27/02/2021

Việt Nam tranh cử ghế Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Ông Claudio Francavilla, đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) tại Liên minh châu Âu (EU) bình luận trên Twitter: "Việt Nam là một trong những quốc gia đàn áp [nhân quyền] nhất trên thế giới, với hàng trăm người chỉ trích ôn hòa bị bỏ tù, đàn áp có hệ thống những người bất đồng chính kiến, người dân không được thực hiện các quyền tự do cơ bản. Làm sao những điều này lại phù hợp để [Việt Nam] trở thành thành viên của UNHRC?''

 

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trong một cuộc họp tại trụ sở UN ở New York năm 2020

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam sẽ ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) quốc nhiệm kỳ 2023-2025, theo truyền thông Việt Nam.


Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của UNHRC khai mạc hôm 22/2 tại Geneva, Thụy Sĩ. Mở đầu là Phiên họp trực tuyến với sự tham dự của hơn 115 đoàn cấp cao.

 

Phiên họp do Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền, bà Nazhat Shameem Khan (Đại sứ Fiji) chủ trì.

 

Ông Minh, người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự một phiên họp của UNHRC, nói hôm thứ Hai rằng đại dịch Covid-19 đang diễn ra đã giết chết hàng triệu người và ảnh hưởng đến hàng tỷ người khác, tạo gánh nặng cho hệ thống y tế và an sinh xã hội của các nước và ảnh hưởng đến nhân quyền.

 

Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam dẫn lời ông Minh nói khi thế giới tiến tới một "bình thường mới", đại dịch là cơ hội để các nước xây dựng một tương lai tươi sáng hơn, trong đó đoàn kết và hợp tác quốc tế là yếu tố then chốt để vượt qua thách thức.

 

Ông Minh cho rằng: giữ an toàn cho xã hội trong bối cảnh đại dịch là cách tốt nhất để đảm bảo quyền con người. Ông nhấn mạnh: các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong việc chống lại đại dịch, duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Ông cũng ghi nhận: sự đóng góp của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu dưới hình thức cung cấp khẩu trang và thiết bị y tế cho hơn 50 quốc gia và khuyến nghị ngày 27/12 nên được coi là Ngày Quốc tế Phòng chống Dịch bệnh để nâng cao nhận thức về phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh.

 

Tại Phiên thảo luận cấp cao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã thông báo việc Việt Nam, với tư cách ứng của viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên UNHRC nhiệm kỳ 2023-2025.

 

Hội đồng Nhân quyền là một cơ quan liên chính phủ trong hệ thống Liên Hiệp Quốc gồm 47 Quốc gia chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên toàn cầu.

 

Phản ứng trước thông tin này, ông Claudio Francavilla, đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) tại Liên minh châu Âu (EU) bình luận trên Twitter: "Việt Nam là một trong những quốc gia đàn áp [nhân quyền] nhất trên thế giới, với hàng trăm người chỉ trích ôn hòa bị bỏ tù, đàn áp có hệ thống những người bất đồng chính kiến, người dân không được thực hiện các quyền tự do cơ bản. Làm sao những điều này lại phù hợp để [Việt Nam] trở thành thành viên của UNHRC?''

 

Các tổ chức nhân quyền quốc tế nhận định rằng: 2020 là năm tình hình nhân quyền của VN 'tồi tệ hơn với các bản án nặng nề hơn', khi chính phủ VN bắt và xét xử những nhà hoạt động dân chủ 'cuối cùng'.

 

Báo cáo thường niên 2020 dài hơn 700 trang của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) về tình hình nhân quyền 100 nước trên thế giới mô tả Việt Nam "tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong 2020" thông qua việc bắt hàng loạt những nhà hoạt động, blogger có tiếng nói chỉ trích.

 

Đặc biệt, HRW chỉ ra rằng: “Việt Nam cho bắt những nhà hoạt động hàng đầu vào những thời điểm được cho là nhạy cảm ngoại giao, chẳng hạn như bắt Phạm Đoan Trang chỉ vài giờ phiên họp về nhân quyền với Mỹ”.

 

HRW thừa nhận: “Việt Nam đạt được một số thành tựu trong chống dịch Covid-1, nhưng với  cái giá  là vi phạm quyền riêng tư, hạn chế quyền tự do ngôn luận, và sự thiếu công bằng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội và hỗ trợ của chính phủ”.

 

Báo cáo của HRW cũng đề cập đến với vụ đụng độ ở Đồng Tâm đầu năm 2020 khiến 4 người chết, trong đó có 3 công an. 29 dân làng sau đó bị xét xử với tội danh giết người và chống người thi hành công vụ, trong đó 2 người bị án tử hình.

 

Còn theo thống kê của Tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders): “Năm 2020, Việt Nam bắt nhiều nhà hoạt động hơn, 66 nhà hoạt động, blogger, so với khoảng 40 năm 2019. Trong đó nhiều blogger, Facebooker không tên tuổi cũng bị bắt và bị kết án nặng nề, như vụ Chung Hoàng Chương và Mã Phùng Ngọc Phú.

 

 Các bản án cũng ngày càng nặng nề hơn, cụ thể: “mức án dành cho tội danh 'tuyên truyền chống nhà nước' dành cho nhà báo Phạm Chí Dũng là 15 năm tù hồi đầu năm 2021, so với mức kỷ lục năm 2020 của ông Nguyễn Trung Lĩnh 12 năm tù, và năm 2019 của ông Nguyễn Năng Tĩnh, 11 năm tù”.. v.v…-/-

 

 23 tháng 2 2021

Nguồn: BBC Tiếng Việt

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire