Việt nam giúp Trung Quốc phá vây lần 1
Sau khi lãnh đạo thế giới đánh tan Chủ Nghĩa Phát xít, Mỹ lại đối đầu với thách thức mới: Chủ Nghĩa Cộng Sản. Các nước Cộng sản lúc đó đã hình thành một khối liền mạch từ Đông Âu kéo dài qua đến Đông Á. Để ngăn chận sự lan rộng của khối này, Mỹ hình thành thế trận bao vây. Phía Tây thì lập ra khối NATO, phía Đông thì có liên minh Đông Bắc Á và Liên Phòng Đông Nam Á. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và hầu hết các nước Đông Nam Á đã tạo nên một chuỗi ngọc trai kéo dài từ bắc xuống nam khoanh Cộng sản lại. Trung Quốc là thế lực đứng đầu của Cộng Sản Châu Á nên TQ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự bao vây của chuỗi ngọc trai nầy.
Phía Tây Nam TQ, lúc ấy Ấn Độ không thân thiện với Mỹ nhưng lại xung đột với TQ về vấn đề biên giới và Tây Tạng nên cũng tự nhiên hình thành một mắt xích trong chiến lược vây hãm TQ. Tiếp theo đó lại nổ ra sự xung đột giữa Liên Xô và TQ, bạn biến thành thù. Thế là TQ hoàn toàn bị thập diện mai phục, cô lập với thế giới bên ngoài.
Thế nhưng Trung Quốc đã thoát ra khỏi vòng vây một cách thần kỳ. Đó là nhờ vào công đầu của Việt Nam.
Chưa bị đánh đến người VN cuối cùng nhưng Mỹ đã quá mỏi mệt, tìm cách rút lui khỏi chiến tranh VN trong danh dự. Mỹ phải tìm đến TQ. TQ cũng chỉ cần có vậy, năm 1972 thỏa thuận ngay với Mỹ. Mỹ thoát ra khỏi đống lầy VN, TQ thoát vây lại còn có thêm một món quà khuyến mãi mang tên Hoàng Sa.
Tiếp ngay sau đó, TQ lại gặp may. Bắc Việt đã bất ngờ chiến thắng quá nhanh sau khi Mỹ rút. Vòng vây phía Đông Nam Á bị vỡ vụn. Rồi liên minh quân sự giữa VN và Liên Xô hình thành gây quan ngại cho Mỹ ở Đông Nam Á nên tạo cơ hội cho TQ nhích lại gần Mỹ hơn nữa (Mỹ lôi kéo TQ về phía mình để bao vây Liên Xô). Rồi Liên Xô tan vỡ, rồi Mỹ sa lầy vào cuộc chiến chống khủng bố, TQ hầu như phá tan mọi vòng kiềm tỏa, vươn ra xa, vươn lên cao và bây giờ thành siêu cường thứ 2 có thể cạnh tranh với Mỹ.
Chuỗi ngọc trai dân chủ
Ở thế đi lên, TQ đang càng ngày càng trở nên hung hăng làm cho Mỹ không khỏi không giật mình xem lại. Một câu hỏi được đặt ra, phải chăng sau lực lượng Hồi Giáo cực đoan, TQ là thế lực nguy hiểm tiếp theo mà Mỹ phải đối đầu nếu như không tìm cách ngăn chận từ bây giờ.
Những động thái gần đây cho thấy Mỹ đã biểu lộ sự e ngại đó. Mỹ, như nhiều lần ngoại trưởng Hilary nói, lại hướng trọng tâm vào Châu Á. Những hoạt động ngoại giao tích cực của Mỹ trong thời gian gần đây đã hé lộ ra rằng một chuỗi ngọc trai mới đang dần hình thành kéo dài từ Nam Á lên đến Đông Bắc Á để vây quanh TQ lần thứ hai.
Chuổi ngọc trai lần hai nầy tương đối liền mạch và vững chắc hơn thời xưa khi có sự tham gia tích cực của Ấn Độ. Chính sách hướng Đông của quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới này đã phù hợp với ý định trở lại Châu Á của Mỹ cũng như đón nhận sự ủng hộ tích cực của các nước Úc, Nhật và ASEAN.
Như vậy chuổi ngọc trai bao vây Trung Quốc lần hai bao gồm các nước: Nhật, Hàn, Đài Loan, ASEAN, Úc, Ấn.
Lần nầy Mỹ không chỉ bao vây TQ bằng quân sự mà còn bằng một chế độ chính trị đối lập với chế độ độc tài của TQ. Do vậy các nước trong chuỗi ngọc trai mới hầu hết là các nước dân chủ tiên tiến, trừ Việt Nam và Myanma là hai ở ẩn số đang chờ lời giải.
Myanma đang có những động thái tích cực tiến về phía dân chủ: Chuyển giao qua chính quyền dân sự, đối thoại với lực lượng đối lập, thả tù chính trị, cho phép lập công đoàn và biểu tình, bắt đầu nói không với TQ và nhích lại gần với Ấn Độ qua chuyến đi Ấn Độ vừa rồi của Tổng thống Myanma.
Ẩn số phức tạp và khó giải nhất vẫn là Việt Nam.
Việt Nam cùng chế độ chính trị với TQ nhưng lại thù địch với TQ trong quá khứ và đang tiếp tục căng thẳng với TQ qua tranh chấp trực tiếp trên Biển đông. Việt nam vừa muốn đi theo TQ để bào vệ chế độ chính trị nhưng lại vừa muốn là một viên ngọc khác màu trong chuỗi ngọc trai dân chủ để dựa vào đó bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ trước đe dọa khó lường của thế lực đang lên TQ. Việt Nam là ẩn số phức tạp trong bài toán toàn cục nhưng đồng thời cũng là một bài toán phức tạp của chính mình đang cần tìm một lời giải.
Lẻ nào Việt Nam một lần nữa lại hy sinh thân mình để làm phương tiện giúp Trung Quốc phá vây?
Lời giải nào cho Việt nam?
Trong lịch sử, VN đã vướng nhiều sai lầm trong việc tìm đáp án cho bài toán khó của chính mình nên đã gây ra những hậu quả tai ương kéo dài đến tận ngày nay. Ở thế kỷ 19, ta đã chọn giải pháp dựa vào Mãn Thanh, bế quan tỏa cảng khi đối đầu với phương Tây nên đưa đến việc mất nước. Đến thế kỷ 20 ta lại chọn giải pháp dựa vào Liên Xô và Trung Cộng để dành độc lập nên phải đối đầu với siêu cường số một thế giới. Hệ quả là phải qua 20 năm chiến tranh tan tác, hy sinh biết bao xương máu mới dành được trọn vẹn độc lập. Trong khi đó hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới đã dành lại độc lập nhanh chóng bằng một phương thức ít tốn hao hơn rất nhiều.
Giờ đây, ở thế kỷ 21, ta lại đối mặt với sự chọn lựa mà tùy thuộc vào nó đất nước sẽ tan hoang hay tiến lên phát triển cùng thế giới. Cần phải trung thực, khách quan và tỉnh táo nhìn nhận lại lịch sử thì mới rút ra bài học đúng đắn cho việc chọn lựa hôm nay.
Nhà cầm quyền độc đảng Việt Nam đang nắm trong tay vận mệnh của đất nước. Các vị đang chịu trách nhiệm trước lịch sử khi đẩy đất nước đi theo chọn lựa của mình.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh |
| ||
Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ Thoát ra khỏi cái bóng của Trung Hoa Đất sống cho người khác ý kiến Myanma tiến về phía ánh sáng Bài viết cuối cùng trước khi đóng blog: LỜI CUỐI KHÔNG DỐI GIAN |
Wow !! mình đăng vài dòng cho 1 nhân xét không đâu vào đâu, mà chi phối rất nhiều thời gian (chắc tại lúc nhỏ it học -- hihi); một bài viết như Thầy chắc mình sưu tâm cả tháng và không đủ văn chưong để kết hợp thành môt đề tài hay, và đúng với sự thật.
RépondreSupprimerVề cơ hội: "Lẻ nào Việt Nam một lần nữa lại hy sinh thân mình để làm phương tiện giúp Trung Quốc phá vây?". Đúng vậy, rất may được cơ hội đến lần thứ 2, cho nên đợi lân thứ 3 thì chắc muộn mang`, sẻ ảnh hưởng cho nhiều thế hệ của đất nước Việt yêu thương này. Tình hình theo như ước đoán thì tốt và tạm rỏ ràng rồi ...
Như nhiều dự đóan ... ; tài nguyên của cái (bể) biển Đông ấy hy vọng sẻ vĩ đại hơn tất cả của các nước Tây A' hợp lai. Muốn làm chủ nó thì phải sáng suốt chon lựa ... Nếu lỡ đánh mât cơ hội lần này thì sẻ không còn cơ hội lần thứ 3 đến tân nhà xin tham gia nữa đâu....hihi
Xin cám ơn Thầy đả viết nhiều lời hay, nghĩa tốt cho thân phân đất Việt ... Kính chúc Thầy và gia đình thật nhiều vui vẻ, hạnh phúc... Hy vong, sau này có cơ hội bầu Thầy làm người đại diện để giúp đở đất nước...
Respectfully,
tvn/
Lời cuối sao?
RépondreSupprimer"Ở thế kỷ 19, ta đã chọn giải pháp dựa vào Mãn Thanh, bế quan tỏa cảng khi đối đầu với phương Tây nên đưa đến việc mất nước. Đến thế kỷ 20 ta lại chọn giải pháp dựa vào Liên Xô và Trung Cộng để dành độc lập nên phải đối đầu với siêu cường số một thế giới. Hệ quả là phải qua 20 năm chiến tranh tan tác, hy sinh biết bao xương máu mới dành được trọn vẹn độc lập."
RépondreSupprimerĐoạn này, tôi nghĩ là tùy ở góc nhìn mà coi là đúng hay không.
Thế kỉ 19, ta đang còn phong kiến. Tập đoàn phong kiến thối nát của nhà Nguyễn chọn bế quan tỏa cảng chứ không phải dân ta. Nguyễn Trường Tộ là cá nhân nằm trong tập đoàn phong kiến nhưng đã đi trước hàng thế kỉ, tấu sớ đề nghị cải cách ...
Thế kỉ 20, cũng không phải dân ta chọn. Thậm chí cụ Hồ cũng không chọn cộng sản ngay từ đầu. Mãi đến khi tàu khựa lập nước, mà Mĩ thì sợ domino không chịu công nhận nước ta, cụ mới buộc phải chọn. Chính cụ còn bị quốc tế cộng sản kỉ luật, khiển trách nhiều lần vì thái độ dân tộc chủ nghĩa.
Nhưng nói chung bài viết của bác hay.
Đồng ý với anh, dùng chữ TA trong trường hợp nầy chưa chính xác. Ấy là do quen miệng. Cám ơn anh đã chỉ giáo. Cái đoạn chính phủ HCM bị đẩy về phía TC- LX hay tự nguyện theo thì cần tỉnh táo xem lại. HCM muốn quan hệ với Mỹ nhưng Mỹ nhận ra HCM là CS nên không muốn chơi.Chính phủ năm 45 ra mắt ở HN là đa đảng nhưng dần sau đó các đảng khác bị loại trừ để tiến đến độc đảng. Như vậy thì làm sao Mỹ tin chính phủ HCM là o cộng sản được. Tuy nhiên lúc đó Anh Mỹ cũng có quyết tâm ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương nên không công nhận bất kỳ chính phủ kháng chiến nào hay là vì chính phủ kháng chiến có màu sắc CS nên Anh Mỹ mới nhảy vào? chỗ ấy cần xem lại.
RépondreSupprimerCe commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.
RépondreSupprimerHa ha.
RépondreSupprimerlại sa đà vào tranh luận lịch sử.
Nhưng đây mà là bài cuối để đóng blog thì hu hu. Tụi em sẽ mất tề tài trong các buổi nhậu rùi. mất zui quá Thầy ơi.
Hay là đừng đóng mà làm Topic "Mỗi Tuần 1 bài" giống ngày xưa có mỗi tuần 1 chuyện như vậy có hay hơn là đóng blog không.
Chúc Thầy luôn khỏe và nhậu tốt
Anh Vững thứ lỗi cho tôi là đã rút đi ý kiến của anh. Tôi xin phép được tóm tắc và rút gọn ý kiến giàu cảm xúc của anh lại như sau: từ thời VN sơ khai chống Nhật, Mỹ đã gởi lực lượng tình báo đến giúp HCM xây dựng lực lượng kháng chiến đồng thời đánh hơi thấy ngay đó là lực lượng thân LX và TC. Do vậy sau đó Mỹ làm lơ mọi kêu gọi giúp đỡ của HCM và Mỹ ủng hộ Anh đưa Pháp trở lại Đông Dương để chống cộng.Tôi đồng tình với ý nầy.
RépondreSupprimerPhân tích giai đoạn 1975 - 1991, vì sao chống Tàu kịch liệt để rồi ngã vào vòng tay của Tàu? Sẽ rõ hơn mâu thuẫn nội tại của lãnh đạo Việt Nam mà TQ ngày càng khoét sâu hơn. Nếu lãnh đạo không thực sự coi quyền lợi dân tộc làm trọng, không chính danh. Xem đối ngoại như canh bạc, làm xiếc đi dây thì họ tự làm khó mình, ngày đêm vẫn nơm nớp, tìm cách cân bằng giữa quyền lợi quốc gia và lợi ích chính trị. Còn cái giá phải trả chính là nhân dân. Nếu đứng hẳng về lợi ích quốc gia, bài toán trở nên dễ, Cơ hội đang mở, mong các vị hãy tỉnh để con cháu không muôn đời nguyền rủa...
RépondreSupprimerHuỳnh Ngọc Chênh đóng blog mình rất buồn,cảm giác như sắp mất cái gì đó...
RépondreSupprimerNguyễn Văn Gia
( Đà Nẵng )
Blog thật tuyệt vời, có tầm và có tâm với đất nước.Thật tiếc khi mỗi ngày không vào đọc blog của bác.
RépondreSupprimerCách nói "Việt nam giúp Trung Quốc phá vây lần 1" là cách nhìn lại lịch sử cực hay của Huỳnh Ngọc Chênh.
RépondreSupprimerCòn lần 2 này Việt Nam có muốn giúp nó cũng không được, ngoại trừ dính vào liên minh chết chùm với nó.
"Thế kỉ 20, cũng không phải dân ta chọn. Thậm chí cụ Hồ cũng không chọn cộng sản ngay từ đầu. Mãi đến khi tàu khựa lập nước, mà Mĩ thì sợ domino không chịu công nhận nước ta, cụ mới buộc phải chọn. Chính cụ còn bị quốc tế cộng sản kỉ luật, khiển trách nhiều lần vì thái độ dân tộc chủ nghĩa"
RépondreSupprimerEm đọc còm này em cười sặc nước vãi lên tới não, Chuyện này chưa bao giờ có nhá, chỉ khi anh Hai LX sụp đổ thì mới có chuyện truyền miệng lọt ra ngoài, đến khi ông anh Ba TQ có dã tâm chiếm biển lần 2 - bắt ngư dân ,đem tiền chuộc người cách đây cả chục 10- thì mới xì ra chuyện này. Giống như cậu bé Lê Văn Tám
Bó đuốc sống sáng người soi đường cho đời em tiến nhanh... lửa bập bùng như gọi tên anh ....
hay Ông Thiệu mang 24 tấn vàng ra nước ngoài, 24 tấn mà làm như 24 kg, thế mà dân VN tin sái cổ, báo chí cũng viết bài đăng ào ào , cả toàn dân tộc đều bảo Ông Thiệu ăn 24 tấn. Đến khi Bùi Tín xì ra, cộng với cái ông ký bàn giao số vàng đó cho đại diện VNDCCH, thì thấy không thể im được mới cho bào chí đăng lại câu chuyện giống như Bùi Tín kể.
Rồi bây giờ lại là bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt trong sách sử VN, các sách dạy sử cho hs đều bảo là của LTK , bác tác giả khẳng định là LTK. Đến lúc gần chết , cái bác Biệt Thự Sử VN mới thấy hối hận rồi nhờ đính chính lại như bác THL vụ LVT. Thế là 2 cái Biệt Thư trước khi chết mới hối hận vì gian dối,vậy không biết còn mấy cái Biệt Thự hối hận thêm trước khi về đoàn tụ ông bà