10/06/2021

Tại sao lại phản ứng khác nhau về đại dịch?

Nguyễn Ngọc Chu

1. Chủng N?


Việc Trung Quốc nghiên cứu và chế tạo các chủng loại bom sinh học là mục đích công khai, không chối cãi. Tướng Trì Hạo Điền, Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc giai đoạn tháng 3/1993- tháng 3/2003, trong Hội nghị các tướng lĩnh Trung Quốc, bàn về chiến tranh trong tương lai, tổ chức năm 2005, đã phát biểu: SỬ DỤNG VŨ KHÍ SINH HỌC QUÉT SẠCH NƯỚC MỸ.

Bài phát biểu của tướng Điền được tạp chí “Các vấn đề chiến lược” của Ấn Độ đăng lại ngày 15/4/2009. 


Ngay từ khi xuất hiện dịch virus corona Vũ Hán tháng 1/2020, đã có các giả thiết về nguồn gốc. Một số các nhà khoa học cho rằng virus corona Vũ Hán bị lọt ra từ phòng thí nghiệm, và đó là chủng loại virus có bàn tay con người tham gia. Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Donal Trump cũng biểu hiện một nghi ngờ kiên định, rằng virus corona Vũ Hán có thể xuất phát từ phòng thí nghiệm. Giả thiết này ngày càng được nhiều nhà khoa học yêu cầu làm rõ.

Ngày 29-5, theo New York Post, giáo sư Angus Dalgleish người Anh và nhà khoa học Nauy Birger Sørensen cho biết, từ đầu năm 2020 họ đã tìm được bằng chứng virus corona Vũ Hán có dấu hiệu nhân tạo, nhưng đã bị phớt lờ.( https://tuoitre.vn/hai-chuyen-gia-tuyen-bo-co-bang-chung...).

Trước đó, ngày 14/5/2021, một tập thể gồm 18 nhà khoa học danh tiếng đã đăng thư trên tạp chí Science (https://science.sciencemag.org/content/372/6543/694.1) đề nghị tiếp tục làm rõ nguồn gốc của Covid -19. Tổng thống Joe Biden cũng đã ra lệnh cho tình báo Mỹ phải làm rõ nguồn gốc của virus corona Vũ Hán tròng vòng 90 ngày (https://tuoitre.vn/tinh-bao-my-chire-quan-diem-ve-nguon...).

Việc Trung Quốc gây sức ép lên lãnh đạo WHO để gọi virus corona Vũ Hán là Covid -19 nói lên sức mạnh thao túng của Trung Quốc. Covid Vũ Hán đã xuất hiện nhiều biến thể. Và sẽ xuất hiện nhiều biến thể nữa. Không nên gọi các biến thể virus corona Vũ Hán theo địa danh xuất hiện, như chủng Anh, chủng Ấn, mà nên gọi là Covid Vũ Hán chủng N mới đúng bản chất.

2. Căm hận kẻ che giấu đại dịch

Dịch bệnh là tai hoạ thiên nhiên. Nhưng che giấu dịch bệnh là đại tội.

Tổn thất do đại dịch Covid Vũ Hán mang lại cho loài người là vô cùng ghê gớm. Chưa bàn đến nguồn gốc của virus Vũ Hán có thoát ra từ phòng thí nghiệm hay không, thì việc chính quyền Trung Quốc che giấu đại dịch Vũ Hán là đại tội. Bằng chứng rõ nhất là chính quyền Trung Quốc cấm người Vũ Hán đi đến các tỉnh của Trung Quốc, nhưng lại để cho hàng trăm ngàn người Vũ Hán đi khắp thế giới, làm lây lan dịch virus Vũ Hán ra khắp hành tinh.

Cưu tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây (03/6/2021) lại tiếp tục lên tiếng kết tội Trung Quốc về đại dịch virus Vũ Hán. Ông yêu cầu Trung Quốc trả cho Mỹ và thế giới 10 ngàn tỷ USD vì sự chết chóc và huỷ diệt mà Trung Quốc gây ra.

Tại sao có những phản ứng với nhiệt độ khác nhau, và cách ứng xử khác nhau đối với dịch virus Vũ Hán? Là vì mức độ thiệt hại mà dịch virus Vũ Hán gây ra.

Mức độ thiệt hại càng nhiều thì sự căm hận dịch virus Vũ Hán càng lớn, và yêu cầu hành động càng quyết liệt.

Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp, một trong những khối bị tổn hại nhiều nhất từ dịch virus Vũ Hán, mong muốn sớm mở cửa trở lại, mong muốn gấp rút đạt được miễn dịch cộng đồng.

Các sân bay trống vắng, các nhà hàng đóng cửa…mỗi ngày đóng cửa là mỗi ngày doanh nghiệp bị mất tiền, mất tiền đến mức phá sản, mất tiền đến mức sạt nghiệp.

Không kể đến những người mất người thân do Covid Vũ Hán gây ra, nhóm người căm hận Covid Vũ Hán nhất là những người bị sạt nghiệp, lao đao vì Covid Vũ Hán.

Các nhà hàng, các trường tư thục, các cơ sở Hà Nội phải đóng cửa đang lao đao, sạt nghiệp vì dịch Covid Vũ Hán.

Không ai trả tiền lương cho họ. Không ai trả tiền thuê mặt bằng cho họ. Không ai trả tiền lãi và gốc ngân hàng cho họ. Họ không nhận được 1 đồng cứu trợ nào từ bất cứ ở đâu.

Bao giờ thì mở cửa trở lại? Họ chờ từng ngày từng giờ!

Đóng cửa khó với ai và dễ với ai? Từ đó mà khác nhau về mức độ uất hận kẻ che giấu đại dịch. Từ đó mà yêu cầu khác nhau về phương thức và hành động chống dịch. Phản ứng phụ thuộc vào chỗ ngồi. Phản ứng phụ thuộc vào tổn thất.

Chợt văng vẳng bên tai bài học thuở thiếu thời:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

N.N.C.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire