CHƯA BAO GIỜ BỌN CẦM QUYỀN LỘNG HÀNH NHƯ NGÀY NAY: CHÚNG TRẮNG TRỢN VI PHẠM LUẬT CỦA CHÍNH CHÚNG ĐỂ DOẠ DÂN.
Chị Đỗ Lê Na |
“Mình có đặt câu hỏi rất nhẹ nhàng với họ thôi. Đầu tiên mình cảm ơn họ. Rồi mình giải thích cho họ về quy định của Hiến pháp và Luật bầu cử, nghĩa là bầu cử chỉ là quyền thôi. Thứ Ba mình cũng đặt câu hỏi với họ: 'Nếu như họ rơi vào hoàn cảnh của mình, có người thân ứng cử Đại biểu Quốc hội mà nhà cầm quyền bắt đi, thì họ sẽ ứng xử như thế nào'? Họ có đi bầu hay không?
Chỉ hỏi như vậy thôi nhưng mà họ không dám trả lời câu của mình. Họ nói là chuyện anh Hùng là chuyện khác. Còn chuyện của mình là chuyện khác. Thì mình nói OK thôi. Mình sẽ thực hiện quyền công dân của mình, mình từ chối đi bầu cử và mình sẽ đưa ra lý do. Còn mọi người thích lập biên bản thì cứ lập.
Nhưng trong trường hợp này thì mình thấy họ rất đáng thương. Đáng thương cho sự hiểu biết nông cạn của họ. Đáng thương cho cái sự mẫn cán một cách mù quáng của họ. Họ không cần phải suy nghĩ gì hết, bên trên bảo thế nào là họ làm”.
Lúc đó là 4 giờ chiều, nhóm người nói với bà rằng họ chưa có thể lập biên bản được. Đến 6:30 chiều họ trở lại, một lần nữa thúc giục, vận động bà. Khi bà vẫn kiên quyết không đi bầu, họ yêu cầu lập biên bản. Bà Đỗ Lê Na nói tiếp:
“Họ nghĩ rằng đưa công an, đưa tổ dân phố, đưa hội phụ nữ đầy đủ đến nhà mình thì mình sẽ sợ như các gia đình khác. Nhưng mà không phải như vậy. Bởi vì nhà cầm quyền đã đẩy gia đình mình đến bước như thế rồi thì gia đình mình không còn gì để mất. Không còn gì phải lo sợ với họ nữa và chính việc họ định răn đe mình, mình nghĩ là nó sẽ phản tác dụng bởi vì nó sẽ giúp tố cáo việc sai trái mà nhà cầm quyền đã làm với gia đình mình. Đó, bầu cử là quyền, thế mà mình từ chối quyền đó của mình thì họ lại cho người đến lập biên bản… Mình vui vẻ và làm cho hai bên đạt được mục đích: Họ thì lập được biên bản, trung thành về khoe với cấp trên là đã hoàn thành nhiệm vụ còn mình thì đạt mục đích là tố cáo”.
biên bản "không đi bầu" |
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire