30/04/2021

Mỹ sa lầy ở Nam Việt Nam

Thiện Tùng

29/4/2021

Nhầm ngăn chặn “làn sóng đỏ” tràn xuống phương Nam Châu Á, dười sự đạo diễn của Mỹ, đầu năm 1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm từ Mỹ về Nam VN tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý gian lận truất phế Bảo Đại lên làm Tổng thống, dựng lên thể chế chính trị Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thuộc Đảng “Cần lao Nhân vị.

Tổng thống Ngô Đình Diệm (phải) Cố vấn Ngô Đình Nhu (trái) - Ảnh Wikipedia


Sau 8 năm cầm quyền (1955-1963), ngày 1/11/1963, cũng dưới sự đạo diễn của Mỹ, các tướng lãnh quân đội VNCH tổ chức đảo chánh giết chết anh em Diệm Nhu. 

Câu hỏi đặt ra: Tại sao Mỹ dựng ông Diệm lên rồi cũng chính Mỹ chủ trương đảo chính lật đổ ông Diệm?.  - Do nhiều nguyên nhân, trong đó có 5 nguyên nhân chính yếu:

1/  Do  ông Diệm áp đặt chế độ Độc tài gia đình trị - mâu thuẫn với chế độ Dân chủ của Mỹ.

2/ Do ông Diệm vị phạm tự do tín ngưỡng: chỉ quan tâm Thiên chúa giáo mà mình phụng thờ, trừng phạt các giáo phái khác như  Phật giáo, Cao đài, Hòa Hảo, Bình xuyên…gây bất bình trong dân chúng đến mức không phương cứu chữa.

3/ Do ông Diệm không chịu thay đổi thể chế chính trị theo khuyến cáo của Mỹ dẫn đến mâu thuẫn với chính phủ Mỹ (theo  Bách khoa Toàn thư mở - Wikipedia). 

4/ Do ông Diệm chủ trương độc lập với người/nước Mỹ, trong khi Mỹ muốn kiểm soát chính phủ Việt Nam Cộng hòa.(theo Wikipedia)

5/  Trong khi đối phương đang thắng thế, ông Diệm lại không chấp nhận cho Mỹ đổ quân vào ứng phó còn định thương thuyết với đối phương (theo CIA).  

 Ngày 1/11/1963, được hậu thuẫn của Mỹ, các tướng lĩnh Dương văn Minh, Trần văn Đôn, Mai Hữu Xuân… vá các chính khách Trần văn Hương, Nguyễn Ngọc Thơ, Phan Khắc Sửu…. đứng ra thực hiện cuộc đảo chính, hạ sát hai anh em Diệm và Nhu, loại tất thân bằng quyết thuộc họ Ngô ra khói “vòng chiến”, xem đây là cuộc Cách mạng 1/11/1963. Từ đó, lấy ngày 1/11 hàng năm làm ngày Quốc khánh Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Từ chế độ Dân sự  “VNCH” được chuyển sang chế độ Quân sự, gọi là “Hội đồng Tướng lĩnhdo đại tướng Dương văn Minh đứng đầu. 

*

 “Mỹ sẽ đổ quân vào Nam Việt Nam đó lả khẳng định của phía Cách mạng Miền Nam. Chừng nào Mỹ đổ quân, với số lượng là bao  còn phải chờ xem.

Về sau mới biết, chính xác là Trung ương Cục miền Nam ( mật danh R) cử ông Dương Quang Đông, với lương khô mang theo, ông vượt rừng Mã Đà tìm đường đến Quảng Ngãi, cùng với địa phương, vận động ngư dân ủng hộ tiền cho ông mua chiếc ghe đánh cá cở lớn, cải trang ghe ngư dân ra Bắc xin chi viện vũ khí. Chuyến đi thành công hơn sự mong muốn. Từ đó, đường Hồ Chí Minh trên biển hình thành, tiếp vận vũ khí cho Cách mạng miền Nam đáng ghi nhận.

**

Sau khi loại được gia đình họ Ngô ra khòi vòng chiến, Mỹ tha hồ tác oai tác quái:

Theo hồ sơ lưu trữ ở viện bảo tàng Đà Nẵng, ông Hồ Nghinh, Bí thư tỉnh ủy Quang Đà (Quang Nam+ Đà Nẵng) gởi cho Khu ủy Khu 5 với mật danh A.15: “Ngày 7/2/1965, Mỹ âm thầm đưa vào Đà Nẵng 550 lính thủy đánh bộ và 1 tiểu đoàn tên lửa Diều Hâu/Tomas Hawk”. Và vào 9 giờ sáng ngày 8/3/1965 (ngày Phụ nữ quốc tế), Mỹ công khai đổ bộ lữ đoàn 9 thủy quân lục chiến lên bãi biển Đà Nẵng, đánh dấu sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào Nam Việt Nam. 

Ngày 8-3-1965, Lữ đoàn 9 Thủy quân Lục chiến Viễn chinh Mỹ (US 9th Marine Expiditionary Brigade) đổ bộ vào bờ biển Đà Nẵng, chính thức mở đầu cho cuộc tham chiến quân sự của Mỹ tại Việt Nam.

 

Lính Mỹ di chuyển về căn cứ sau khi đổ bộ vào Đà Nẵng. (Ảnh do Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp)
 

Trận Vạn Tường, Quân Giải phóng sử dụng vũ khí do ông Dương Quang Đông đem về.Theo Wikipedia: “Quân Giải phóng phục kích chận đánh cuộc hành quân Starlite do quân đội Mỹ tiến hành để thử nghiệm chiến thuật tìm diệt (search and destroy) diễn ra vào ngày 18 tháng 8 năm 1965 tại thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cách Căn cứ Chu Lai của quân đội Mỹ 17 km. Đây là trận đánh quy mô đầu tiên giữa quân đội Mỹ và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trên bộ. Phía Mỹ thường gọi đây là Trận Chu Lai (Battle of Chu Lai)”. Đây là trận đầu, Quân Giải phóng thắng lớn.

 Sau trận Vạn Tường, R triệu tập cuộc họp mở rộng với địa phương (có tôi dự) để trấn an tinh thần và bày mưu tính kế đối phó vời quân Mỹ. Khi  đến phiên mình làm diễn giả, phó Ban Tuyên Huấn R Trần Bạch Đằng khích lệ bằng câu nói vui: “Với quân Mỹ, bằng lối đánh Du kích, tay bụm d…, tay đánh cũng thắng”.

***

Đầu năm 1966, theo sông Hàm Luông, sư đoàn 9 Mỹ đổ bộ lên xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, thiết lập căn cứ mang tên “Đồng Tâm”. Tôi và một số anh em được cấp trên phân công hoạt động ở vành đai căn cứ Mỹ nầy. Không ngờ câu nói vui của chính trị gia Trần Bạch Đằng lại trở thành hiện thực. Là quân chính quy, trang bị binh khí, kỹ thuật hiện đại có thể nói là nhứt thế giới, đủ sức tốc chiến tốc thắng mà bị đối phương buộc phải chấp nhận “Chiến tranh Du kích” trường kỳ thì tránh sao khỏi sa lầy tận cổ .

“Trước dữ, sau xuống nước”, đó là thực trạng, không thể nói khác, đối với Quân đội Mỹ khi phải ứng phó Chiến tranh Du kích “xuất quỷ nhập thần”, với cường độ ngày một cao thì binh sĩ tranh sao khỏi uể oải. Sau những cuộc hành quân, binh sĩ Mỹ thường lấy rượu, cần xa, ma túy, gái gủm để giải phá cơn sầu không còn là cá biệt. 

Trong thực tế, không chỉ riêng Mỹ đâu, bất kỳ quốc gia nào đưa quân can thiệp hay xâm lược sang nước người gặp phải “Chiến tranh Du kích”  thì sớm muộn gì cũng phải chào thua. -/-

 

 (Tôi sẽ viết bài “trước khờ sau khôn” của sư 9 Mỹ ở tỉnh Mỹ Tho).

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire