Phá Ma Kiếm và Hắc Y Nhân thoát ra khỏi hội trường của tổng đàn Giáo, sung sướng hít thở khí trời trong lành thì bỗng nghe tiếng thé thé vọng đến từ phương xa nghe rất chói tai:
- Hoan hô Giáo Ta muôn năm trường trị nhất thống giang hồ nhưng xin có ý kiến nhỏ đề đạt lên với Giáo. Hậu duệ của Lông Ít Luận bổ sung một ý rất thơm tho rằng: Trị Giáo để trị Giang Hồ. Từ đó kẻ tôi tớ hèn kém này xin được đề đạt thêm: Để trị Giáo thì Giáo đừng có tự tay làm mà ảnh hưởng đến long thể, nhọc sức vàng ngọc, hãy để cho dân đen làm việc này thì mới đúng đạo. Cao quý vinh quang như Giáo mà phải tự tay rửa mặt, chùi khu hay sao? Đó là công việc chuyên nghiệp của dân đen phải làm cho Giáo hằng ngày. Còn công việc của Giáo là cứ ngự trên đỉnh cao mà thống trị giang hồ.
Hắc Y Nhân thở dài ngao ngán:
- Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa! Muốn hít thở một chút khí trời trong lành cũng không xong. Lời the thé bốc mùi ấy không biết là của tay Giáo nô nào?
Phá Ma cũng thắc mắc đó là ai thì bỗng dưng từ phương xa hơn vọng đến điệu nhạc trầm hùng. Điệu nhạc ấy tích chứa một uy lực kinh hồn của một cao thủ võ công vào hạng thượng thừa chỉ do một người phát ra mà nghe như có cả một dàn người cùng hợp xướng.
Giai điệu trầm hùng ấy vang lên với nhiều cung bậc khác thường. Lúc như hào hùng bùng lên của sóng gió Biển Đông, lúc như phẫn nộ tuôn trào của núi lửa ngàn năm, lúc như oán than cho số mệnh bi thương của một kiếp người lầm lạc…
Phá Ma nói:
- Bạch Mao Lãng Tử ân nhân đấy ư?
- Không phải đâu.- Hắc Y Nhân tỏ ra am hiểu giảng giải- Giai điệu của Bạch Mao Lãng Tử Tạ Hải là những đoản khúc đơn lẻ bay bổng để thúc giục lòng người vào từng lúc thích hợp. Còn đây là giai điệu trầm hùng với vô số cung bậc giao thoa với nhau tạo ra những âm hưởng bất tận, tuôn xuống mạnh mẻ như nước thác, phun lên rừng rực như dung nham và bùng ra hùng vỹ như sóng vỗ vào vách cao. Đây là tiếng đàn thần sầu của Nam Nhạc Tô Nhát Sỹ đại lão anh hùng, mỗi tuần ông đánh lên một lần vang ra khắp chốn giang hồ.
Phá Ma khâm phục hỏi:
- Tại sao gọi lão anh hùng ấy là Nam Nhạc?
- Ông là hiệp khách xuất thân từ Bắc Thành, sáng tạo ra những thiên võ công bất hủ ghi qua nhạc phổ, và khi về già, an cư ở Sài Thành phương Nam nên giang hồ phong ông là Nam Nhạc.
- Giai điệu của ông ngay lúc nầy nghe sao bi ai thương tiếc- Phá Ma hỏi.
- Không biết ông đang tiếc thương cho ai? Ồ! Nghe kìa! Lồng trong tiếng nhạc là lời ông vọng lên.
Phá Ma chú ý lắng nghe, quả nhiên có lời vọng tới trên nền nhạc thống thiết du dương:
- Khương Hoàng Ký ơi! Phải chăng vì ngũ thập ký phản giao thông nha mà đệ bị tù? Khang Việt Nhạc ơi! Phải chăng vì hai phản Lạ nhạc phổ “Hu À Du” và “Giang Hồ Ta đâu” mà một nhạc tài như tiểu đệ phải vào tù?
- Ông đang tiếc thương cho hai thiếu hiệp ở phương nam là Khương Hoàng Ký và Khang Việt Nhạc vừa bị Giáo bắt tù.- Hắc Y Nhân nói.
Phá Ma lại đưa ra nhận định:
- Bây giờ giai điệu lại chuyển qua cung bậc uy vũ đầy phẫn nộ.
- Không hiểu ông đang cảm xúc mãnh liệt về việc gì?
Như trả lời cho thắc mắc của cả hai, giọng của Nam Nhạc vang vọng:
- Tự phê hả, tự rèn hả, tự kiểm hả, tự chỉnh hả…rồi tự sướng hả? Lông Lông Lông, nghe toàn Lông Ít ! Láo láo láo, nghe toàn láo toét !
