1 (2021).
Hành động của một Tổng thống mãn nhiệm như ông Trump phản ảnh một tình trạng chia rẽ nghiêm trọng giữa 2 chính quyền trong 4 năm tới.
Đó là lý do tại sao nội dung bài diễn văn nhận chức của ông Biden đã bao trùm những lời kêu gọi hòa giải, đoàn kết trong nhân dân Mỹ.
Trước đó, ông Trump đã cùng vợ, Menalia, rời Tòa Bạch Ốc lúc 8:23 sáng ngày 20/01 (2021) bằng chiếc Trực thăng Marine One, để sau đó cùng gia đình các con cháu đáp chuyến Air Force One lần cuối tại Phi trường Quân sự Andrew Airforce Base, lúc 8:57 phút, để đi Palm Beach, Florida là nơi ông cư ngụ.
Hình ảnh ông Trump rời Hoa Thịnh Đốn trước giờ Tổng
thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ nhận chức Tổng thống thứ 46 của Mỹ lúc 12 giờ
trưa, đã bị hoen ố bởi cuộc tấn công bạo động vào Quốc hội ngày 6/01 (2021),
của những người ủng hộ ông Trump đòi hủy bỏ cuộc kiểm phiếu xác nhận ông
Joe Biden đã thắng cử.
Sau 6 tiếng trì hoãn, Quốc hội đã xác nhận ông Biden đắc cử với số 306
phiếu, trong khi ông Trump được 232 phiếu.
Có 5 người chết, trong đó có 1 Cảnh sát viên bảo vệ Tòa nhà Quốc hội và một số
nhân viên công lực bị thương trong cuộc bạo loạn lớn nhất trong lịch sử điện
Capitol.
Do hành động này mà Hạ nghị viện đã biểu quyết
luận tội Tổng thống Trump ngày 13/01 (2021) vì ông đã “kích động
nổi loạn” chống lại Chính phủ và “hành động vô luật pháp tại Quốc hội”.
Nghị quyết luận tội được 232 phiếu thuận, chống 197 và 5 Dân biểu không bỏ
phiếu.
Có 10 Dân biểu Cộng Hòa, đứng đấu bởi Bà Liz Cheney, nhân vật thứ 3 của Cộng
hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu luận tội ông Donald Trump.
Với quyết định lần này của Hạ viện, ông Trump là Tổng thống đầu tiên trong lịch
sử Mỹ bị luận tội hai lần.
Lần đầu tiên xẩy ra năm 2019, khi ông bị Hạ viện luận
tội vì đã lạm dụng chức vụ để ép buộc Chính phủ Ukraine moi móc hồ sơ làm ăn
của ông Hunter Biden, con ông Joe Biden, với mục đích ràng buộc ông Biden
vào hồ sơ tham nhũng và làm ăn bất chính của người con.
Mục đích của ông Trump là muốn làm mất uy tín ông Joe Biden trong cuộc tranh cử
Tổng thống năm 2020. Tuy nhiên, cuộc điều tra của Chính phủ Ukraine đã không
tìm được dấu vết nào như lời cáo buộc của ông Trump.
Phiên tòa xử cựu Tổng thống Donald Trump sẽ do Thượng viện triệu tập, nhưng do
Chủ tịch Tối cáo Pháp viện chủ tọa. Khi nào phiên tòa xẩy ra thì chưa biết.
Theo Hiến pháp, ông Trump chỉ có thể bị kết án nếu có 2/3 (67/100) Nghị sỹ đồng
ý. Đây là đa số rất khó vì đảng Dân chủ và Cộng hòa ngang phiếu nhau
50/50. Phe Dân chủ có lợi thêm 1 phiếu của Bà Phó Tổng thống Kamala Harris, khi
cần thiết.
Trước ngày ông Trump mãn nhiệm, Lãnh tụ đa số Cộng hòa ở Thượng viện, Nghị sỹ
Mitch McConnell, đã bất ngờ cáo buộc những người bạo động đã
bị tiêm nhiễm những tin giả dối và đã bị kích động bởi ông Trump và những người
quyền lực khác. Nghị sỹ McConell, một đồng minh cật ruột của ông Trump, ủng hộ
việc luận tội, nhưng không cho biết là liệu ông có đồng ý kết án ông Trump hay
không. (1)
Nếu bị kết án, sự nghiệp chính trị tương lai của ông Trump sẽ bị chận đứng vì
ông sẽ bị cấm suốt đời không được giữ bất cứ chức vụ công nào.
Trước khi rời Bạch Ốc, ông Trump đã có quyết định sẽ tiếp tục lãnh đạo đảng Cộng hòa và dự định sẽ ra tranh cử Tổng thốn năm 2024. Ông Trump tự tin số ngót 75 triệu cử tri bầu cho ông năm 2020 sẽ tiếp tục ủng hộ ứng cử viên Donald Trump trong tương lai.
Tuy nhiên, sau hành động nhúng tay kích động của ông trong vụ biểu tình bạo động ngày 6/1 (2021), nhiều Lãnh tụ Cộng hòa đã không còn mặn mà với tư cách chính trị và khả năng lãnh đạo của ông nữa. -/-
Phạm Trần
(01/021)
------------------------------------
(1) "The mob was fed lies," McConnell, a
Kentucky Republican, said on the Senate floor. "They were provoked by
the President and other powerful people."
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire