Thiện Tùng
12/03/2021
Như chúng ta đã biết: Vụ án ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội bắt nguồn từ việc tranh chấp 59 ha đất ở cánh Đồng Sênh giữa một bên là dân Đồng Tâm, một bên là nhà cầm quyền Hà Nội. Năm 2017 xung dột nẫy lửa gây thương tích. Khoảng 3 giời đêm 8 rạng 9/1/2020, nhà cầm quyền lại xua hàng ngàn quân tập kích vào xã Đồng Tâm nẫy lửa hơn. Lần nầy, trong quá trình xô xác qua lại giữa Quân và Dân, gây ra 4 người chết, 2 người bị thương và 29 người bị bắt. Cụ thể: Phía Dân có cụ Lê Đình Kình chết, 2 người bị thương là ông Bùi Viết Hiếu và bà Bùi thị Nối, 29 người bị bắt; phía Quân có 3 sĩ quan Cảnh sát tử trận - “hy sinh”.
Phiên tòa Phúc thẩm xử vụ án Đồng Tâm trong 2 ngày 8 và 9/3/2021- Ảnh TTX.VN |
Vụ án nầy được điều tra và xét xữ sơ thẩm. 29 người bị bắt được cho là can phạm bị qui tội “giết người và chống người thi hành công vụ”. Số người bị kết tội đều là phía dân Đồng Tâm, án nặng nhứt tử hình, nhẹ nhứt là tù treo.
Phiên tòa Sơ thẩm tuyên án:
Phạm tội “giết người” gồm 5 bị cáo: Lê Đình Công, Lê Đình Chức tử hình / Lê Đình Doanh chung thân / Bùi Viết Hiếu 16 năm tù / Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù. Số còn lại liệt vào tội “chống người thi hành công vụ”, trong đó cá bà Bùi thị Nối bị kết án 6 năm tù giam.
Phiên tòa Phúc thẩm khai mở trong 3 ngày từ 8 đến 10/3/2021, xử 6 người kháng án gồm các ông Công, Chức, Doanh, Hiếu, Tiến và bà Nối.
Phiên tòa Phúc thẩm nầy kết thúc vào 18 giờ chiều ngày 9/3/2021 (sớm hơn 1 ngày), tuyên bố y án Sơ thẩm.
Để hiểu vì sao phiên tòa Phúc thẩm kết thúc sớm và tuyên y án Sơ thẩm, hãy đọc và nghiền ngẫm kỹ ý kiến của luật sư Ngô Anh Tuấn, một trong những luật sư biện hộ (bảo vệ) cho 6 kháng cáo, trả lời phỏng vấn của phóng viên đài RFI. (trích nguyên văn 2 câu hỏi và trả lời:
<< RFI : Theo Luật sư, vì sao phiên tòa lại kết thúc bất ngờ sớm hơn dự kiến ?
LS Ngô Anh Tuấn : Thật ra gọi là bất ngờ là do trước hết các bị cáo kháng cáo kêu oan. Bản chất họ biết là chỉ xin giảm nhẹ, nhưng đã có ba người kháng cáo kêu oan. Tuy nhiên, trong phần xét xử, xét hỏi, thì đại diện Viện Kiểm Sát có dấu hiệu là đã thuyết phục họ nhận tội, để xin giảm nhẹ hình phạt.
Về phía chúng tôi, trong ngày ban đầu đã hồ nghi, và cũng có một chút hy vọng là thắp lên hy vọng cho một số bị cáo là có thể được giảm nhẹ. Bởi vì, một mặt, chúng tôi đề xuất hủy án sơ thẩm để trả hồ sơ điều tra lại, nhưng chúng tôi vẫn không hy vọng là điều đó xảy ra, mà có hy vọng một chút nào đó liên quan đến việc giảm án cho các bị cáo.
Tuy nhiên sang đến ngày xét xử thứ hai (tức ngày hôm nay, 09/03), chúng tôi nghĩ rằng và chúng tôi cũng đã trao đổi với nhau rồi, có thể đây là « một vụ lừa thế kỷ ». Có nghĩa là các bị cáo bị lừa, và các luật sư cũng bị lừa (bởi) một hy vọng mong manh và không có thực. Và đến khi tuyên án ngày hôm nay, chúng tôi hoàn toàn không bất ngờ về kết quả, bởi vì điều đó đã thực sự đã ngã ngũ, khi bắt đầu ngày xét xử thứ hai này, khi Viện Kiểm Sát đề xuất y án sơ thẩm, thì chúng tôi đã nghĩ đến kịch bản này. Chúng tôi nhận định rằng đại diện Viện Kiểm Sát có đề xuất, có mớm cho các bị cáo nhận tội để có thể kết án dễ dàng hơn, để bản án « đẹp » hơn thôi.
Nếu như họ kháng cáo kêu oan, thì có nghĩa là chúng tôi sẽ khai thác nhiều hơn các tình tiết để khẳng định họ bị oan. Nhưng bây giờ họ xin giảm nhẹ, thì lấy cái gì để khai thác ? Chúng tôi đã cố gắng để khai thác rồi, nhưng họ cứ xin giảm nhẹ thì chúng tôi không thể đi ngược lại yêu cầu, mong muốn của bị cáo được. Cho nên, chúng tôi phải hạn chế bớt những gì gây bất lợi cho bị cáo. Các động thái này của luật sư cũng khiến cho phiên tòa rút ngắn hơn. Các vụ án thông thường cũng như thế, khi người ta nhận tội, xin giảm nhẹ, thì việc xem xét diễn ra nhanh lắm. Điều này không gây bất ngờ với chúng tôi. Việc chúng tôi nhận định, hay cộng đồng nhận định việc này là do Viện Kiểm Sát mớm cung, thì cũng là nhận định của cá nhân thôi, chưa hẳn 100% đúng. Riêng bản thân tôi có thể khẳng định có sự mớm cung của Viện Kiểm Sát. Tôi nói và sẵn sàng chịu trách nhiệm về phát biểu của tôi (...).
RFI : Luật sư cũng công nhận các bị cáo « vi phạm pháp luật » ?
LS Ngô Anh Tuấn : Ở một mức nào đó, hành vi vi phạm của họ là có thể có, chúng tôi không phủ nhận. Nhiều hành vi của họ, nếu không bị xử lý về tội này, thì có liên quan đến tội khác. Chúng tôi mong muốn trả hồ sơ, hủy án sơ thẩm để điều tra lại, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên, không có luật sư nào phủ nhận là họ hoàn toàn không vi phạm điều nào cả. Họ (tức một số người dân thôn Hoành) có vi phạm.
Ví dụ nếu như kế hoạch 419A (*) là trái pháp luật, thì những người chịu trách nhiệm chính, những người ban hành ra kế hoạch đó phải chịu trách nhiệm. Còn những người thi hành công vụ đó, thì nếu họ có chết hay hy sinh, bị thương, họ có thể được truy tặng hay được phong « anh hùng » …, bởi họ làm theo quy định cấp trên, họ không thể nhận định được rằng việc đó đúng hay sai. Và nếu công vụ đó mà sai, thì những người có trách nhiệm cao nhất phải chịu trách nhiệm.
Về phía người dân, cũng có trách nhiệm ở chỗ là, có thể họ giết người, nhưng trong trường hợp đó thì là « giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ». Người dân cũng mắc tội, nhưng với tội danh khác, nhẹ hơn.
Chứ mình không phủ nhận, chúng tôi không phủ nhận là họ không vi phạm gì. Nếu (chấp nhận những hành động) như thế, thì xã hội sẽ có thể bị loạn lạc. Chúng tôi không chỉ là những người bảo vệ cho các bị cáo, mà còn cố gắng bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật.
RFI : Xin cảm ơn Luật sư Ngô Anh Tuấn.
(*) Trước khi phiên tòa diễn ra, phía các luật sư gửi « Kiến nghị ngày 02/03/2021 » đến các cơ quan tư pháp, một lần nữa yêu cầu công bố nội dung của bản « Kế hoạch 419 A », được coi là văn bản đã cho phép chính quyền huy động hàng nghìn cảnh sát bao vây và tiến hành cuộc tấn công tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, trong đêm ngày 08 rạng sáng ngày 09/01/2020. Các luật sư chất vấn chính quyền về tính hợp pháp của kế hoạch quy mô trong đêm, rốt cục đã dẫn đến cái chết của ông Lê Đình Kình, ngay tại nhà riêng, và ba người công an. Theo phía luật sư, Hội đồng xét xử và Viện Kiểm Sát không thể im lặng về Kế hoạch 419A, với lý do đây là kế hoạch bí mật. Trong bản Kiến nghị, các luật sư nhấn mạnh là « việc không công khai bản kế hoạch 419A khiến vụ án bị giải quyết không toàn diện, khách quan thậm chí phản ánh sai lệch hoàn toàn bản chất vụ việc, xác định sai tội phạm và người phạm tội » >>.
*
Hơn 1 năm qua, từ khi xảy ra vụ án Đồng Tâm đêm 8 rạng 9/1/2020 đến nay, dầu bị dịch COVID hoành hành, dư luận xã hôi vẫn không bỏ qua vụ án Đồng Tâm đầy khuất tất. Giờ đây, qua phiên xử Phúc thẩm nầy, bị cáo không “kháng án” mà chỉ xin“xin giảm nhẹ mức án”, có nghĩa là bị cáo nhận tội, chỉ yêu cầu tòa rũ lòng thương (hảo tâm) giảm nhẹ hơn mức án đã tuyên? – bị cáo trở thành người ăn xin sự sống. Vậy là vụ án đã ngã ngũ (kết thúc) .
Tòa kết án dựa theo cáo trạng. Kháng án thực chất là kháng cáo trạng. Thông thường, ở phiên tòa người ta không dành cho bị cáo rất ít thì giờ đâu, nếu thấy mình bị oan, bị cáo chỉ cần “không chấp nhận cáo trạng vốn có và kêu oan” thì, theo luật, tòa án phải xem xét lại vụ án - nếu không chấp nhận điều tra lại vụ án thì cũng phải chấp nhận tranh tụng tiếp. Cáo trạng đối với những bị cáo trongvụ án ĐồngTâm là “Giết người và chống người thi hành công vụ” thuộc vào loại nặng nhứt?. Trước tòa cấp cao hơn Sơ thẩm, bị cáo “không phản bác cáo trạng” mà chỉ “xin giảm nhẹ mức án” thì khó tránh khỏi “y án”. Y án Sơ thẩm trong vụ án nầy, các bị cáo tránh sao khỏi “lớp chết, lớp bị thương”?!.
Tại phiên tòa Phúc thẩm vụ án Đồng Tâm hôm 9/3/2021, các bị cáo “không chống án” mà chỉ “xin giảm nhẹ mức án”. Chuyện lạ kỳ, xảy ra ngoài ý muốn nầy, một trong số luật sư bảo vệ cho những bị cáo, Ngô Anh Tuấn trả lời phỏng vấn của phóng viên RFI: “Chúng tôi trao đổi với nhau và nghĩ rằng, đây có thể là ‘một vụ lừa thế kỷ’ - Có nghĩa là các bị cáo bị lừa, và các luật sư cũng bị lừa (bởi) một hy vọng mong manh và không có thực. Và đến khi tuyên án ngày hôm nay(9/3), chúng tôi hoàn toàn không bất ngờ về kết quả, bởi vì điều đó thực sự đã ngã ngũ, khi bắt đầu ngày xét xử thứ hai này, khi Viện Kiểm Sát đề xuất y án sơ thẩm, thì chúng tôi đã nghĩ đến kịch bản này. Chúng tôi nhận định rằng đại diện Viện Kiểm Sát có đề xuất, có mớm cho các bị cáo nhận tội để có thể kết án dễ dàng hơn, để bản án ‘đẹp’ hơn thôi”.
Nếu có ai đó mớm cung để cho bị cáo “không kháng án” mà chỉ “xin giảm mức án” thì không chỉ để làm “đẹp” bản án như LS Tuấn nói, mà còn giúp cho nhà cầm quyền có cơ sở giải đáp thắc mắc đang tồn đọng trong xã hội xung quanh vụ án Đồng Tâm. Chẳng hạn như:
- Sao ban đêm xua quân tập kích vào xã Đồng Tâm? – Vì ở đó có bọn phiến loạn.
- Ở đó làm gì có bọn phiến loạn? – Cả lũ bị tóm cổ, khai nhận tội trước tòa đó không thấy sao?.
- Sao lại bắn còn phanh thây lão Kình 58 tuổi đảng? – Ông ấy chỉ là đảng viên đội lốt, cầm đầu bọn phiến loạn, giết chết và phanh thây như thế không quá đáng.
- Ba sĩ quan Công an tử trận chưa rõ nguyên nhân sao vội vã si tôn như thế? – Bọn phiến loạn đã thừa nhận tội không nghe thấy sao?. Chẳng lẽ đồng đội sát hai nhau hay tự sát?. Ông Trọng, ông Phúc, Ông Lâm thay mặt Đảng, Nhà nước, Chính phủ và ngành Công an tuyên dương, phong tặng danh hiệu, thăng cấp cho 3 sĩ quan đã “anh dũng hy sinh” nầy là đúng pháp lý, hợp đạo lý.
- Trả lời thế nào về đơn của các luật sư bên bị yêu cầu hủy án điều tra lại? – Trước phiên tòa Phúc thẩm, các bị cáo nhân tội, chỉ xin giảm mức án - coi như vụ án kết thúc. Chắc các luật sư bên bị đã nản lòng, chào thua, rồi họ sẽ rút đơn thôi.
- Sao Công an lại lịnh cho ngân hàng niêm phong tiền người ta gởi phúng điếu đám tang ông Kình? - Không phải tiền phúng điếu đâu, đó là tiền của bọn “thế lực thù địch” trong ngoài nước gởi nuôi bọn phiến loạn ở xã Đồng Tâm.
- Sau phiên tòa Phúc thẩm về vụ án Đồng Tâm nầy, chắc dư luận trong ngoài nước sẽ ít luận bàn về Đồng Tâm? – Tất nhiên rồi, bàn gì nữa, chuyện đã rõ như ban ngày, dân chúng sẽ thận trọng hơn trong bàn luận, thế giới họ cũng phải xem đây là việc nội bộ của Việt Nam.
- Về 59 ha đất Đồng Sênh tính sao? – Dân Đồng Tâm lâu nay tạm dụng phần đất ấy, chính quyền Hà Nội sẽ bàn bạc, làm thủ tục thu hồi số đất nầy đưa vào quỷ đất công.
..v.v…
Qua phiên tòa Phúc thẩm xét xử vụ án Đồng Tâm nầy, đủ lý giải vì sao vụ án Cầu Voi, luật sư do tòa án chỉ định, cứ khuyên tử tù Hồ Duy Hải và gia đình đừng “kháng án” mà nên xin Chủ tịch nước “ân xá” để được giảm nhẹ án.
Lạ thật, ở Việt Nam ta cứ “rút kinh” mà không “hành kinh” – kinh nghiệm ấy mà. Vụ án Dân sự mà lồng yếu tố Chính trị vào, không sinh ra to chuyện mới là việc lạ?. -/-
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire