21/07/2021

Việt Nam đã và đang đối đầu với dịch COVID 19

Thiện Tùng

20/7/2021

Hình thể Virus Sars CoV2 được ngành Y phóng đại

Dịch covid 19 xuất hiện ở Việt Nam đầu năm 2020, tính đến nay (15/7/2021) đã hơn 18 tháng, qua 4 trận đối đầu.


1/ Sao gọi là dịch Covid 19?

Hơn 5 năm trước đây, lần đầu tiên dịch Sars Corona virus  xuất hiện và hoành hành trên nhiều nước. Giờ đây chủng loại nầy lại xuất hiện nên gọi nó là Sars CoV2 (CoV2 là viết tắt: Co là Corona, V là virus, 2 là xuất hiện lần thứ 2).

Sars CoV2 lần nầy xuất xứ từ TP Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019 nên đặt cho nó biệt danh “COVID- 19” cho dễ phân biệt, đơn giản thế thôi. Lần nầy nó xuất hiện vẫn chưa biết từ động vật hoang dã hay nhân tạo mà nó nguy hiểm hơn nhiều ! . Thế giới đang muốn cử chuyên gia trở lại viện thí nghiệm vi trùng học Vũ Hán tìm nguồn gốc nó, nhưng Trung Quốc một mực chối từ.

Các chuyên gia về vi trùng học kết luận là nó rất xẻo huyệt, luôn biến thể, từ COVID-19 biến thể thành Alpha rồi Bete rồi Gamma rồi Delta rồi Delta Plus, và chẳng biết rồi đây nó sẽ còn biến thể ra những thứ yêu tinh gì nữa ! .

Giặc người khác giặc virus. Giặc người, với mắt thường ta nhận thấy hình dạng của nó, bao vây bắn giết, cắt lương thực… nó . Còn giặc virus (vi trùng) với mắt thường ta không thể nhận ra hình dạng nó, nó “đi mây về gió”, không thể bao vây bắn giết, cắt lượng thực… nó.

2/ Đánh giá, nhận xét về tính chất nguy hiểm của COVID.19:

 -  Theo Y tế thế giới (viết tắt WHO): Dầu virus COVID-19 liên tục biến thể, nhưng chỉ lây lan nhanh chớ tính chất nguy hiểm vẫn như nhau”.

-  Ngày 14/7/202, nguồn tin từ nước Anh cho biết: “… Mấy ngày qua dịch COVID 19 tái phát, 99% người bị lây nhiễm và tử vong do chưa tiêm vaccine. Cũng có một ít người đã tiêm vaccine tái nhiễm nhưng không nặng, không có trường hợp tử vong”. 

- Hôm 12/7/2021, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nhận lỗi với nhân dân, Ông thừa nhận: “Việc phòng ngừa dịch Covid 19 đã được Chính phủ Hà Lan dỡ bỏ quá sớm dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tăng lên mức cao nhất trong năm”.

 -  Giáo sư, bác sỉ  Shayan Sharif nói: “Người già thường có nhiều bịnh nền, hệ miễn dịch cũng già đi, khi bị nhiễm virus dễ dẫn đến  tử vong”.  

Đúng như GS Sharif nói, tại Việt Nam, tiểu ban Điều trị thuộc Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID 19  thông báo: “Trong ngày 9/7/2021 có 8 ca tử vong do nhiễm dương tính COVID 19 , trong số có đến 7 ca 50 tuổi trở lên đều ít nhiều có bịnh nền, chỉ có 1 ca 43 tuổi ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cũng có bịnh nền tiểu đường và đã cắt lách”.

- Từ cỗng thông tin Chính phủ Việt Nam: “Ở Việt Nam, từ  khi xuất hiện dịch (đầu năm 2020) đến ngày 12/7/2021 (hơn 18 tháng), tổng số bị nhiễm 32.200 người, tử vong là 123  người, điều trị khỏi bịnh 9.331 người - riêng TP HCM có 15.700 người bị nhiễm, cao nhứt so với các địa phương trong cả nước.

- Ngày 26/6/2020, Ủy ban An toàn Giao thông Việt Nam cho biết: “Trong 6 tháng qua, cả nước đã xảy ra 6.790 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.242 người, bị thương 4.939 người”.

-  Bộ Y tế thông báo cho biết: “Trung bình hàng năm, riêng bịnh Ung thư gây chết 300 người.

Vậy là: Tai nạn giao thông chỉ trong 6 tháng mà chết đến 3.242 người, bị thương 4.939 người / Bịnh Ung thư hàng năm gây chết 300 người / Còn dịch COVID-19 suốt hơn 18 tháng mà chết chỉ có 123 người, lây nhiễm 32.200 người. Tuy số lượng lây nhiễm bịnh dịch nhiều hơn số lượng bị thương về tai nạn giao thông, nhưng người nhiễm dịch khi qua khỏi bịnh lành lặn còn có ích cho đời, chớ còn người bị thương vì tai nạn giao thông phần lớn trở thành phế nhân lo cho mình không xong?. Vậy cớ sao chỉ hoang mang, hốt hoảng về tai nạn Dịch mà không hốt hoảng về  tai nạn Giao thông và bịnh Ung thư ?.   

3/ Việt Nam nhận chiến với dịch COVID 19

Ôn lại chặng đường từ khi dịch COVID -19 “viếng“ Việt Nam cho đến nay, chúng ta chạm trán với nó 4 trận:

Trận thứ nhứt: Dịch vào Việt Nam gây nhiễm chưa đến trăm người. Chúng bị phong toả, ngành Y ra tay chữa trị, mọi người tai qua nạn khỏi. Đáng nói, có viên phi công Anh bị nhiễm “thập tử nhứt sanh” nhưng nhờ ngành Y Việt Nam trổ tài cứu sống và đưa anh ta về nước. Trong khi các nước “than trời trách đất”, Việt Nam vững bước tiến lên, tha hồ “gáy”, tiếng gáy to và thâm thuý nhứt “Nếu cột  đèn bên Mỹ có chân nó cũng tìm đến Việt Nam của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp triển khai chỉ thị 16 – Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trận thứ hai: Dịch tái phát lần thứ 2, mũi chủ công nhằm vào thủ đô Hà Nôi. Ngày 29/3/2020, nó còn dám đột thẳng vào bịnh viện Bạch Mai. Trước cảnh tình, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi với nội dung có đoạn: “Phải coi trọng sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết”. Thể theo lời kêu gọi của ông Trọng,  ngày 27/3/2020,  thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ra chỉ thị số 15/CT-TTg về  cách ly phòng chống dịch. Dường như chỉ thị 15 không đủ mạnh không ngăn được dịch phát tán, ngày 31/3/2020, thủ tướng Phúc lại ra chỉ thị số 16/CT-TTg mạnh bạo hơn, với 12 biện pháp, có 6 biện pháp mạnh mẽ ghi nhận như sau: 

- “Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc: gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh…”.

- “Bộ Y tế, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để các “ổ dịch”, nhứt là tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), quán bar Buddha (thành phố Hồ Chí Minh)… Tiến hành thực hiện cách ly, xét nghiệm…” .

- “Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà - chỉ trừ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan…; Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở…”.

- “Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng; Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; Dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác - trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ...”. 

- “Bộ Y tế phải quản lý chặt chẽ tránh lây nhiễm chéo trong các bịnh viện; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ các phương án, kịch bản và khả năng ứng cứu đối với trường hợp khẩn cấp về dịch vào chiều ngày 31 tháng 3 năm 2020; Vạch ra biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm dịch trong cộng đồng…”.

- “Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức, sắp xếp, mở rộng các cơ sở cách ly tập trung, tách bạch các trường hợp mới cách ly và đang cách ly, không để lây chéo; tăng cường quản lý đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới…”.

..v.v…

(Chỉ thị 16 nầy đang áp dụng có nâng cao trên cả nước, nhứt là đối với TP HCM và cả Nam bộ).

Trận thú ba: Ngày 27/1/2021, Dịch COVID 19 thâm nhập ồ ạt vào tỉnh Hải Dương, ông Phạm Xuân Thăng, bí thư Tỉnh uỷ báo động. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lệnh phong tỏa toàn bộ TP Chí Linh theo hình thức cách ly xã hội 21 ngày bắt đầu từ 12h ngày 28/1/2021. Suốt cả tháng trời bao vây dập dịch, nó chỉ gây nhiễm nhiều người nhưng không có tử vong.

Trận thứ tư:  

- Sau cuộc bầu cử quốc hội khoá XV vào ngày Chủ nhật 23/5/2021, ngày  28/5/2021, phát hiện dịch bùng phát ở 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, lây nhiễm cao nhứt  trong công nhân ở 237 doanh nghiệp đóng trên địa bàn 2 tỉnh nầy. Hai tỉnh cử 35 tổ kiểm tra, báo cáo kết quả quá chung chung: 35 doanh nghiệp có nguy cơ, 52 có nguy cơ thấp, 44 có nguy cơ trung bình, 5 có nguy cơ cao và 1 công ty có nguy cơ rất cao”. Khi được báo động, ngày 29/5/2021, thủ tướng Chính phủ (mới) Phạm Minh Chính yêu cầu: tăng cường năng lực, huy động tối đa các nguồn lực phong toả, xét nghiệm, cách ly…”.

-Theo gió theo mây, bám theo người, theo đường bộ, đường không, đường biển…, đại quân dich COVID-19  tràn vào phương Nam, tấn công vào TP HCM, nơi có số dân đông bằng  một phần mười (1/10) dân số cả nước, rồi tủa ra khắc các tỉnh Nam bộ - những nơi hẻo lánh như tỉnh Đồng Tháp (Mười) hay tỉnh đảo dừa Bến Tre đều có mặt chúng.

 

Qua 4 trận ác chiến vời COVID 19 cho thấy: trận sau cao hơn trận trước. Tham vọng của virus nầy cũng chỉ muốn đột nhập vào trong cơ thể xơi nội tạng con người. Còn Việt Nam ta phòng chống dịch COVID trận thứ tư, ngoài việc vẫn  dựa vào chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ và 5k do Bộ Y tế đề ra, còn quyết dùng tối đa vũ khí vaccine để khử nó hay ít ra cũng vô hiệu hoá nó.

“Chống dịch như chống giặc” – Dịch là giặc chớ không phải người là giặc. Phải thấu hiểu điều đó, không được lẫn lộn trong suốt quá trình chồng dịch. (Ảnh minh hoạ).

Trận thứ tư nầy cho thấy, việc áp dụng chỉ thị 165k thái quá (quá tả). Thay vì hệ thống truyền thông nói rõ thiệt hơn về thực hiện chỉ thị 16 và 5k để dân chúng vì mạng sống của mình thi hành, đàng nầy tiến hành ào ạt “tập trung xét nghiệm”, “Cách ly tập trung”“cấm chợ ngăn sông”… gây rối loạn xã hội, dân chúng đảo điên:

- Có câu “Bói ra ma, quét nhà ra rác”, không riêng TP HCM,  hãy thử xem, bất cứ tỉnh, thành nào xét nghiệm đại trà sẽ ít nhiều lòi ra người bị dương tính dịch (F0), vì có người dù bị nhiễm nhưng nhờ kháng thể mạnh nên virus không thể làm gì được họ. Nếu moi móc ra sẽ có F0, có F0 sẽ có nhiều F con,  F cháu, sẽ dẫn đến “quá tải” trong việc tập trung cách ly và điều trị bịnh…, tránh sao khỏi hoang mang, hoảng loạn chẳng những trong dân chúng?. 

 - “Cách ly tập trung”, tự thân 4 từ nầy đã mâu thuẫn nhau: Cách ly là xé lẻ, tập trung là gom vào. Đã chủ trưng cách ly mà cứ gom lại đông nghẹt để xét nghiệm, moi móc mũi vãi từng người trước nhiều người, tranh sao khỏi lây nhiễm cho nhau? Thay vì cách ly tại nhà, đàng nầy, hễ F1 thì tập trung vào một nơi như vào tù, sống chung đụng, xét nghiệm tới lui tránh sao khỏi lây nhiễm chéo cho nhau?.

- Người ta đi trên đường (đâu có ghé) mắc mớ gì chặn lại đòi hỏi phải trình giấy kết quả xét nghiệm, báo rõ lý do lưu hành, cãi vã qua lại, ùn ứ dồn đống không truyền bịnh cho nhau mới là chuyện lạ ?.

 - Thay vì không cấm chợ,  để dân tự đeo khẫu trang, thực hiện khoảng cách đi chợ mua sắm những thiết yếu, đàng nầy cấm chợ, cấm ngưởi tới lui tìm mua sắm những thiết yếu, rồi cho người mang lương thực thực phẩm đến, có chi dùng nấy, mỗi người chỉ lãnh được phần, kẻ trong người ngoài rào chắn đông nghẹt, chẳng những quá phức tạp, còn dễ lây nhiễm cho nhau hơn?.

..v.v…

 

Tôi không nói nữa, mời đọc nguyên bài, nguyên văn 2 bài viết dưới đây:  

 

Làm gì nếu bạn là F0/F1 được cách ly tại nhà?

BS Phan Xuân Trung

12-7-2021

 

Nhà nước đã tạo ra các khu cách ly tập trung nhằm bảo vệ những người còn lại khỏi bị lây nhiễm COVID. Nhà nước, từ đầu mùa dịch đến nay đã phải lo cho từng bữa ăn, chỗ ngủ cho những người sống cách ly. Chúng ta đã nhìn thấy các chiến sĩ và nhân viên y tế nằm bờ ngủ bụi để canh gác khu cách ly, nhằm bảo vệ bình yên cho xã hội. Đây là điều đáng ghi nhận đối với chủ trương chống dịch của nhà nước.

 

Tuy nhiên, cụm từ “cách ly tập trung” đã gây ra những tai hại khi mà những người nghi nhiễm (F1) bị ở chung với nhau trong những căn phòng kín gió, sử dụng chung không gian ở và vệ sinh chật hẹp. Lây chéo là điều hiển nhiên. Lẽ ra mỗi cá nhân phải ở trong các căn phòng biệt lập, hoàn toàn cách ly với nhau. Sự lây chéo đã thể hiện rõ bắt đầu từ các trận dịch ở Hải Dương và sau này là Bắc Giang, Bắc Ninh. Các công nhân đã sống cùng nhau trong những nơi cách ly sai chuẩn và con số 69% F1 chuyển thành F0 trở thành con số lịch sử của ngành dịch tễ học.

 

Mặc dù vậy, mặc dù nhiều người đã lên tiếng về lây nhiễm chéo, nhưng không ai dám quyết để thay đổi mà chỉ đến khi TPHCM bùng phát F1, nhiều nhân viên y tế bị hốt đi cách ly một cách vô lý, những hình ảnh clip về nơi cách ly rất tồi tệ bị phát tán ra khắp mạng xã hội, những bài phân tích như những lời khẩn cầu được đưa ra và chia sẽ thì các nhà quản lý dịch mới chấp nhận cho F1 cách ly tại nhà. Lại mặc dù vậy, Bộ Y tế lại đưa ra những yêu cầu khắt khe đối với người được cách ly tại nhà như thể quản lý tội phạm hình sự. Chắc chắn rằng các điều kiện này sẽ phải thay đổi, phải “cởi trói” như bao nhiêu lần cởi trói khác. Những nhà quản lý ở ta rất ưa trói buộc.

 

Cuối cùng, phải nói lại cho rõ về quyết định cho F1 được cách ly tại nhà là do hậu quả của giải pháp cách ly tập trung gây lây nhiễm chéo và do điều kiện cách ly không đáp ứng nổi với số lượng F1 tăng cao vì không có chuẩn định nghĩa về F1. Trả F1 về với gia đình là một sửa sai về giải pháp. Điều này hoàn toàn khác với lập luận của những “chuyên gia” bán sách rằng, con số F1 bùng nổ là điều báo động đáng sợ của dịch bệnh, rằng con số F0 sẽ tăng, rằng sự chết chóc sẽ lan tràn… Những lời đó có ý đồ riêng, không cần bàn ở đây.

 

Tôi muốn chia sẽ với các bạn, nhất là những người lao động miệt mài trong công xưởng hay những chị em buôn bán ở chợ, không có thì giờ lướt FB, không có kiến thức về Covid những điều căn bản sau:

 

KHI BẠN LÀ F0:

 

Có nghĩa là bạn đang nhiễm virus SARC-COV-2 (tôi ghét cái tên khó đọc này). Bạn có 2 khả năng xấu: một là khả năng trở thành người bệnh và hai là trở thành người lây bệnh.

 

Mặc dù virus tấn công gây chết chủ yếu ở người lớn tuổi, có bệnh nền, nhưng bạn hãy hết sức cảnh giác lắng nghe cơ thể mình và báo cho nhân viên y tế về sự thay đổi triệu chứng để can thiệp kịp thời. Bạn cần làm những điều sau:

 

– Sống trong căn phòng riêng, tách biệt không gian với những người trong nhà. Có nhiều cách để sống riêng nếu nhà bạn chật hẹp: người nhà nhường chỗ ở cho bạn hoặc bạn ngủ trong mùng (màn). Bạn cũng có thể thuê một căn phòng trọ tầm 250 đồng/ngày đêm, rất độc lập để ở. Nếu bạn là người vô gia cư, thiếu điều kiện thì nên ở lại trại cách ly.

 

– Vệ sinh mũi họng: Cần chú ý rằng bạn có một ổ virus đang trú ngụ trong khoang mũi, chúng có thể rơi vào khí quản, phế quản, phế nang để gây đông đặc phổi, khó thở cấp tính và tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Bạn phải thường xuyên vệ sinh vùng mũi họng bằng nước muối sinh lý. Theo cách trị bệnh dân gian thì xông hơi bằng nồi lá xông, ngửi tinh dầu sẽ giúp làm sạch vùng mũi họng, giúp bạn mau thoát khỏi sự đeo bám của virus, giảm nguy cơ virus xâm nhập vùng hô hấp dưới.

 

– Tăng cường thể lực: Bạn cần tăng cường bồi dưỡng cơ thể bằng chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, nấm các loại) và tập thể dục thường xuyên.

 

– Bạn cần không khí thoáng gió, vì vậy nếu có thể thì nên lên sân thượng tắm nắng, tắm gió, mở cửa sổ để hít thở khí trời.

 

– Bạn cũng cần mua một chiếc máy đo SpO2, giá 150-250 ngàn đồng để theo dõi nồng độ oxy trong máu. Nếu thấy SpO2 tuột dưới 94% thì hãy báo cho nhân viên y tế địa phương.

 

Thời gian đáng chú ý nhất là 7-8 ngày sau khi bị nhiễm, có thể triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện. Nếu sau 1-2 tuần lễ mà vẫn khỏe re thì chúc mừng bạn vì bạn đã không còn bị con virus ám nữa. Khi này trong cơ thể của bạn đã có miễn dịch tự nhiên đối với Covid. Nếu ai đó mời bạn chích ngừa Covid thì bạn nên từ chối để nhường suất đó cho người khác.

 

VỀ VIỆC TRÁNH LÂY CHO NGƯỜI KHÁC:

 

– Đeo khẩu trang và đứng xa 2 mét khi cần giao tiếp với người khác. Điều này giúp hạn chế phát tán virus trực tiếp vào người đối diện.

– Bạn cần lưu ý đến sự tập trung virus xung quanh mình.

 

Nếu đeo khẩu trang thường xuyên thì chiếc khẩu trang đó là một ổ đậm đặc virus. Một số trong đó có thể được hít trở lại, xâm nhập các tế bào niêm mạc lành của hệ hô hấp thậm chí chui thẳng vào khí phế quản và bạn có nguy cơ tử vong do sự tái nhiễm đó. Do vậy, hãy cởi bỏ khẩu trang để hít thở khí trời. Có thể làm sạch khẩu trang bằng nước sôi hoặc phơi nắng 30 phút. Đừng dùng khẩu trang y tế và đừng vứt đi vì làm tăng rác thải ra môi trường. Virus trong rác thải một thời gian sẽ tự bất hoạt, mất khả năng hoạt động khi xâm nhập cơ thể người.

 

Khi bạn ở trong phòng kín gió thì hơi thở của bạn sẽ phóng thích ra vô số virus, ngày càng nhiều và càng đậm đặc, gây nguy hiểm cho người khác nếu họ bước vào phòng của bạn. Do đó bạn phải dùng một chiếc quạt máy để giải tán đám virus ra ngoài cửa sổ. Hãy yên tâm, virus ra ngoài cửa sổ sẽ bị pha rất loãng đến mức vô hại cho người khác đang đứng đâu đó ngoài cửa sổ.

 

ĐỐI VỚI F1:

 

– Bạn là F1 thì nghĩa là bạn đang bị nghi ngờ có khả năng bị nhiễm virus. Và nếu đúng như vậy thì bạn trở thành F0. Hãy đọc phần F0.

 

– Và nếu bạn chưa biết mình đã trở thành F0 hay chưa thì cũng vẫn cứ đọc phần F0 bên trên và hành xử như chính mình là F0.

 

Cũng tùy theo bạn là F1 nào. Nếu bạn biết mình tiếp xúc gần, rất gần, nói chuyện lâu, rất lâu với người đang bị nhiễm virus thì nguy cơ bị lây là rất cao. Khi đó gọi là F1 tiếp xúc gần. Còn nếu bạn chỉ “đi ngang đời nhau” thì bạn là F1 tiếp xúc xa, khả năng thành F0 rất ít. Dù vậy bạn vẫn phải tuân thủ cách ly một cách đàng hoàng.

 

Những điều tôi nêu ra ở đây về điều kiện cách ly có thể khác với những điều kiện nêu ra bởi Bộ Y tế. Tôi không chủ trương nhốt bạn vào căn phòng kín như thể bị tạm giam mà khuyến khích bạn ra ngoài trời, nơi có nắng gió vì đó là môi trường không thuận lợi cho virus. Tôi cũng không khuyến khích bạn đeo khẩu trang thường xuyên khi ở một mình vì điều đó có hại hơn là có lợi.

 

Thêm một điều nữa là bạn vẫn có thể làm việc không bỏ phí thời gian trong lúc cách ly.

 


 CẦN ĐỂ SẴN THUỐC GÌ Ở NHÀ

 

– Paracetamol 500mg (Panadol, Efferangan, Hapacol) uống khi sốt, đau mình, nhức đầu.

– Vitamin C 1g, uống ngày 1 viên, nhằm tăng sức đề kháng.

– Các loại thuốc bổ multivitamin

– Các loại nước súc họng như nước muối sinh lý, Betadin mouth wash, dùng để khò họng.

– Dầu gió các loại để ngửi.

Nếu có sẵn bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường thì phải có sẵn thuốc uống thường xuyên.

Chúc bạn vượt qua giai đoạn đặc biệt này.

 

TÔI KHẨN THIẾT KÊU GỌI:


BS Phan Xuân Trung  viết đăng trên Facebook

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire