22/01/2022

“Đồng sàng, dị mộng”


Thiện Tùng

21/01/22022

 

“Mộng bá đồ vương” là tư tưởng, là huyết thống của Trung Quốc được di truyền từ xa xưa, nổi bật nhứt là thời Tần Thỉ Hoàng gồm thâu lục quốc. Quan hệ Xô-Trung trước đây “đồng sàng, dị mộng”, quan hệ Nga-Trung ngày nay không thể khác, hãy chờ xem.


Một tranh cổ động của Trung Quốc trong thập niên 1950 với dòng chữ "Xô-Trung hữu nghị vạn tuế”. (Ảnh tư liệu).

Liên bang Xô Viết (LX) trước đây là một Liên bang gồm nhiều nước theo chủ thuyết Cộng sản, Liên bang Nga cũng chỉ là một thảnh viên trong Liên bang Xô Viết nhưng luôn thủ vai trụ cột. Năm 1991, LX sụp đổ, ai về nhà nấy, Liên bang Nga vẫn đóng vai LX thu hẹp. LX trước kia và Nga hiện nay về bản chất chỉ là một. Tổng thống nước Nga hiện nay (Putin) vốn là thủ lĩnh KGB của LX trước kia, là người Cộng sản thứ thiệt. Trước kia  LX Độc tài, nước Nga nay Độc quyền, chỉ khác nhau về danh xưng cho thích hợp với xu thế thời đại . Cũng như ở Việt Nam, từ Đảng CS Đông Dương trá hình thành Đảng Lao động Việt Nam trong thời chống Pháp.

 

Trung Quốc và Nga là hai nước lớn, láng giềng nhau, có biên giới chung dài  đến 4.380km, lịch sử quan hệ nhiều ân oán trong suốt 67 năm qua, kể từ khi  Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 1/10/1949. Sử liệu cho thấy mối quan hệ Trung-Xô trước đây hay quan hệ Trung-Nga sau nầy luôn “sớm nắng, chiều mưa”. Mưa chiều, nắng sớm Xô-Trung hay Nga-Trung hiện nay được ghi nhận:

 


1/ Thời Trung - Xô ngọt ngào, trăng mật   

 

Tháng 8/1945, trong chiến tranh thế giới thứ 2, khi đánh tan đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc, Liên Xô thu lượng vũ khí lớn giao cho Trung Quốc. Nhờ lượng vũ khí nầy,  Hồng quân TQ đủ mạnh chiến thắng Tưởng Giới Thạch trong cuộc nội chiến, lập nên nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (01/10/1949). Từ đó, Trung-Xô trở thành Đồng minh minh thân thiết “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

 

Tháng 9/1954, khi Tổng bí thư LX  Khơ-rút-sốp (Nikita Khrushchev) sang thăm và tham dự kỷ niệm 5 năm Quốc Khánh Trung Quốc, LX trợ giúp TQ 6,6 tỷ rúp.

 

Khi chiêu đãi đoàn LX do Khơ-rút-sốp (Sốp) dẫn đầu, Thủ tướng TQ Chu Ân Lai nói: “Tình hữu nghị vừa là đồng chí vừa là anh em của hai nước lớn Xô-Trung là vĩnh cửu, bền vững không gì phá vỡ nổi, không ai có thể chia rẽ được”.

 

Trong khi TQ bị Phương Tây cấm vận khó khăn tột cùng, được LX chi viện như thế, lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông cũng nói: “Từ sự giúp đỡ khảng khái, vô tư của nhân dân LX, nhân dân TQ càng thấy rõ tình hữu nghị nồng hậu, sâu sắc của nhân dân LX đối với nhân dân TQ, thấy rõ sự quan tâm và chi viện cho công cuộc xây dựng của nhân dân Trung Quốc”.

..v.v…

 

2/ Thời  Xô-Trung trở mặt thành thù địch nguy hiểm nhất của nhau

 

Trong khi TQ cho phát hành sách bỏ túi “Mao tuyển”, ca ngợi Mao Trạch Đông tận mây xanh “Mao Trạch Đông vĩ… vĩ… vĩ đại”...   

 

Ngày 14/2/1956, Đảng Cộng Sản LX tiến hành Đại hội lần thứ 20 mở rộng, có  55 đoàn đại biểu đảng Cộng sản và đảng Công nhân các nước trên thế giới tham dự. Tại Đại hội này, ông Sốp phê phán gay gắt chủ nghĩa sùng bái cá nhân nói chung, Stalin nói riêng.

 

Năm 1957, LX mở hội nghị các đảng Cộng sản và đảng Công nhân quốc tế, đến dự Hội nghi có 75 đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế tham gia (không có Việt Nam). Hội nghị nầy bàn luận và ra tuyên bố chung, có nội dung cốt lõi: “Chung sống hoà bình” với chủ nghĩa Tư bản / Gạt bỏ những quan điểm “tả khuynh, cực đoan” của Mao Trạch Đông như:''chủ nghĩa đế quốc là con hổ giấy'' và cho rằng có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh thế giới mới để lật đổ hoàn toàn chủ nghĩa đế quốc…”.

 

Qua cuộc hội nghị nầy, ông Sốp,Tổng Bí thư Đảng CS Liên có chuyến thăm Mỹ  nhiều ngày từ 15/9 đến 27/9/1959, ông Sốp đưa ra chủ trương “ba hòa” với Mỹ: “Chung sống hòa bình, Quá độ hòa bình, Cạnh tranh hòa bình”. Sau chuyến thăm Mỹ nầy, ông Sốp còn ra lịnh rút những dàn tên lửa do LX đặt để răn đe Mỹ trước đó ra khỏi nước Cuba – lúc bấy giờ báo LX đăng ảnh ông Sốp một tay đè trái bom, tay kia nâng cao con chim Bồ câu (tôi có xem ảnh nầy).

 

Tháng 9/1959, khi ông Sốp thăm Trung Quốc, hai bên bắt đầu tranh cãi gay gắt với nhau. Đây có thể coi là cái mốc đánh dấu kết thúc tuần trăng mật” giữa 2 nước Xô-Trung.

 

Tháng 7/1960, LX bắt đầu ngừng viện trợ, đình chỉ 12 hiệp định, 257 đề án hợp tác khoa học (có việc trao đổi sản xuất vũ khí hạt nhân), 343 hợp đồng trao đổi chuyên gia, rút 1.390 chuyên gia LX về nước, khiến kinh tế TQ lâm vào cảnh khó khăn tột cùng.

 

Tháng 11/1960, LX lại mở Hội nghị các đảng Cộng sản và đảng Công nhân quốc tế tại thủ đô Mát-cơ-va (Matxcơva), có 81 đoàn đại biểu tham dự.  Đây là cuộc Hội nghị lớn nhất từ trước đến nay của phong trào cộng sản quốc tế.

 

Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế lần nầy có Việt Nam tham dự. Hội nghị khẳng định kế thừa những nội dung cơ bản của bản Tuyên bố năm 1957, phát triển và bổ sung thêm một số luận điểm quan trọng, đáng nói là có ý kiến đề xuất nên khai trừ TQ ra khỏi phong trào Cộng sản.

 

Kết thúc Hội nghị 81 đảng nầy là ký vào bản Tuyên bố chung. Do bất đồng quan điểm, có 3 nước không ký là Trung Quốc, Anbania và Nam Tư.  Từ đó, TQ xem những đảng ký vào Tuyên bố chung nầy là những phần tử cơ hội “xét lại  Chủ nghĩa Mác-Lenin”, Xô-Trung thật sự trở thành thù địch.

 

Nhiều quan chức cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam (chớ không phải “thế lực thù địch”) kể lại:

 

-  Đoàn VN tham dự Hội nghị 81 Đảng CS và Công nhân nầy gồm có Chủ tịch nước Hồ Chí Minh / Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp / Bộ trưởng bộ Nội vụ kiêm Bộ trưởng  Ngoại giao Ung văn Khiêm / Bộ trưởng không Bộ Trần Xuân Bách / nhà thơ Tố Hữu…

 

- Tổng Bí thư đảng Lao động VN Lê Duẩn, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ, nhà thơ Tố Hữu…bất đồng quan điểm về việc Đoàn VN ký tên vào Tuyên bố chung Hội nghị 81 đảng. Ông Duẩn tổ chức cuộc họp Bộ Chính trị bàn về “Chủ nghĩa xét lại”, ra quyết nghị: Phân công Võ Nguyên Giáp phụ trách Những vấn đề Xã hội, chủ yếu là sanh đẻ có kế hoạch / Bãi nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Ngoại giao, cho nghỉ hưu đối với ông Ung văn Khiêm / Bãi nhiệm, cho nghỉ hưu ông Trần Xuân Bách / Riêng  đối với Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị thấy “tuổi cao, sức yếu” phải nghỉ dưỡng sức.

 

Được biết, khi nghỉ dưỡng sức, Hồ Chí Minh đi thăm Thạch Bàn, nơi Nguyễn Trải định thân cuối đời; sang TQ thăm quê hương Khổng Tử; về viết Di chúc rồi qua đời vào ngày 2/9/1969 – trùng với ngày quốc khách nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 

 

-  Việt Nam bắt đầu xa lánh LX, thân thiết như môi và răng với TQ. Đồng thời với đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng LĐVN truy tìm, xử lý kỷ luật với bất cứ ai có biểu hiện theo “Chủ nghĩa Xét lại, khiến cho nội bộ Đảng LĐVN mất đoàn kết nghiêm trọng, phải réo gọi thực hiện khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công”.  

 

Không biết với dụng ý gì, tại Hôi nghị 81 Đảng, khi Hội nghị phê phán TQ, nhà thơ Tố Hữu tung ra tại chỗ mấy câu thơ:

 

Có cô du kích xóm Lai Du,

Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù,

Mỹ hại trăm nhà lo diệt trước,

Rắn mình em chịu có sao đâu ”… (bài thơ nầy được phổ biến sâu, rộng trong nước sau đó).

 

Đụng đến TQ như chọc vào ổ ong Vò vẽ, từ mâu thuẫn giữa hai đảng Xô-Trung dẫn đến mâu thuẫn giữa hai nhà nước – lâm vào cảnh “lưỡng Hổ tương tranh, Chồn, Cáo… hoảng hốt”. Những biểu hiện cụ thể:

 

Ngày 23/12/1956 trong Hội nghị Bộ chính trị mở rộng thảo luận về “kinh nghiệm lịch sử của chuyên chính vô sản”, Mao Trạch Đông phê phán Đảng CSLX phản bội chủ nghĩa Marx-Lenin.

 

Cũng năm 1956, Mao Trạch Đông nói: Liên Xô đã trở thành "chủ nghĩa sô vanh nước lớn".

 

Sau Hội nghị 81 Đảng, Đảng CSTQ thành lập “Ban lý luận” gồm các ông: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân, Lục Định Nhất, Ngũ Tu Quyền – do Mao Trạch Đông làm trưởng. Ban nầy chuyên viết  bài công kích Liên Xô. Từ tháng 9/1963 tới tháng 7/1964, Ban này công bố 9 bài bình luận và cho phát đi rộng rãi trên khắp thế giới phê phán gay gắt Liên Xô.

 

Từ những bài báo luận chiến đã chuyển sang xung đột bằng vũ lực.  Đỉnh điểm bất hòa giữa hai đảng là cuộc xung đột đổ máu  ở biên giới giữa hai nước. Cuộc xung đột  nầy được Bách khoa toàn thư mở-Wikipedia ghi lại tóm tắt: “Cuối tháng 8/1969, dọc theo biên giới hai nước dài đến 4.380km, bên nầy nghi bên kia sẽ tấn công mình, hai nước điều đến đây: phía LX 658.000 quân, phía TQ 814.000 quân, dẫn đến nổ súng ở đảo Trân Bảo, mỗi bên có hàng trăm thương vong. Sau đó, hai bên pháo kích qua lại ở Mãn Châu và đảo Trân Bảo. Căng thẳng đến mức, cả 2 phía chuẩn bị đối đầu bằng vũ khí hạt nhân”.

 

Đầu tháng 9/1969, sau khi dự lễ tang Hồ Chí Minh ở Hà Nội, thủ tướng Liên Xô Kô-sy-gin (Aleksey Kosygin)  đến TQ bàn về việc tranh chấp biên giới Xô-Trung. Kết quả là 2 bên ngưng chiến nhưng không ngưng phòng thủ.

 

Khi xảy ra xung đột biên giới Xô-Trung nầy, ông Mao tuyên bố: "Trung Quốc hiện một mặt phải đối phó với Đế quốc Mỹ, một mặt phải đối phó với Liên Xô. Liên Xô đã từ chủ nghĩa xét lại trở thành chủ nghĩa đế quốc xã hội, đã thay thế Mỹ, trở thành kẻ thù chủ yếu nhất, nguy hiểm nhất của Trung Quốc”. ông Mao còn ví ông Sốp như “con chó sói đang đứng giữa đường, nên không thể nói lý lẽ với nó được”.

 

Còn Đặng Tiểu Bình, sau khi đi dự Đại hội 81 đảng cộng sản và công nhân họp ở Mạt-tư-khoa năm 1960 trở về, liền triệu tập Hội nghị trung ương Đảng. Phát biểu trước hơn 7.000 cán bộ cấp cao tham dự, Đặng phát biểu hùng hồn: “Đảng CSLX là một đảng lớn, do Khơ-rút-sốp đứng đầu, với những lời nói và việc làm phản bội nguyên lý chủ nghĩa Marx-Lenin, gây ảnh hưởng lớn trên thế giới. Nếu Đảng CSTQ không đứng lên chống lại thì các đảng anh em khác cũng không dám ngăn cản. Trong toàn bộ cuộc đấu tranh này, đảng ta phải đi đầu”.

 

Khi Trung Quốc lập liên minh chống Liên Xô, Việt Nam phản đối. Từ đó,TQ  giảm mạnh viện trợ và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Một trong những điều kiện để TQ nối lại viện trợ cho VN, VN phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của LX. 

 

Trước hiện tình, VN  chọn quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô. Khi VN bám lấy LX, Trung Quốc gọi Việt Nam là "tiểu bá", còn Liên Xô là "đại bá".

 

Điều ai cũng lấy làm lạ, lúc bấy giờ, TQ thật sự mâu thuẫn với LX và VN mà cớ sao TQ cho LX mở đường tiếp vận cho VN qua nước mình? - Cũng dễ hiểu thôi: Nếu Mỹ chiến thắng ở VN thì TQ trở thành tuyến đầu chống Mỹ. TQ muốn VN tiếp tục làm trái độn cho mình,  vì vậy, Mao Trạch Đông mới nói: “TQ quyết chống Mỹ đến người VN cuối cùng”. Còn Tổng Bí thư Lê Duẩn thì nói: “Ta đánh Mỹ là đánh cho TQ và LX”. 

 

3/ Trung Quốc phê phán Liên Xô “xét lại” thì giờ đây TQ “xét lợi”.

 

Có thông tin, sau trận tập kích vào sào huyệt đối phương Tết Mậu thân năm 1968 của Quân Giải phóng Miền Nam, biết Mỹ định “Việt Nam hoá chiến tranh, rút quân trong danh dự”, TQ cử người gặp phía Mỹ định kết thân chống LX. Mỹ  sợ LX phản ứng nên từ chối.

 

Lúc bấy giờ, TQ vừa phê phán LX gay gắt, cay độc nhứt, vừa công khai xây dựng một liên minh, bao gồm cả Mỹ, chống Liên Xô trên phạm vi toàn thế giới.

 

Trong cuộc họp báo ngày 31/01/1979 khi thăm Mỹ, Đặng Tiểu Bình nói: "Bất kỳ LX ở đâu, chúng tôi đều ngăn chặn và đánh bại sự gây rối của nó ở nơi đó.”

 

Trong cuốn hồi ký của mình, cựu Ngoại trưởng Mỹ Kít-sin-gơ (Henry Kissinger) cũng nhận xét: “Trong chiến lược châu Á năm 1979, khi đó Trung Quốc coi Liên Xô là đối thủ chiến lược chủ yếu nhất”.

 

Thế là năm năm 1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn (Nixon) và ngoại trưởng kít-xin-gơ sang thăm TQ theo lời mời của Đặng Tiểu Bình. Hai nước Mỹ-Trung bắt đầu giao hảo từ đó. Mỹ- Trung hữu hảo với nhau chẳng qua là để lợi dung nhau: Mỹ cố kéo TQ về phía mình để cô lập, mặc cả với LX dầu phải hy sinh cùng một lúc 2 thằng em là Việt Nam Cộng hoà Đài Loan. Còn TQ không còn nghĩ đến “đồng chí, đồng rận” gì cả, kết thân với Mỹ để giải quyết khó khăn về kinh tế, tạo điều kiện mở mang bờ cỏi; thay LX làm “anh cả đỏ”; thay Mỹ làm “anh cả thế giới” khi có điều kiện… Đặng Tiểu Bình trước khi nghỉ hưu, căn dặn thuộc hạ phải nắm vững phương châm: “Lặng lẽ quan sát, bình tĩnh ứng phó, giấu mình chờ thời, quyết không đi đầu, phát huy đúng lúc” đã nói lên điều đó.(Về việc nầy dong dài, phức tạp không thể nói hết ở đây).

 

4/ Mỹ đã và đang sửa sai trong “dưỡng Hổ di hoạ”

 

Năm 1972, TQ có khác chi con Hổ đang lâm bịnh nặng, nhờ có Mỹ thủ vai danh y, dùng thuốc đặc trị. Khi vượt qua trọng bịnh, con Hổ TQ dựa vào Mỹ, vung nanh múa vuốt.

 

“Buồn ngủ gặp chiếu manh”, năm 1991 LX tan rã, nghiễm nhiên TQ trở thành “anh cả đỏ” của phe, dầu Cộng sản thực sự chỉ còn cầm quyền le nghoe ở 4 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên.

 

 Khi lên cầm quyền, Tập Cận Bình bắt đầu nghĩ ngay đến việc thay Mỹ làm “anh cả thế giới”. Có lẽ ông cho rằng “không phải giấu mình nữa, phải phát huy đúng lúc” như Đặng Tiểu Bình căn đặn.

 

Ông Tập Cận Bình chủ trương "Mỹ hóa" quân đội để biến quân đội Trung Quốc trở thành mạnh nhất thế giới -  Ảnh báo Công an Nhân dân VN.


Con Hổ TQ hoá kiếp thành Rồng, hoành hành cả thế giới. Khi thấy sai lầm trong việc “dưỡng Hổ di hoạ”, Mỹ nghỉ chơi, tìm mọi cách đối đầu về mọi mặt với TQ: Trên cơ sở chiến lược “Châu Á-Thái Bình dương”, “Thái Bình dương-Ấn Độ dương”, Mỹ còn chủ động thành lập liên minh bộ tứ gồm: Mỹ+Ấn+Úc+Nhựt và bộ tam (Aukus) gồm: Mỹ+Anh+Úc.

 

5/ Trung-Nga lại phải liên minh (ma quỷ) để cùng tồn tại

 

Trong khi bị TQ cô lập ở Châu Á, Nga bị cô lập ở Châu Âu, không còn cách nào khác “ngưu tần ngưu, mã tần mã”, Trung- Nga lại phải cấu kết với nhau để sinh tồn. Những hình ảnh dưới đây do truyền thông Trung Quốc công bố, báo chí trong ngoài nước đăng lại, mời xem tham khảo:

 

Chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Trung Quốc diễn ra không lâu sau khi ông Putin nhậm chức trong nhiệm kỳ mới. Tính đến nay, ông Putin và ông Tập đã gặp nhau 25 lần, và chỉ tính riêng trong năm ngoái là 5 lần. (Ảnh: Reuters)

Hai nhà lãnh đạo Nga -Trung cùng tham dự trận đấu giao hữu giữa hai đội khúc côn cầu trẻ của hai nước. Khúc côn cầu cũng là môn thể thao Tổng thống Putin ưa thích của. (Ảnh: EPA)

Hai nhà lãnh đạo nhất trí quan điểm trong một loạt vấn đề nóng của thế giới, gồm thỏa thuận hạt nhân Iran, chương trình hạt nhân Triều Tiên, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại các nước châu Âu và châu Á. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Tổng thống Putin cho biết:“Hợp tác với Trung Quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga và mối quan hệ hợp tác này đã đạt đến cấp độ chưa từng có tiền lệ”. (Ảnh: EPA)


Chủ tịch Tập trao huân chương hữu nghị đầu tiên của Trung Quốc cho Tổng thống Putin, gọi nhà lãnh đạo Nga là “người bạn lâu đời và tốt đẹp của người dân Trung Quốc. (Ảnh: AFP)

 

Tổng thống Putin là lãnh đạo của một nước lớn, và là người có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Ông ấy là người bạn thân thiết và tốt nhất của tôi”, ông Tập nhấn mạnh. (Ảnh: Tân Hoa Xã)


Tổng thống Putin và tôi nghĩ rằng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga – Trung đã chín muồi, vững chắc và ổn định… Dù tình hình quốc tế thay đổi như thế nào, Nga và Trung Quốc vẫn luôn hỗ trợ chặt chẽ lẫn nhau trong việc bảo vệ các lợi ích cốt lõi của nhau”- Chủ tịch Tập Cận Bình nói trong cuộc gặp với Tổng thống Putin. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Trung Quốc, hai nhà lãnh đạo đã ký hàng loạt thỏa thuận, bao gồm các dự án hợp tác hạt nhân với tổng giá trị lên tới 20 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 3,13 tỷ USD) và quỹ đầu tư công nghiệp trị giá 1 tỷ USD. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Tổng thống Vladimir Putin ngày 8/6/2021 đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh, Trung Quốc và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Putin dự kiến ở lại Trung Quốc tới hết ngày 10/6/2021 và sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. (Ảnh: Tân Hoa Xã)


Tổng thống Nga Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin

Món quà đáng yêu của Tổng thống Putin được đặt cạnh chiếc bánh sinh nhật. Ảnh: Reuters 

Hai nhà lãnh đạo nâng ly chúc mừng sinh nhật. Ảnh: Reuters


Theo Xinhua: Ông Tập Cận Bình trải thảm đỏ đón “người bạn tốt nhất” Putin. Chủ tịch Tập Cận Bình đã dành những lời ca ngợi cho Tổng thống Vladimir Putin và dành cho nhà lãnh đạo Nga nghi thức đón tiếp trang trọng nhất tại Bắc Kinh.

 

Cùng ngày, người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cũng cho biết: Tổng thống Putin đã ghé qua điểm trú chân của nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Tajikistan để chúc mừng ông nhân dịp sinh nhật lần thứ 66.

 

“Tổng thống Putin ca ngợi vai trò của ông Tập Cận Bình trong việc phát triển mối quan hệ song phương, đồng thời nhấn mạnh những thành công đã đạt được trong chuyến thăm cấp nhà nước mới đây của nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Nga”, ông Peskov nói.

 

Buổi gặp gỡ thân mật diễn ra tại khách sạn, nơi nhà lãnh đạo Trung Quốc nghỉ ngơi, ngay trước thềm lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) tại thành phố Dushanbe, Tajikistan.

 

Món quà đáng yêu của Tổng thống Putin được đặt cạnh chiếc bánh sinh nhật. Ảnh: Reuters

 

 

Theo báo Công an.VN: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 15/6  tổ chức ngày sinh nhật lần thứ 66 của mình, đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin, người bạn thân thiết của ông, với món quà độc đáo chính là món kem mà lãnh đạo Trung Quốc ưa thích.  

 

Tổng thống Nga đã dành tặng Chủ tịch Tập Cận Bình món kem của Nga mà nhà lãnh đạo Trung Quốc yêu thích. Như một lời cảm ơn, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng dành tặng Tổng thống Putin món trà truyền thống của Trung Quốc. Ông Tập cũng nói rằng Tổng thống Putin vô cùng nổi tiếng tại Trung Quốc. 

 

Được biết, vài năm trước, tại Diễn đàn kinh tế phương Đông, các doanh nhân Trung Quốc có tiết lộ với ông Putin rằng “kem Nga rất được ưa chuộng tại Trung Quốc”. Vì lẽ đó, Tổng thống Nga đã mang theo món quà này để làm quà tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình nhân dịp sinh nhật.

 

Lời kết

 

Gần một thế kỷ qua, không ai khác hơn, cũng chỉ lả 3 con hổ Mỹ, Nga, Trung tranh hùng khiến cho thiên hạ đảo điên?.

 

Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành ghế “anh cả thế giới”?

 

Nga muốn mình là trung tâm, là “anh cả ở Châu Âu”?

 

Cuộc chiến tranh lạnh giữa Dân chủĐộc tài đã đến hồi quyết liệt?

 

“Chợ đời thật giả đâu chân lý? Hàng hoá lương tâm vẫn thiếu, thừa? (thơ Tố Hữu).  -/- 



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire