HỒ TRUNG TÚ
Đường ranh giới giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế xác định theo đường phân thuỷ trên đỉnh dãy Hải Vân, tức nước chảy về phía nào thì phần đất ấy thuộc địa phương đó. Chính vì vậy mà sinh chuyện. Đỉnh đèo Hải Vân chỉ rộng không tới ngàn mét vuông nhưng cùng lúc cả hai địa phương Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế đều khẳng định Hải Vân là của mình và xác định "chủ quyền" ở đây bằng các tấm pa nô, áp phích riêng. Trên phần Thừa
Thiên Huế tấm panô được thiết kế khá đẹp theo kiểu truyền thống xác định địa phận Thừa Thiên Huế kèm logo di sản thế giới thì trên phần đất của Đà Nẵng là một áp phích cổ động khổng lồ trên một mảng lớn trên vách núi: "Nhân dân Đà Nẵng quyết tâm xây dựng thành phố giàu đẹp, văn minh".
Thế nhưng di tích cổng thành Hải Vân Quan thì không thuộc về ai cả. Khi Thừa Thiên -Huế xác định các di tích trong quần thể di tích văn hoá đề nghị UNESCO công nhận di sản thì trong đó có Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân, và dĩ nhiên là sau đó TT-H cho gắn biển di sản thế giới lên di tích này. Không biết ai ra lệnh từ phía Đà Nẵng, lãnh đạo cao nhất hay do người dân tự phát, nhưng chỉ sau một đêm thì tấm biển được gỡ mất. Tấm biển khác được dựng lên và nó cũng lặng lẽ biến mất.
Chưa hết, cứ theo đường phân thuỷ của dãy núi này kéo ra tận biển thì một hòn đảo cách bờ chừng cây số cũng không biết thuộc về ai. Trên bản đồ hành chính Đà Nẵng thì gọi đó là đảo Ngọc, hoặc hòn Chảo; còn bản đồ hành chính của Thừa Thiên Huế thì gọi nó là đảo Sơn Trà. Cách nay chừng 3 năm, TT-H đã bỏ ra một khoảng kinh phí khá lớn để khảo sát động thực vật và rặng san hô khu vực này và phát hiện ra quanh đảo Sơn Trà ( chứ không phải là bán đảo Sơn Trà vốn thuộc Đà Nẵng) có một rặng san hô vô cùng lớn với nhiều sinh vật biển quý hiếm. Lần đó, nhiều người đọc báo không hiểu tại sao TT-H lại đi khảo sát san hô ở đảo Sơn Trà ! Nếu đảo Sơn Trà này được đưa vào quần thể Lăng Cô - Hải Vân thì sẽ thành một khu sinh quyển du lịch núi biển vô cùng đặc sắc. Trong khi đó Đà Nẵng lặng lẽ mở tour du lịch, câu cá, thể thao, lặn biển ở "Đảo Ngọc" và đang thu hút khách khá mạnh. Trong dự án 5 tỉ đô la Mỹ vào vịnh Làng Vân dưới chân Hải Vân cách nay chưa được một tháng thì đảo Ngọc cũng được các nhà đầu tư vẽ vào .dự án Tuy đã có đường hầm nhưng vẻ đẹp của "Đệ nhất hùng quan" Hải Vân vẫn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Tour dừng xe ngắm biển, ngắm mây trời, ngắm thành phố Đà Nẵng lấp lánh xa xa là một tour mà du khách không bao giờ chịu bỏ qua cho dù là trời mưa, mây mù hay đường đèo nguy hiểm. Đơn giản là vì Hải Vân đẹp ngay cả trong ngày mưa, sương mù hay trời trong nắng đẹp. Ngày nắng đẹp thì đỉnh đèo Hải Vân như một tổ chim đại bàng trên vách núi cao nhìn ra mênh mông trời biển. Ngày mưa thì sương khói kéo đi từng luồng, Hải Vân Quan hiện ra khi mờ khi tỏ, huyền ảo như thời gian đang lùi lại hàng thế kỷ. Chính vì vậy đỉnh đèo Hải Vân đều được ngành du lịch hai địa phương xác định là một sản phẩm đặc sắc của riêng địa phương mình. Trong tâm thức người dân cả hai địa phương thì Hải Vân đã gắn liền với lịch sử địa phương mình đến mức khó có thể tách rời. Khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đứng trên đỉnh núi này nhìn về phương Nam ông đã dự cảm về một "cơ nghiệp muôn đời". Nhiều người Huế cũng bảo trong lịch sử, vùng đất Nam Hải Vân, Bắc Thu Bồn cũng đã một thời thuộc vào huyện Phú Vang, nay là huyện Phú Lộc của TT-H, tức Châu Hóa thời xưa.
Người QuảngNam - Đà Nẵng không thua, cãi lại : Địa giới Quảng Nam Đà Nẵng đã từng ra đến phía bắc Hải Vân kìa ! Bằng chứng là Bắc Hải Vân có làng Lăng Cô phải không ? Nếu là của người Huế thì phải gọi là Lăng O chớ răng lại gọi Lăng Cô ? Chỉ có người Quảng mới gọi Lăng Cô thôi !
Từ ở góc nhìn nào, từ cấp hành chính, lãnh đạo địa phương hay người dân sống ngay trong thắng cảnh này thì cũng đều thấy chính vì những điều phi lý ấy mà Hải Vân đệ nhất hùng quan đang bị bỏ bê, nhếch nhác một cách rất lãng phí. Cổng thành Hải Vân Quan đẹp thuộc loại hiếm đã không được chăm sóc, thậm chí ngay trước cái di tích đốt không biết bao nhiêu phim ảnh của du khách này người ta đã dựng một tấm bia chiến thắng Đồn Nhất năm 1946 bằng gạch men của nhà về sinh !
Người Quảng
Từ ở góc nhìn nào, từ cấp hành chính, lãnh đạo địa phương hay người dân sống ngay trong thắng cảnh này thì cũng đều thấy chính vì những điều phi lý ấy mà Hải Vân đệ nhất hùng quan đang bị bỏ bê, nhếch nhác một cách rất lãng phí. Cổng thành Hải Vân Quan đẹp thuộc loại hiếm đã không được chăm sóc, thậm chí ngay trước cái di tích đốt không biết bao nhiêu phim ảnh của du khách này người ta đã dựng một tấm bia chiến thắng Đồn Nhất năm 1946 bằng gạch men của nhà về sinh !
Ở đây hoàn toàn có thể xây dựng một khu du lịch đặc sắc, thế nhưng, cho dù mỗi ngày có không dưới 1.000 du khách nước ngoài dừng lại uống cà phê, chụp ảnh thì dịch vụ ở đây vẫn là những lều quán tạm bợ như hàng nửa thế kỷ trước, người bán hàng thì bu bám như trên đời không có bất cứ ai giám sát họ. Công an Đà Nẵng lên thì họ chỉ cần bước một bước là đã qua các quán bên Thừa Thiên Huế để ngồi và nhìn lại như thách thức.
Nguồn Hồ Trung Tú blog
Lãnh chúa cao nhất của Đà Nẵng ra lệnh chứ ai. Ông này thi ném đá giấu tay đứng nhất thế giưới mà.Ông ta đang có tham vọng sẽ dựng một tượng Phật để lập kỷ lục nữa đấy.
RépondreSupprimerHẢI VÂN CỦA AI?
RépondreSupprimerMới đọc cái tựa em đã toát mồ hôi! Tưởng rằng Hải Vân của TQ :)
Hú vía!
Bà mẹ, hãy chỉ những khu đất bỏ hoang cỏ mọc không biết làm gì cho tụi tham nhũng thấy. Sao nó không lo những bãi cỏ hoang nay mà lo HV quan?
RépondreSupprimer