Phá Ma chưa kịp hiểu ra điều gì đã nghe một giọng nói vang đến như đáp lại lời Nam Nhạc Tô Nhát Sỹ:
- Lỗi Hệ Thống, Lỗi hệ Thống, Lỗi Hệ Thống! Tái cấu trúc, tái cấu trúc, tái cấu trúc!
Hắc Y Nhân reo lên:
- Bắc Toán Hoàng Thuật Sư! Giang hồ đệ nhất thần toán lại xuất hiện.
- Ông ấy là ai mà nội công phát ra chấn động đến kinh hồn?- Phá Ma hỏi.
- Ông ấy là giòng dõi danh gia ở Trung Phần, học nghệ thành danh ở Bắc Thành. Ông sáng tạo ra nền võ công xuất chúng thông qua các thuật tóan thần sầu. Tuyệt kỹ võ công “Tối Ưu Toàn Cục Kiếm” do ông dày công sáng tạo vang danh ra toàn thế giới. Những chiêu thức độc đáo của Tối Ưu Toàn Cục Kiếm đều phát triển từ nền toán thuật cao siêu nên mỗi nhát chém của nó chính xác đến kinh hồn và uy lực tạo ra cắt ngọt cả gang sắt như cắt vào bùn nên giang hồ thế giới bái phục đặt tên đường kiếm ấy là “Nhát Chém Tụy”. Ông là thần toán ở đât Bắc nên giang hồ gọi thân mật là Bắc Toán, tên ông là Hoàng Thuật Sư.
Lúc ấy trên nền nhạc trầm hùng của Nam Nhạc là tiếng kiếm phong réo rắc của Bắc Toán vút lên. Rồi lời ca của Nam Nhạc cùng với giọng đọc khẩu quyết của Bắc Toán truyền tới, hòa quyện vào nhau tạo ra bản tổng phổ Nhạc Toán diệu kỳ.
Bắc Toán: Lỗi hệ thống, Lỗi hệ thống, lỗi hệ thống!
Bắc Toán: Khắc phục hư đốn gọi là chỉnh đốn.
Bắc Toán: Sửa sai tận gốc thì phải sửa lỗi hệ thống
Bắc Toán: Bất Khả sửa thì tái cấu trúc.
Bắc Toán; Hệ thống cũ thành hệ thông mới đấy thôi
Bắc Toán: Đổi hệ thống, đổi hệ thống, đổi hệ thống!
Bắc Toán: Ai? Ai? Ai?
Tiếng đàn hòa với kiếm phong cùng phóng vút lên cao rồi sau đó đột ngột lặng im. Gió dừng, cây lặng, trời đất như lặng im theo. Khoảng sâu lắng đỉnh cao.
Khoảng lặng tưởng như kéo dài đến bất tận thì bỗng dưng bị phá tan bởi một tiếng thét thống hận vang lên kinh động cả đất trời.
Kỳ sau: Tiếng thét của người nông dân
khâm phục Huynh đại ca. Ẩn lánh giang hồ bấy lâu không ngờ đại ca diện bích luyện công kiếm pháp giờ hư thực khó lường, nghe gió đằng đông mà đường kiếm lại xé tới đằng tây, nghe tiếng thét trên đầu mà chiêu thì vọt lên từ đất. Khâm phục khâm phục !!!
RépondreSupprimerMừng huynh đài tái xuất giang hồ!
RépondreSupprimerNam Nhạc chắc là Nhạc sỹ Tô Hải, còn Bắc Toán Hoàng Thuật Sư nghe sao giống Đông Tà Hoàng Dược Sư quá hé!
RépondreSupprimerGiáo sư Hoàng Tụy.
Supprimer( Cao Nguyên )
Kiếm chiêu của huynh mỗi lúc một cao cường, không biết vườn lau của huynh ở nơi đâu để tiểu muội xin tìm đến hầu hạ
RépondreSupprimerHoàng Thuật Sư là Hoàng Tuỵ
RépondreSupprimerRất vui vì HUỲNH NGỌC CHÊNH đã "Tái xuất giang hồ"
RépondreSupprimerCao Nguyên
nóng lòng nghe tiếng thét của người nông dân, chắc của anh đoàn Văn Vươn
RépondreSupprimerBác Huỳnh Ngọc Chênh viết sao văn giống Bác Huỳnh Ngọc Chiến vậy? Có phải hai bác là một không? Đọc quá đã. Lũ cẩu quan sẽ bị Kiếm Ý dân tiễn trừ sạch.
RépondreSupprimerKhâm phục! becailam
RépondreSupprimerKkk.
RépondreSupprimerLỗi hệ thống - đổi hệ thống - ai đổi?.
Bắc triều đổi - nam thuộc theo - lòng người đổi.