Từ sau năm 1963, khi tôi đã vào học lớp đệ thất thì cuốn tạp chí bán nguyệt san Tuổi Hoa do ông phụ trách đã có trong cặp sách của tôi tự bao giờ. Từ đó cho đến hết năm lớp đệ tứ, không lúc nào tôi thiếu vắng tờ báo ấy. Những bài viết ngắn, những truyện ngắn, truyện dài trong ấy đã giúp tôi thêm kiến thức và ươm trong tôi một tâm hồn tươi sáng, trong lành. Tính thiện trong tôi được phát huy lên, chắc hẳn phần lớn cũng nhờ những gì tôi đọc được trong Tuổi Hoa.
Sau đó tôi bỏ băng qua lớp đệ tam, học thẳng lên đệ nhị rồi đệ nhất để thi tú tài 1 rồi tú tài 2, phải vùi đầu vào việc học và cũng thấy mình thành người lớn rồi nên quên hẳn tờ báo thân thương nầy... cho đến tận ngày hôm nay. (Tình cờ cách đây mấy hôm tôi nhận đường link giới thiệu về tạp chí Tuổi Hoa của bạn tôi gởi đến, tôi mới choàng nhớ lại...)
Chân ướt, chân ráo vào Sài Gòn học đại học, tôi lại dính ngay vào tờ Đối Diện cũng do ông phụ trách cùng với linh mục Nguyễn Ngọc Lan. Nếu trước kia tôi có suy nghĩ chống Mỹ là vì đi theo quán tính của gia đình, còn bấy giờ tôi vững tin vào con đường đó vì những thông tin và lập luận đầy thuyết phục của tờ Đối Diện và sau đó là Đứng Dậy của ông.
Ông là linh mục Chân Tín.
Sau 1975, như nhiều trí thức miền Nam chống Mỹ khác, ông và LM Nguyễn Ngọc Lan dần hiểu ra rằng mình đã một thời ngộ nhận. Ông đã can đảm sửa sai. Ông và Nguyễn Ngọc Lan lại đi vào con đường đấu tranh để rồi bị quản thúc.
Ông vừa mới qua đời. Cầu mong ông được thanh thản về với nước Chúa của ông.
Vô vàn kính nhớ ông.
Đối Diện - Số đầu tiên ra đời tháng 7 năm 1969 |
Đứng Dậy - Số 61 ra tháng 9 năm 1974 |
Đứng Dậy - Số 70 ra ngày 4 tháng 7 năm 1975 |
Đứng Dậy số đình bản - Số 114 ra tháng 12 năm 1978. |
Trường hợp như vị Linh mục Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan thì nhiều lắm
RépondreSupprimer"20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc", tôi đọc đi đọc lại nhiều lần ở báo Đối Diện khi còn học ở trường Phan Châu Trinh. Sau tháng 4/1975 mới sáng mắt ra!
RépondreSupprimerCũng như anh Huỳnh Ngọc Chênh, tôi chưa một lần gặp hay liên hệ trực tiếp với LM Chân Tín vậy mà không ngờ ông lại là một trong những "kỹ sư tâm hồn" cho tuổi thơ trong sáng và hồn nhiên của tôi đây mà!
RépondreSupprimerNhờ trang blog của anh Huỳnh Ngọc Chênh tôi mới biết cha Chân Tín chính là chủ bút của tạp chí Tuổi Hoa, là người đã có công lớn, rất lớn trong việc duy trì và bảo tồn nền văn hoá đầy nhân bản, thuần Việt và rất đáng yêu của tuổi hoa niên chúng ta. Vào cái ngày có những người gọi là "giải phóng" (?) tôi chỉ là một đứa bé, sở hữu một gia tài vỏn vẹn chỉ có những cuốn sách Tuổi Hoa và Thiếu Nhi mà tôi coi trọng hơn vàng bạc châu báu là những thứ mà người lớn mê thích. Bởi vì qua đó, tôi thấy như được sống với chính mình trong "thiên đường tuổi thơ", như có ai viết dùm tôi những suy nghĩ thầm kín của một đứa con nít, từ những niềm vui nỗi buồn cho đến những hoài vọng ước mơ đến một cuộc sống tốt đẹp và cao thượng ...Có thể nói những cuốn sách giáo khoa mà tôi phải chấp nhận đọc sau năm 1975 chính là những công cụ giúp tôi nhận ra và xa lánh cái tư tưởng cs mà tôi thấy không thể nào chấp nhận được ở một con người Việt Nam yêu chuộng sự thật và đức công bằng, huống hồ gì là tuổi thơ cần phải được hun đúc trong tình yêu gia đình và tổ quốc. Những cái đó tôi đốt đuốc tìm không ra làm sao bảo say mê tôn thờ cho được . Anh Hùynh Ngọc Chênh và vô số những người lầm đường đã bị vỡ mộng cũng phải
Tôi đã thể hiện tinh thần phản kháng của một đứa trẻ bằng cách đem chôn mớ sách Tuổi Hoa & TN gia tài tinh thần mà tôi nhất mực yêu quý bằng cách chôn chúng sau vườn nhà, lâu lâu đào lên chùi cho sạch những vết ẩm mốc và đọc lại cho đỡ ghiền, rồi tôi đem kể lại cho lũ trẻ đàn em ở hang xóm nghe nội dung của từng cuốn chuyện mà tôi gần như thuộc lòng. Lớn thêm vài tuổi nữa, tôi hết chuyện để kể nên buộc phải tự viết lấy mà đọc, chắc không hấp dẫn bằng TH đâu nhưng mặc kệ, miễn sao các em, các cháu chúng thích nghe là tôi mãn nguyện lắm rồi
Hôm nay ngậm ngùi nghe tin cha Chân Tín đã về với Chúa, xin có lời chia buồn với tang quyến và nhà dòng Chúa Cứu Thế là nơi cha nương náu tâm hồn và thể xác suốt cuộc lữ hành trần thế đầy cam go thử thách, nhưng hôm nay cha có thể thành kính mà thưa với Chúa rằng : dù đường đi của cha có thể chưa tới, nhưng tư tưởng hướng thiện của cha đã được nhóm lên và lan toả trong tâm thức của thế hệ VN hôm qua hôm nay và ngày mai,bao lâu vẫn còn những người quyết lòng truyền bá và gìn giữ chúng ...
Xin hỏi-Chủ nhân của blog này chỉ đăng những bài hợp với quan điểm của mình,còn khác quan điểm thì không đươc đăng phải không?-Như thế thì còn gì là ngôn luận. Vậy là phiến diện,là một chiều,là độc đoán,là đi xuống,là chậm tiến...khới đầu cho sự nô lệ đấy - thưa chủ nhân.(tôi đã có bài comment.nhưng không thấy được thể hiện! Tại sao,xin được hỏi.)
RépondreSupprimerCó một sự ngộ nhận của bạn cũng như một vài bạn khác ở đây. Trang nhật ký để tâm sự lúc buồn vui nầy chưa bao giờ tự nhận là một diễn đàn dân chủ. Cũng như tôi chưa bao giờ dám tự nhận mình là nhà dân chủ. Tôi thích thể chế dân chủ, tôi viết về dân chủ không có nghĩa tôi được là nhà dân chủ. Cũng như tôi yêu nghề giáo, tôiviết về giáo dục không có nghĩa tôi là nhà giáo dục hoặc tôi viết về hội họa thì tôi phải là họa sĩ hoặc nhà mỹ học.
SupprimerTrang nhật ký nầy được lập ra để ghi lại tâm trạng vui buồn của riêng tôi trước thế cuộc. Tôi cũng đón nhận những chia sẻ của các bạn cùng tâm trạng. Tuy nhiên không vì thế mà tôi không cho xuất hiện những tâm trạng khác tôi hay trái ngược lại. Tôi chỉ không đưa lên những ý kiến cực đoan(phía nầy lẫn phía kia), ý kiến kích động bạo lực, ý kiến bôi nhọ và xúc phạm lẫn nhau và những lời lẽ quá sức tục tỉu.
Đây là blog cá nhân, công sức trí tuệ, tâm tình của chủ blog. Không phải cửa chùa, cửa đảng. Ai quen xài đồ chùa, đồ của thiên hạ từ nhỏ đến nay...sẽ rất làm lạ,bức xúc vì sao mình bị loại! Bản chất của tự do, công bằng và dân chủ là quyền làm chủ cái của mình tạo ra, tôi hiểu bác Chênh đã trả lời nhu thế.
SupprimerVề bài viết, gợi lại cho tôi muôn vàn nỗi nhớ bé thơ. Nay tôi đã gần 60, nỗi nhớ đó thiệt là quí cho tôi, tín đồ của Tuổi hoa thập kỷ 60-70. Tôi nhớ ra họa sĩ Vy Vy,tôi nhớ cách vẽ cô bé, chú nhóc mà sau này tái hiện trong sách của Nguyễn Nhật Ánh, thật dễ thương! Phải chăng, mọi triết thuyết chính trị, lý tưởng chỉ là giẻ rách trước những thiên thần của tuổi thơ, nuôi tôi đến nay mà không biết ăn cắp, lỡ nói dối thì biết ngay là mình bậy rồi, không biết nịnh, lỡ nịnh thì biến ngay không dám đứng lại...vì thấy nhục quá! Nhiều thập kỷ sống trong chiến tranh mà sao tôi, chúng tôi yêu quê hương đất nước biết bao. Có phải nhờ Tuổi Hoa, nhờ cuộc sống đầy trăn trở của những ngày miền Nam?
Trả lời hay lắm bác Chênh, đừng để sâu bọ, cuống tín, mỵ dân vào làm bẩn blog Bác nhé !
SupprimerTại sao trước 75 rất nhiều trí thức và rất nhiều dân thường của miền nam VN không ai hiểu nhiều về bản chất thật của cncs nhĩ? hay là tại miền nam VN quá tự do để tuổi trẽ muốn làm gi thì làm
RépondreSupprimerNgười Miền Bắc di cư vào Nam thời 1954-55. Chính bố tôi kể lại cho bạn bè ở M. Nam. Họ không tin vì họ không nghĩ rằng người Việt lại giết người Việt dã man như thế. Sau 1975 có một số người ở cùng que, họ kể bà ngoại tôi bị xử khiếm diện TÙNG XẺO vì bà tôi đã chạy thoát vào M. Nam. Hoặc phim :Chúng Tôi Muốn Sống" được chiếu ở M. Nam với cảnh đấu tố ở ngoài Bắc. Được mấy ai ở M. Nam TIN.
SupprimerTheo tôi nghỉ , chỉ có những Đảng viên CS cuồng tín mới không tin cái dã man mà bạn đã nêu trên . Hầu hết tất cả mọi người VN đều biết và tin có hình thức đấu tố dã man này .
SupprimerChỉ có những Đảng viên cuồng tín mới không biết sợ CNCS . Tất cả nhân dân cũng như Đảng viên thường đều biết rõ nên tất cả đều sợ sự Thanh trừng theo chủ Trương và chính sách của Đảng .
Cũng như những người di cư năm 54 , Sau năm 75 cả hai miền Nam Bắc VN tất cả đều vì sợ , chỉ biết im lặng và chỉ biết tháo chạy tháo chạy .
Các vị này đã góp phần để xây dựng lên xã hội thối nát này thì kế quả sau phỏng dái là đúng rùi. Có công xây lê nó để nó xử lại là lẽ tất nhiên. Còn chúng tôi có làm gì nên tọi chứ mà bị đàn áp mấy chục năm...không được học hành, ăn toàn bo bo...bắt đi kinh tế mới...các vị đã chết thì thôi, còn các vị đang sống trả lời giúp thế hệ 7x ch1ng tôi đi....Ông bà xưa dạy rằng gieo nhân nào thì gặt quả đó thôi....theo việt cộng để rùi nó bỏ tù là đáng rùi....
RépondreSupprimerKhông cứ gì Lm Chân Tín mà còn nhiều, nhiều người nữa. Kể cả chủ nhân của blog này, nghe phảng phất cũng cùng tâm trạng.
RépondreSupprimerÔng Chênh mến,
RépondreSupprimerCũng gần giống như ông, tôi vào lớp Đệ thất năm 60 và khi tạp chí Tuổi Hoa ra đời thì tôi trở thành một độc giả "cuồng nhiệt" nhưng không thường xuyên lắm vì thường thì phải nhịn ăn mới có tiền mua báo! Vậy mà củng như nhiều đọc già trẻ tuổi thời đó, không mấy ai chú ý mấy tới tên ông chủ tiệm (chủ nhiệm) ký tên Chân Tín.
Suốt thời gian Trung học, như là đứa trẻ đang lớn, tôi càng lúc càng "thiên tả" vì trong lòng lúc nào cũng cảm phục những người yêu nước, những người chiến đấu trong thế yếu... Có lẻ đây là tình cảm tự nhiên cũa bất cứ thanh thiếu niên nào.
Đùng một cái, cuộc ác chiến năm Mậu Thân xãy ra! Trên đường tản cư chạy giặc tôi, cậu học sinh ngu ngơ đó, tình cờ chứng kiến tận mắt các hành động khũng bố, tàn ác cũa những người đang hô hào đi giải phóng, đang thi hành tới nơi tới chốn chủ trương "thà giết lầm hơn bỏ sót" và "Sát nhất nhân vạn nhân cụ", cậu tỉnh người và không còn ảo tưởng nữa. Do vậy cậu ta, không như ông, không "dính" tới mấy tờ báo "Đối Diện" rồi Đứng Dậy (cũng lại ông Chân Tính!).
Những người làm tờ báo này, họ không phải là thành phần thứ ba như họ rêu rao mà thực sự là các cán bộ nội thành hoạt dộng hợp pháp. Thế thôi. Dù họ không bị bắt gặp đang thực sự cầm súng bắn, némlựu đạn, dặt mìn, đâm lưởi lê, bắn hỏa tiển, nhưng họ đã dùng ngòi bút cũng dấy máu không kém!
Tiện đây, ông Chênh đọc nhiều các tạp chí trên, đố ông có nghỉ ra tại sao khi bị đình bản, "Đối Diện" trở thành "Đứng Dậy" (viết tắt ĐD) không?
Chúc ông vạn sự lành!
Bác nghĩ vậy thì oan cho những người như Lm.Chân Tín qúa ! Thật ra,thành phần thứ ba là một tổ chức không
Supprimerthuần nhất và đã bị phe CS.lợi dụng nhưng số cán bộ
"nằm vùng" không nhiều.
Về phía Công giáo ở Sài Gòn,chỉ có 2 linh mục nằm vùng là Phan Khắc Từ và Trương Bá Cần tức đảng viên Trần Bá Cường,người đã ra sách tuyên truyền cho chế độ CS.qua
cuốn "Hai mươi lăm năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc" (chứ không phải 20 năm,từ 1945-1970).
Sau 30/4/75 nhiều người đã quy kết sự thất bại của miền Nam là do những cá nhân hay những tổ chức đối lập với chính quyền Nam gây nên . Linh mục Chân tín và Ngọc Lan cũng nằm trong dạng này . Tiếc thay !!!
RépondreSupprimerNếu nói đến tự do và dân chủ mà không có sự đối lập , thì tự do và dân chủ chỉ là hình thức cuội , chỉ là xạo , chỉ là bánh vẽ . Nên chính nhờ những con người đối lập , tinh thần tự do dân chủ mới có thể tồn tại và phát triển . Ngay cả ở nước Mỹ hiện nay cũng vậy . Không có những phong trào biểu tình , phản kháng , đối lập như Chiếm phố Wall , thì tự do và dân chủ chủ tại Mỹ sẽ dừng lại , sẽ đóng băng , sẽ tàn rụi .
Do đó , LM Chân Tín không phải là Quốc gia cũng không phải là CS , trước sau như một ông vẫn là một người trí thức phục vụ cho chúa , cho tha nhân và đấu tranh trước bất Công của xã hội . Ông là người đáng noi gương , đáng khâm phục , đúng hơn là chê bai hay chỉ trích .
Hành động của những người buộc tội hay chê bai chỉ trích LM Chân tín có lẽ vì giận cá chém thớt , hay cũng có thể những phát xuất từ đầu óc của những người chỉ biết giải quyết hận thù , ẩn nấp dưới chiêu bài tự do và dân chủ
Trả lời quá hay, lâu lắm tôi mới nghe một ý thuyết phục: Tại sao lại đổ lỗi cho những người đối lập ở miền Nam. Cần phân biệt rõ những hạng người đối lập, khác nhau. Đối lập là một thành tố bảo đảm cho một xã hội dân chủ.Cùng với đối lập như cha Chân Tín, là nhóm Lý Chánh Trung...nay phân biệt cũng còn khó, đâu là giả là chân, phải không anh?.
Supprimersai lầm duy nhất của những người đối lập ở miền Nam trước đây là cứ nghĩ rằng "thù của kẻ thù là bạn", mà không hiểu rõ bản chất của kẻ đó.
RépondreSupprimer