Thiện Tùng
19/102021
Kit là phương tiện để Test. Không có Kit thì không có Test. Kit và Test rất cần trong xét nghiệm dịch tễ. Bài viết nầy tôi muốn nói sự lạm dụng trong xét nghiệm virus Sars CoV-19 ở Việt Nam. Sự lạm dụng ấy tôi tạm gọi là “Dịch Test”.
Bộ Y tế đề xuất áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt - Ảnh minh hoạ
Nguyên nhân của nguyên nhân:
- “Dịch Test” xuất hiện sau khi có Dịch COV-19.
- Dịch COV-19 xuất phát từ Vũ Hán Trung Quốc rồi lan truyền khắp thế giới.
- “Dịch Test” bắt nguồn từ Bộ Y tế VN “lỡ” mua nhiều Kít.
- “Dịch Test” bắt nguồn từ Kit – Kit vừa là một công cụ, vừa là một sinh phẩm dùng cho việc xét nghiệm dịch. Nếu không có Kit thì không có Test.
- Kit dùng để Test (xét nghiệm) CoV-19 ở VN bắt nguồn từ nhà thầu có tên “Tập đoàn Vingroup”.
Phòng chống dịch ở Việt Nam:
Ở Việt Nam phòng chống dịch khác các nước, quyết truy cùng diệt tận chủng loại Sars VoV-2 (CoV-19). Hễ gặp mặt ai thì đè đấu test để tìm hung thủ - Test như điên, dân chúng hết tiền vì test . Test riết dân hốt hoảng chạy không dám ngoái lại!. Nhưng “chạy trời không khỏi nắng”, về quê vẫn bị ngưới ta bắt tập trung buộc ngữa mặt test.
Test đại trà để làm gì? – Nhiều người cho rằng test để tiêu thụ cho hết số Kit mà Bộ Y tế đã “lỡ” mua, kế đến là truy tìm F0 đang lẫn trốn trong cơ thể người để làm cơ sở truy ra F1. Quyết biến cho kỳ được F0 và F1 từ nạn nhân trở thành thủ phạm, bắt nhốt chúng vào những khu cách ly vừa mới thiết lập.
Theo số liệu thống kê, đến ngày 17/10/2021, TP HCM lây nhiễm 416.665 người, tử vong 18.000 người; Bình Dương nhiễm 224.877 người, tử vong 2.000 người. Câu hỏi đặt ra: Tại sao, so với tỷ lệ nhiễm, TP HCM có số ca tử vong chẳng những cao hơn Bình Dương mà còn cao nhứt nước và thế giới? – Có thể trả lời: Đó là do TP HCM tập trung cao độ test và cách ly khiến cho việc lây nhiễm ngày thêm trầm trọng, vượt ngoài khả năng kiểm soát của ngành Y. Bối rối trước hiện tình, ngành Y buộc phải cho F0 và F1 cách ly tại nhà “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”.
- Chừng nào mới ngưng “test”?.
- Thứ vậy mà cũng hỏi ! – khi hết Kit thì mới hết “test” biết chưa?.
- Vậy bao giờ mới hết Kit ?.
- Khi thật sự loại trừ được Dịch ra khỏi cộng đồng nhân loại thì hết Kit - Ngày nào còn phải “chung sống với Dịch” thì ngày đó còn Kit, còn Test.
Từ nay đến cuối năm 2021 trên toàn quốc, sẽ test cho hết 25,7 triệu test Realtime RT-PCR và 105,9 triệu test nhanh kháng nguyên. (Ảnh minh họa)
- Việt Nam ta đang sở hữu bao nhiêu Kít ?
- Ngành Y thấy “cần thiết” là mua bổ sung thêm, con số cơ học làm sao có thể đoán định được?!. Hiện tại chỉ biết:
Theo công văn số 7263/BYT-KH-TC gửi Phó Thủ tướng Chính phủ về việc xin ý kiến lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt để mua Kit, một sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 (COVID-19), theo Điều 26 Luật đấu thầu.
Ví Tập đoàn Vingroup không chuyên thầu nên Bộ Y ế chỉ định Tập đoàn nầy thầu mà không đấu. Theo số liệu ban đầu, Tập đoàn Vingroup đã mua về được 131,6 triệu Kit để Test (xét nghiệm) CoV-19, trong đó gồm 25,7 triệu Kit Realtime RT-PCR, và 105,9 triệu Kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Được biết, trong số đã mua về có: 2 triệu mua cùa Australia (Úc) với giá khoảng 100.000 VND/kit / 23 triệu mua cùa Nam Hàn (Hàn quốc), trong đó gồm có 8 triệu giá 100.000VND/kit và 15 triệu giá 60.000VND/kit .
Tổng chi phí mua sinh phẩm Kit để teast do Tập đoàn Vingroup đã mua là khoảng 84,12 triệu USD, tương đương 1.926,348 tỷ VND. Trong đó gồm các khoảng: chi phí mua sinh phẩm Kit là 80 triệu USD, phí ủy thác nhập khẩu là 120.000 USD, thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là 4 triệu USD (5%).
Giá bán trong nước tuỳ theo giá mua và phí tổn được tính trên cơ sở: Nếu loại mua với giá 60.000 VND/kit thì, (mỗi lần test 1 bộ/người) người được test phải trả 178.080 VND/lần. Nếu loại mua với giá 100.000 VND/kit thì người được test phải trả 250.000 VND/lần - trừ những đối tượng đặc biệt được miễn phí tiền Kit và công Test.
Qua tìm hiểu, người ta chạy khỏi những đô thị lớn sợ dịch là thứ yếu (vì ở đâu chẳng có dịch), chính yếu là sợ phong toả, thất nghiệp, thiếu đói và không có tiền test theo định kỳ, thậm chí hễ gặp mặt thì test. Đã thất nghiệp còn tiền đâu mà test?! - Đó là chuyện riêng của mỗi người tự lo, nếu không có thì không được test, không test thì không cấp giấy phép thông hành, cảnh sát phạt ráng chịu – hành dân đến thế là cùng?!
Nói xa chẳng qua nói gần: thằng rễ tôi chở tôi vào bịnh viện cấp cứu vì trặc cổ chớ không phải vì mắc dịch, nhưng gặp lúc khoa cấp cứu của bịnh viện phải tập trung trị Dịch CoV-19. Họ không trị trặc cổ cho tôi mà buộc phải “test”- tự nạp mạng hết chạy!. Sau khi họ test cho 2 cha con tôi, chúng tôi phải trả phí 1 triệu VND – sợ và ớn chưa?!.
Đã nói dương tính CoVi (F0) không có triệu chứng chưa phải là bịnh nhân CoVi. Thế mà, hết ngày nầy đến tháng nọ, cứ tổ chức xét nghiệm đại trà để gọi là “truy vết F0”. Tìm F0 hay tìm tiền lời trong kinh doanh, dịch vu Kit và Test ? – Thật khó hiểu quá?!
Thiết nghĩ:
Test riêng lẻ khi người có triệu chứng nhiễm Dịch để điều trị theo phát đồ là cần thiết.
Test đại trà đối với mọi người không triệu chứng theo kiểu tập trung chà mù chỉ gây lãng phí không cần thiết, còn giúp cho virus dịch có cơ hội lây nhiễm chéo. Lấy gì bảo đảm đồ bảo hộ và đôi găng tay của những người thực thi nhiệm vụ test, đi tới lui, rờ mó tùm lum, không chứa đựng virus Corona?. -/-
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire