18/02/2012

BBC: BÀ BÙI HẰNG "VẪN TUYỆT THỰC"


Bà Bùi Hằng 'vẫn tuyệt thực'

Con trai bà Bùi Thị Minh Hằng, người bị đưa vào trại giáo dục vì cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” cuối năm ngoái, cho hay mẹ mình vẫn tuyệt thực.

Anh Bùi Trung Nhân, đi cùng một nhóm bằng hữu của bà Hằng, đi đến trại Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc ngày hôm nay.

Tuy vậy chỉ có con trai bà Hằng được phép vào gặp mẹ sáng thứ Bảy trong cơ sở đào tạo Thanh Hà.

Anh Nhân cho BBC biết: “Sức khoẻ mẹ em có khá lên nhưng vẫn bị bệnh ngoài da.”

Anh nói thêm rằng mẹ mình vẫn “còn tuyệt thực từ ngày 28/1 đến bây giờ”.


Ông Lê Dũng, một trong những người bạn của bà Hằng, nói với BBC từ ngoài cổng trại Thanh Hà: “Tôi đi cùng một đoàn gồm rất nhiều các bác các chú lên Thanh Hà thăm chị Hằng.”

“Chúng tôi và các bác ở đây chỉ được đứng ở ngoài từ rất xa, nhìn qua hàng rào và phải dùng ống kính tele thì mới chụp được ảnh chị Hằng,” ông Dũng nói.

“Trông chị rất già, nói chung có vẻ tiều tụy,” ông Dũng nhận xét.

Mặc dù không được vào gặp mặt, ông Dũng cho biết “mọi người vẫn đang ở đây làm đơn yêu cầu để được gặp”.

“Nhưng từ sáng đến giờ các anh ấy cứ họp lên họp xuống và nói rằng chưa trả lời được.”

“Các anh cứ từ chối là quy định nọ kia nhưng chúng tôi chỉ yêu cầu vì đây là quyền công dân. Mọi người từ mỗi nơi trên cả nước, những người bạn kéo đến để được nhìn bằng mắt tình trạng của chị là như thế nào, nhưng các cán bộ chỉ giải thích là chưa được.”

“Tường thuật trực tiếp”

Trong khi đó, một số trang mạng cá nhân tỏ sự chú ý đặc biệt đến sự việc này.

Trang blog của ông Nguyễn Xuân Diện, một trong những người đến thăm chị Hằng, đăng tải một bài “tường thuật trực tiếp” chuyến thăm của đoàn gồm 27 người, tính cả một cháu bé hơn hai mươi tháng tuổi.

Bài viết có đăng tải những hình ảnh theo thứ tự thời gian cũng như bức ảnh chị Hằng được chụp bằng ống kính tele như miêu tả.

Các bức ảnh khác còn cho thấy một đoàn xe ôtô bốn chỗ đời hiện đại trong đó có hai chiếc mang biển Hà Nội và một chiếc mang biển Quảng Ninh xếp hàng dài bên ngoài khu vực trại giáo dục Thanh Hà.

Theo ông Nguyễn Xuân Diện, những người đến thăm bà Hằng hôm nay gồm có Giáo sư Ngô Đức Thọ, Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, Phương Bích, ông bà Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Chính, Nguyễn Lân Thắng, Lê Dũng…

Một số thân hữu, trên Facebook, đăng tải bức hình bà Hằng từ ngoài hàng rào với dòng ghi chú: “Bức ảnh này sẽ đi vào lịch sử."

Bà Bùi Hằng là một nhân vật nổi bật trong các lần biểu tình chống Trung Quốc diễn ra hồi tháng Sáu năm 2011.

Bà cũng là một nhân vật gây tranh cãi và bị một số người chỉ trích là có hành vi "thiếu lịch sự" nơi công cộng.

Một số nguồn tin có liên quan tới giới chức nói 'thái độ gay gắt và chống đối công khai nhiều lần' là một trong các nguyên nhân khiến họ đưa bà vào trại.

Đầu năm nay, Sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo yêu cầu Việt Nam "thả bà Hằng và tất cả các tù chính trị".

Thông cáo này nói: "Không ai đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận hay quyền hội họp ôn hoà hay bất cứ quyền con người nào được quốc tế công nhận."

12 commentaires:

  1. tại sao lại hành hạ một người yêu nước như chị Hằng?

    RépondreSupprimer
  2. Thưa các bác ,
    Tuy thông tin dưới đây này (của ông Trần kỳ Trung) ko liên quan tới bài viết nhưng khiến chúng ta phải suy gẩm nhiều . Vì một lẻ đơn giản "không có gì che dấu mải mải dưới ánh mặt trời !!!"
    - - - -

    “LÊ MÁY CHÉM ĐI KHẮP MIỀN NAM…”
    Nguồn : http://trankytrung.com/read.php?442

    Trong buổi truyền hình trực tiếp của VTV về nhạc sỹ Văn Ký tối thứ 7 ( ngày 13/11/2011) vừa rồi, khi giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài hát “bài ca hy vọng” của nhạc sỹ Văn Ký, cô MC cho biết, thời điểm mà bài hát này ra đời là lúc phong trào cách mạng ở miền Nam bị đàn áp rất khốc liệt, Mỹ - ngụy “ …lê máy chém đi khắp miền nam giết hại các chiến sỹ cộng sản, người dân yêu nước”.
    Theo tôi biết, khi miền nam được giải phóng CHỈ CÓ MỘT MÁY CHÉM NẶNG CẢ TÂN ĐỂ Ở NHÀ LAO CHÍ HÒA (SÀI GÒN) , thực chất mang tính chất dọa dẫm, biểu thị quyền lực, luật pháp của một chế độ chứ nó không hề dùng để chặt đầu người. Tôi được biết, dưới chế độ của ông Ngô Đình Diệm, duy nhất có một lần dùng máy chém để chém đầu ông Hoàng Lệ Kha, một nhân sỹ yêu nước ở Tây Ninh ( xin lỗi nếu tôi nhớ nhầm họ tên ông này, vì tôi nghe chuyện này lâu lắm rồi, qua một nhà sử học nổi tiếng). Về sau, thấy dã man, ông Ngô Đình Diệm yêu cầu không sử dụng biện pháp tử hình này nữa.
    Lịch sử cần tôn trọng sự thật. Bây giờ nhiều sự thật đã sáng tỏ và đang sáng tỏ, không thể tô hồng hay bóp méo, xuyên tạc .
    Lòng dân chỉ hòa hợp, đoàn kết khi mọi hiểu lầm qua đi, mọi khúc mắc của lịch sử được giải đáp, những điều không đúng được sửa sai.
    “ …Lê máy chém đi khắp miền nam…” phải khẳng định, điều này trước năm 1975 ở miền nam là KHÔNG CÓ !
    Đã không có thì không nên nhắc lại. Nhắc lại là sự xuyên tạc, cố chấp, không thật lòng.
    Nên không ? ./.

    (1) tác giả tự giới thiệu : ". . .Tôi sinh ngày 8-2- 1953. quê quán Hội An - Quảng Nam, không làm việc nhà nước, nghỉ hưu. Tôi đã có gia đình. Vợ tôi tên là Lê Thị Bích Lan, làm nghề buôn bán (xem ảnh) cùng ba con, hai gái, một trai( xem ảnh) .Hiện gia đình tôi sinh sống tại 23 - Trần Phú - Hội An- số điện thoại 0510 - 861866. . . "

    RépondreSupprimer
  3. Nguyễn An Liên19 février 2012 à 04:06

    Nhiều và rất nhiều cái tưởng như vậy nhưng không phải như vậy! Đây là sản phẩm đặc trưng của ban tuyên huấn giáo ta!

    RépondreSupprimer
  4. thưa các bác ,
    Trước các bức xúc của các bác về vụ tiên lãng , tôi xin có ý sau :

    đừng bao giờ đòi hỏi công lý và lẻ phải ở một đất nước mà mọi người buộc phải sống trong SỢ HẢI và DỐI TRÁ , phải TỰ KIỂM DUYỆT nhửng gì mình viết trên blog cá nhân CỦA MÌNH , v.v... Một chế độ mà nhửng quyền căn bản của con người vẩn còn theo cơ chế XIN-CHO tùy tiện của nhà cầm quyền : lảnh đạo có đức độ thì dân nhờ , còn ko thì ráng chịu . Chống đối thì vào tù , dù người đó thực hiện nhửng quyền căn bản của con người (được ghi trong hiến pháp) là tự do ngôn luận , hội họp , và biểu tình ,v.v... ; có thể bị chụp mủ "phản động nước ngoài giật dây" , v.v...

    RépondreSupprimer
  5. Việc bắt giam tù cải tạo bà BTMH.,một người chỉ biểu tình chống
    TC.xâm lấn nước ta là vi hiến và cực kỳ oan ức nhưng dân ta còn không dám phản đối tập thể mà chỉ có lẻ tẻ một ít trí thức như
    thế thì đấu tranh dân chủ hóa còn sợ hãi đến mức nào nữa !
    Khóc lên đi,ôi quê hương yêu dấu ! Cry,oh may lovely country !

    RépondreSupprimer
  6. Xin lỗi,dư chữ a trong "my lovely country".

    RépondreSupprimer
  7. THAM NHŨNG Ở CHẾ ĐỘ SÀI GÒN (VNCH) VÀ BÂY GIỜ .

    Xin kể các bác chuyện CÓ THẬT 100 % .

    Tôi đả ở Mỷ 18 năm , có một lần tôi được nghe hai ông già , đáng tuổi cha mẹ , nói chuyện với nhau ; một cụ nói :
    - Dưới chế độ Việt nam Cộng hòa của chúng ta , chỉ có cấp cao mới tham nhũng ; cấp dưới không tham nhũng được nên đi đến bất mãn khiến cho chế độ VNCH rất yếu và dể dàng sụp đổ vào năm 1975 vì cấp dưới ko có tinh thần để bảo vệ chế độ theo triết lý “ăn cây nào , rào cây nấy” .
    Còn dưới chế độ Cộng sản hiện giờ , cấp trên tham nhũng rất bạo nhưng họ củng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cấp dưới tham nhũng và họ củng nhắm mắt làm ngơ củng như bao che trước nhửng bê bối của cấp dưới . Tóm lại họ dùng tham nhũng để “mua” sự ngoan ngoản trung thành của cấp dưới . Khi bọn cấp dưới tham nhũng được thì chúng mới ra sức bảo vệ cái chế độ đả giúp chúng giàu sang theo đúng triết lý “ăn cây nào , rào cây nấy” . Chỉ khổ người dân đen mà thôi .

    Nhận xét :
    Cụ này đả nhận xét rất chí lý và rất chính xác . Thành ra , bây giờ các bác hay nghe câu nói CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH hay THÀ MẤT NƯỚC HƠN MẤT ĐẢNG !!!
    Dưới chế độ VNCH như đả nói , bọn cấp dưới rất ít tham nhủng hay nếu có thì chỉ ở một vài nghành nghề (ví dụ như cảnh sát và quân đội) mà thôi . Trong khi bây giờ , tham nhũng xuất hiện ĐẠI TRÀ Ở MỌI CẤP , MỌI NGHÀNH NGHỀ đến độ nếu có công chức nào ko tham nhủng thì sẻ bị đồng nghiệp coi là ‘gàn’ , ‘bất thường’ , ‘đầu óc có vấn đề’ . Hậu quả người dân bị bốc lột thậm tệ , GẤP NHIỀU LẦN so với người dân dưới cái chế độ – mà người CS gọi là ‘Mỷ Ngụy’ – , và nổi cợm bây giờ là vụ Tiên Lảng , đang gây bức xúc cho toàn xả hội kể cả người Việt ở nước ngoài .

    RépondreSupprimer
  8. thưa bọ Lập và các bác ,
    Còm của tôi , tuy có thể ko liên quan gì đến bài viết trên nhưng có nhiều điều đáng cho chúng ta suy gẩm .

    CÔNG AN LÚC TRƯỚC KHÔNG HUNG DỬ VÀ TÀN ÁC NHƯ CÔNG AN BÂY GIỜ !!!

    Tôi ra tù năm 1981 , nghỉa là ở tù khoảng 5 năm rưởi . Từ năm 79 trở đi , quan hệ giửa chúng tôi với các anh CA bớt căng thẳng rất nhiều . Chúng tôi được lảnh quà từ bà con ở các nước tư bản (Mỷ , Úc , Pháp , v.v…) gửi về ; phát ngay tại trại sau màn kiểm tra rất kỷ (sợ có vủ khí hay tài liệu phản động) . Nhửng ngày sau đó , có vài anh CA xin chúng tôi thuốc lá , thuốc trị bịnh hay yêu cầu chúng tôi hát nhạc vàng ; thời đó các anh CA nói " về quê thăm gđ còn phải mang phần gạo của mình theo" , chứng tỏ bên ngoài vẩn còn khổ . Trung bình 3 tháng chúng tôi được thăm nuôi 1 lần , có anh nhận tới 200 kí quà . Nhờ chia xẻ lẩn nhau , nên bọn tù chúng tôi ko còn đói khổ như mấy năm đầu .
    Nhờ có tiền , do ng nhà công khai gửi vào , thỉnh thoảng chúng tôi nhờ các anh CA mua giùm thịt heo ‘hơi’ , tức là con heo đưa lên bàn cân nặng bao nhiêu thì tính tiền bấy nhiêu . Các anh CA giết heo và cắt từng khúc theo đơn đặt hàng của chúng tôi , rất sòng phẳng .
    Phải thành thật mà nói , từ 1979 đến ngày ra tù , quan hệ giửa bọn tù chúng tôi và CA ngày càng có TÌNH NGƯỜI hơn . Tôi ra tù năm 81 và đi Mỷ năm 94 . Vài năm mới ra tù , tôi bị quản chế chặt chẻ nhưng sau đó họ nới lỏng .
    Tôi nhận xét , CA thời đó chỉ ‘nặng tay’ với bọn tội phạm (trộm cắp , cướp,v.v…) bị BẮT QUẢ TANG, chứ đối với DÂN thì tạm được , hiếm khi thấy họ hống hách hay đánh đập dân (chỉ vì ko đội mủ BH) như CA bây giờ . Thời gian này , nhửng vụ CA đánh chết người tại đồn rất hiếm .
    Khoảng năm 1981-82 , tôi làm việc tại một văn phòng của 1 đội xây dựng ở đg Hàm Nghi quận 1 TP.HCM . Có 1 lần , một anh bán dạo (bán các thứ lặt vặt để trên 1 tấm ni lông , khi CA tới thì xách chạy) ở lề đường gần VP của tôi , bị CA bắt vì chạy ko kịp . Anh này đả gây gổ , giằng co với anh CA trước khi bị đưa về CA phường Bến Thành . Tôi nghỉ rằng anh sẻ bị CA “tẩn” cho 1 trận ; vài giờ sau tôi thấy anh được thả , ko bị đánh đập gì hết , tôi rất ngạc nhiên .

    TÔI KO HIỂU “TẠI SAO CÔNG AN NGÀY NAY HUNG DỬ , TÀN ÁC HƠN LÚC TRƯỚC” ?

    XIN CÁC BÁC CHO LỜI GIẢI ĐÁP VÀ CHÚNG TA HẢY CÙNG NHAU THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ NÀY . CÁM ƠN ,

    RépondreSupprimer
  9. VUA NHƯ THẾ NÀY MÀ DÂN KHÔNG NỔI LOẠN (NHƯ ANH VƯƠN) MỚI LÀ CHUYỆN LẠ !!!

    Ông TBT Nguyển phú Trọng không tin vào vụ việc ở Tiên Lãng:
    nguồn : http://tintuchangngay.info/2012/02/18/vi-sao-ong-nguy%E1%BB%85n-phu-tr%E1%BB%8Dng-khong-len-ti%E1%BA%BFng-v%E1%BB%81-v%E1%BB%A5-vi%E1%BB%87c-%E1%BB%9F-tien-lang/

    “ . . Trong buổi làm việc với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ngày 13/9/2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhận xét: “Nhiều khi tôi vẫn nói đùa là ở trên này nghe rất nhiều chuyện đau đầu nhưng về với nông dân là thấy khác. Không phải được tất cả mà cơ bản là được.” [1]
    Từ đó mà suy, ông sẽ cho rằng những vụ việc như ở Tiên Lãng, Hải Phòng kia chắc chắn là do các “thế lực thù địch” dàn dựng để bôi xấu chế độ XHCN ưu việt, chứ nông thôn Việt Nam ở “thời đại Hồ Chí Minh” thì “về cơ bản là được”, quyết không thể xảy ra những chuyện động trời như thế. . . “

    Đọc xong tôi nhớ tới một chuyện hài trong dân gian ngày xưa :
    Một ông bá hộ (như bá Kiến) đi thăm ruộng . Ông thấy các nông dân ngâm mình dưới nước tới tận háng (bẹn) để gặt lúa . Một số người vừa gặt vừa run vì trời rất lạnh (đang là mùa đông) .
    Thấy vậy , bá hộ liền thọc cây gậy gổ xuống ruộng nước , sau đó nói : “Tao đâu có thấy lạnh gì đâu mà bọn bây vừa gặt vùa run như cầy sấy vậy !!!”

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. các bác hảy giải thích lý do CA ngày nay đả không còn giử được phẩm chất - mà trước đây họ đả có , như tôi vừa kể kinh nghiệm sống của tôi với CA từ cuối thập niên 1970 đến năm 1994 khi tôi đi Mỷ . Qua nói chuyện nhiều lần với họ , tôi được biết lúc đó , họ còn TUÂN THỦ nhửng ĐIỀU LỊNH trong việc giao tiếp với DÂN , với TỘI PHẠM . Lúc đó , họ ko có cửa quyền hay hống hách như bây giờ .
      Sau này , ko biết do ảnh hưởng bởi 1 yếu tố nào , họ càng ngày hung dử và tàn ác với dân ; ví dụ ko đội mủ bạn có thể bị đưa về đồn và bị đánh 'hội đồng' hay vụ trung tá ninh bẻ cổ bác trịnh xuân tùng ở hà nội vì bác đả cải nhau với CA giao thông ngoài đường . có lẻ trong bài tới , tôi sẻ nêu nhửng yếu tố này .

      Supprimer
  10. Bác Trọng không tin là phải rồi. Trước mắt bác, bọn giáo nha lúc nào là những đầy tớ nhân dân nhiệt tình,tận tụy chứ có hống hách bao giờ.
    Xưa có 1 hoàng tử thích rất yêu dân, khi nghe kẻ thân tín kể chuyện dân đói rách chẳng có gạo mà ăn, mới hỏi rằng : 'Không có gạo, sao chẳng mổ gà mổ vịt mà ăn ?!... '

    RépondreSupprimer