14/09/2012

NHÂN BẢN, DÂN TỘC VÀ KHAI PHÓNG

Té ra tôi được đào tạo trong hệ thống giáo dục như thế này mà không hề biết tới. Thật ra qua 5 năm tiểu học, 6 năm trung học, 3 năm đại học và 1 năm cao học là một quãng đường dài 15 năm (với đa số HS khác là 17 năm) nằm trong hệ thống giáo dục nầy nhưng tôi chưa có dịp suy nghĩ về nó. Trước 75 còn bé và lo dồn dập chuyện học, sau 75 thì bị xoáy vào thời bao cấp và liên tục học chính trị nhồi nhét cái mới nên không còn đầu óc đâu để suy nghĩ về chuyện cũ. Nay đọc lại tư liệu này trên trang Phạm Viết Đào, bỗng dưng thấy …xúc động.
Có nhiều chuyện cần bổ sung vào bài viết nầy, nhưng đó là việc lâu dài, còn trước mắt, tôi xin bổ sung tức thì về một số trường trung học danh tiếng trong hệ thống trường trung học tuyệt vời thời đó theo như ký ức của tôi. Đó là các trường: Quốc Học, Đồng Khánh (Huế), Phan Chu Trinh, Hồng Đức (Đà Nẵng), Trần Quý Cáp (Hội An), Trần Cao Vân (Tam Kỳ), Trần Quốc Tuấn (Quảng Ngãi)….Gia Long, Petrus Ký, Trưng Vương (Sài Gòn)… Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)...
Hôm nay trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng kỉ niệm 60 năm ngày thành lập.


HỆ THỐNG GIÁO DỤC TẠI MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975
Nhân bản, dân tộc và khai phóng

Nền giáo dục ở Miền Nam trước 1975 đặt trên 3 phương châm lớn, được ghi vào Hiến Pháp hẳn hoi: nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Giáo dục nhân bản lấy cá nhân làm trọng, nhấn mạnh đức dục, hướng đến phục vụ tha nhân. Giáo dục dân tộc bắt đầu từ chương trình Việt, xiển dương lòng ái quốc thương nòi. Giáo dục khai phóng mở mang kiến thức khoa học kỹ thuật, không ngại du nhập những nét hay, thế mạnh của Tây Phương.Những bước ban đầu
Thầy trò tiểu học thời VNCH. 



Triết lý giáo dục đó giúp học trò thăng hoa, lòng sáng tạo được khích lệ, tự do cá nhân được nâng đỡ -- là nguyên do chánh khiến các ngành nghệ thuật, văn thơ hội hoạ phát tiết tài hoa, để lại hằng ngàn tác phẩm vài chục năm sau vẫn mê hoặc hồn người. Còn vài đóng góp sáng giá khác mà chúng tôi sẽ thử nêu ra trên trang báo này. Cần ghi nhận nền giáo dục đại học thời VNCH được hoàn toàn tự trị. Các việc ngân sách, nhân sự, học vụ... đều không bị giới chánh trị chi phối. Theo thời thế, có nỗ lực canh tân, chuyển dần từ cách dạy và học của người Pháp sang phương pháp thực nghiệm chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ. Một điểm đặc sắc rất riêng của nền giáo dục VNCH là sự ổn định của chương trình đức dục/công dân giáo dục, từ bậc tiểu học lên đến trung học. Tính nhân bản và hiệu quả của chúng đã được chứng thực qua thời gian. Một phần thậm chí đang được... copy dùng lại ở VN hiện nay.



Một cuộc mít tinh của phụ nữ thời Đệ Nhất Cộng Hòa 
Các bậc học
Hiếp pháp VNCH cũng quy định nền giáo dục toàn dân, miễn phí đến hết bậc Trung Học. Theo các số liệu còn lại, vào đầu thập niên 1970, cả nước có khoảng 5,200 trường tiểu học với 2.5 triệu học trò. Cùng thời điểm này, có trên 530 trường trung học và hơn 550,000 học sinh trung học. Đến niên học cuối cùng 1975, toàn quốc có 900,000 học sinh trung học. Cùng lúc ở bậc đại học, khoảng 167,000 sinh viên ghi danh học. Ngoài ra, thời VNCH còn có hệ thống "Bách Khoa Bình Dân" với học phí thấp, thậm chí miễn phí. Đây là các trung tâm huấn nghệ ngắn hạn, dành cho học trò hoàn cảnh cơ cực không thể tiếp tục lên đại học, hoặc giới thợ thuyền đầu tắt mặt tối, kể cả cựu quân nhân, v.v...


Sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục 
Hệ thống trường
Một điểm độc đáo của nền giáo dục VNCH là sự nức tiếng của các trường trung học công lập. Nhiều trường đến nay vẫn còn dư âm. Có thể kể Trung Học Quốc Học (Huế), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ), Võ Trường Toản (Sài Gòn). Trường nữ lả lướt những Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt... Bên nam danh tiếng chưa phai mờ những Chu Văn An, Pétrus Ký... Những nơi này cho ra lò không ít yếu nhân của xã hội Miền Nam thời đó. Hệ thống đại học công lập VNCH cũng lẫy lừng không kém. Nổi bật là Viện Đại Học Sài Gòn lớn nhất xứ sở. Có lúc nơi này thu hút đến 70% sỉ số sinh viên cả nước. Ngoài ra có thể kể thêm Viện Đại Học Huế (1957), Viện Đại Học Cần Thơ (1966)...


Viện Đại Học Sài Gòn 

Trong hoàn cảnh giáo dục tự trị, hoàn toàn tự do, các viện đại học tư thục cũng được mùa... trăm hoa đua nở. Viện Đại Học Đà Lạt của Công Giáo rất mạnh, cho ra trường hơn 25 ngàn sinh viên trong 2 thập niên hoạt động. Bên Phật Giáo có Viện Đại Học Vạn Hạnh, thiết lập năm 1964, nằm trên đường Trương Minh Giảng Quận 3. VNCH còn có 2 học viện rất nổi tiếng khác, với vai trò khá đặc biệt. Học Viện Quốc Gia Hành Chánh thành lập từ thời Quốc Gia Việt Nam (1950), trường sở đặt ở Đà Lạt, sau dời về đường Trần Quốc Toản, Quận 10 Sài Gòn. Trường này chú trọng huấn luyện các chuyên viên hành chánh và công quyền, bao gồm thuế vụ và ngoại giao. Ngôi trường kia là Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Võ Bị huấn luyện sinh viên sĩ quan, ra trường như một Cử Nhân Võ Khoa -- đa phần sau này trở nên các cấp chỉ huy can trường trên trận địa, giúp giữ gìn bờ cõi trong cuộc chiến chống giặc thù cộng sản xâm lăng từ phương Bắc.


Viện Đại Học Vạn Hạnh





Một trong những ưu thế của VNCH là được nhiều nước bạn đồng minh yểm trợ. Ngành giáo dục non trẻ cũng được nâng đỡ theo. Chánh phủ New Zealand từng giúp xây Trường Đại Học Khoa Học thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Người Pháp cố vấn về phát triển nhân sự, cũng như cấp nhiều học bổng du học. Tây Đức yểm trợ việc kiến thiết và trao tặng thiết bị cho 1 trường trung học kỹ thuật. Trợ giúp lớn nhất thuộc về Hoa Kỳ, từ ấn loát sách giáo khoa đến xây trường trại. Đầu 1970, Hoa Kỳ chuyển dàn máy móc IBM thế hệ mới nhất để Bộ Giáo Dục sử dụng chấm bài thi trắc nghiệm kiểu Mỹ (bài thi vì vậy thường gọi là "Thi IBM"). Những năm cuối cùng của Miền Nam tự do cũng là lúc manh nha chương trình đại học cộng đồng, dựa theo mô hình "Community College" của Mỹ. Chú trọng 2 năm sơ cấp đại học, một phần chương trình nhắm vào giới cựu chiến binh, cần trang bị kiến thức cập nhật. Cũng có một dự án giàu tham vọng khác là Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (1973) mô phỏng trường Đại Học Cal Poly (California Polytechnic State University). Mặc dù còn khiêm tốn, từ những cơ sở giáo dục này, đã manh nha nhiều tạp chí chuyên sâu, mang ít nhiều dáng dấp sinh hoạt hàn lâm. Có thể kể: tạp chí "Acta Medica Vietnamica" của trường Dược; "Luật Học Kinh Tế Tạp Chí" của trường Luật; tập san "Nghiên Cứu Hành Chánh" của trường Quốc Gia Hành Chánh; tập san "Nghiên Cứu Sử Địa" của Văn Khoa Sài Gòn; tạp chí "Đại Học" của Viện Đại Học Huế, v.v... Cũng có một số thử thách, trì hoãn phần nào đà tiến triển của nền giáo dục đại học VNCH. Thứ nhất là ảnh hưởng của lối Tây học có phần bảo thủ. Thứ nhì, chiến cuộc ngày càng ác liệt. Thứ ba, tình trạng thiếu giáo sư. Không ít giáo sư đứng lớp ở nhiều trường khác nhau. Trong khi đó, một số đậu tiến sĩ ở ngoại quốc lại tránh hồi hương vì xáo trộn chánh trị.
Người muôn năm cũ
Không hiếm giáo sư lỗi lạc trong lớp trí thức Miền Nam hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà. Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục góp công gầy dựng Đại Học Văn Khoa từ thời 1940-1950. Giáo Sư Phạm Công Thiện lúc ra mắt chưa tới 30 tuổi. Ngành Y lừng danh Giáo Sư Phạm Biểu Tâm. Bên Toán có các Giáo Sư Đặng Kế Viêm, Đào Văn Dương. Triết Học có thầy Trần Bích Lan (Nguyên Sa thi sĩ). Quốc Văn có thầy Trần Trọng San. Anh Văn có soạn giả Lê Bá Kông & Lê Bá Khanh. Tiến Sĩ Đỗ Bá Khê --Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên-- là người có công khai sinh hệ thống đại học cộng đồng.Miền Nam lúc đó xuất hiện lượng trí thức Tây học đông đảo chưa từng thấy. Họ có đầu óc độc lập, lại chịu dấn thân phát triển nước nhà. Chính họ góp phần đưa VNCH lên vị thế lò đào tạo 3/4 số kỹ sư trong toàn vùng Đông Nam Á. Quan trọng hơn, họ giúp tạo nên một lớp người sống thượng tôn luật pháp, trọng thị Tổ Quốc, nặng lòng với giống nòi. 

Giáo Sư Phạm Biểu Tâm (phải) và các sinh viên.



Công trình dang dở

Nếu có hoàn cảnh thuận lợi, có lẽ thế hệ trí thức quốc gia đã mang lại nhiều thăng hoa cho xứ sở. Tiếc thay, sau một cuộc biến động lịch sử, họ phải gánh chịu nhiều trả thù ác hiểm. Tổng Trưởng Giáo Dục từ thời Quốc Gia Việt Nam, Phan Huy Quát, đi đày đến mất mạng trong nhà giam đảng cộng sản. Tổng trưởng Văn Hóa, Giáo Dục và Thanh Niên, Ngô Khắc Tĩnh cũng mắc kẹt 13 năm tù "cải tạo".

Tiếc cho vận nước ngặt nghèo. Tiếc cho người Việt quốc gia đứt đoạn cơ hội vươn mình thành một minh châu trời Đông. Tiếc vì hoa quả giáo dục Miền Nam chưa kịp chín đượm thì nước Việt Nam Cộng Hòa bị kết liễu năm 1975. Dù sao, nét giáo dục nhân bản của VNCH vẫn kịp để lại một dư hương khó phai. Sau 37 năm, ngay cả một số đảng viên cộng sản cũng thừa nhận sự vượt trội của đường lối giáo dục VNCH đối với nền giáo dục xã hội chủ nghĩa tại VN ngày nay.


Khóa Hội Thảo Cải Tổ Chương Trình Sư Phạm.

Hiếp pháp VNCH cũng quy định nền giáo dục toàn dân, miễn phí đến hết bậc Trung Học. Thực tế không đủ trường nên muốn vào trường công phải thi tuyển. 
Ngoài ra nhiều gia đình muốn con em học thêm giáo lý tôn giáo nên trả học phí để học các trường tư thục của các tôn giáo.
Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết Đào vào lúc Thứ năm, tháng chín 13, 2012

28 commentaires:

  1. So sánh nền giáo dục hiện nay với nền giáo dục của VNCH là một so sánh khập khiễn dù đã gần 40 năm " giải phóng" nhưng nền giáo dục hiện nay phải nói là đang lùi về những năm 20 của thế kỹ trước.Trên thế giới này từ cổ chí kim từ Đông sang Tây không có nền GD nào lại thay đổi xoành xoạch như nền GD của CS

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Hầu hết thế hệ Thầy - Trò này trôi dạt ... đến nỗi "được đào tạo trong hệ thống giáo dục như thế này mà không hề biết tới".

      Supprimer
  2. Những ai từng học tiểu học, trung học thời trước 75 ở miền Nam đều thấy được giáo dục như thế nào so với bây giờ. Cố GS Đặng Phong cũng đã nói lên điều đó.
    Cựu HS Nguyễn Đình Chiểu.

    RépondreSupprimer
  3. Bài viết này bị 1 bạn đọc bên Blog PVĐ.chê là không có tên tác giả,thế nhưng sự thiếu sót đó xem ra không quan trọng mà vấn đề là đúng với thực tế miền Nam thời ấy hay không !
    Theo như tôi biết nhờ đã học qua thì nói chung đúng gần hết,chí có sai một vài tiểu tiết như
    gs.Phạm Kế Viêm thay vì Đặng Kế Viêm.Kể tên Phạm
    Công Thiện vào như thế là sớm qúa vì ông ta chỉ nổi tiếng từ sau 1960 về văn chương,chứ không phải làm nghề giáo dục,nên kể vào là sai !...
    Muốn biết giáo dục VNCH.hay như thế nào thì nên đọc một bài viết của ông Mai Thái Lĩnh,một sinh viên trước đây từng theo cách mạng.Ông MTL nhận định đó là một nền giáo dục tôn trọng tự do con người,dù chưa hoàn hảo,nhưng là nhân bản !

    RépondreSupprimer
  4. Đúng là một nền giáo dục có tính nhân văn & khai phóng thực sự. Nó đã được xác nhận qua thời gian: đào tạo ra con người có tài, đức để phungjsuwj cho xã hội. Khác xa với nền giáo dục hiện nay: hình thức, giả dối nên ko thể "cung cấp những sản phẩm có chất lượng cho xã hội"

    RépondreSupprimer
  5. Tôi nghĩ là giáo sư Phạm Kế Viêm chứ không phải Đặng Kế Viêm.Ông dạy ở Đà Lạt những năm 70s vả rất nổi tiếng.

    RépondreSupprimer
  6. còn phương pháp dạy của XHCN cần kiệm liếm hết lấy của công về làm của tư.bóc lọt học sinh và cha mẹ học sinh đến cùng.còn học xong sống chết mạc bay

    RépondreSupprimer
  7. Chỉ cần thấy nền giáo dục của VNCH không lấy học phí cho đến hết bậc trung học là biết sao rồi. Tôi cũng là cựu học sinh Nguyễn Đình Chiểu nhưng là ở thập niên 90, may mắn của tôi là "con mọt sách" để tự bổ sung kiến thức rất nhiều.

    RépondreSupprimer
  8. Nói tới giáo sư Đào Văn Dương phải kể thêm GS Nguyễn Đức Kim đồng tác giả bộ sách toán trung học do Bông Lau xuất bản. Về sau này có hai vị Nguyễn Văn Phú + Nguyễn Tá giáo sư trường Trần Hưng Đạo cũng viết sách giáo khoa toán do Đường Sáng xuất bản.

    RépondreSupprimer
  9. Thời VNCH, giáo dục để làm NGƯỜI. Thời VNDCCH và CHXHCNVN giáo dục để làm ĐẦY TỚ (Cán bộ là đầy tờ của nhân dân?)

    RépondreSupprimer
  10. Con ng­ời mới XHCN14 septembre 2012 à 18:20

    Bao giờ cho đến ngày xưa ấy?

    Suốt cuộc đời học hành của tôi ở miền Bắc nói chung cũng đẹp lắm, tuy rất vất vả.
    Thầy đẹp, trò đẹp, trường không đẹp nhưng môi trường đẹp.
    Nhưng càng ngày thì ôi thôi, cái học nó cũng “xuống cấp” như mọi cái khác.
    Và bây giờ thì tất cả đều tan nát như tương . . . thối!

    Bao giờ cho đến ngày xưa ấy?


    RépondreSupprimer
  11. Tôi chỉ được học có 7 năm trong nhà trường của chế độ VNCH, nên không biết gì về nền GD ấy.
    Sau này lớn lên, có dịp cùng sống và làm việc với một số người được đào tạo hết bậc đại học tại Sài Gòn trước năm 1975, tôi thấy họ cũng phân hóa thành năm, bảy loại, mà phần lớn (trong số người tôi biết)là những trí thức tham lam, hèn hạ không kém gì kẻ vô học.
    Bọn họ lợi dụng mớ chữ nghĩa học được, lợi dụng tâm lí ngưỡng mộ trí thức của người dân để thủ lợi, để vinh thân phì gia.
    Dần dà, họ biến thành những kẻ u mê tăm tối có khi còn u mê hơn cái bọn bị nhồi sọ trong nền giáo dục quan liêu.
    Nói vậy, để mong mọi người đừng tuyệt đối hóa ưu điểm của nền giáo dục của VNCH.
    Kính

    RépondreSupprimer
  12. Bài viết làm tôi nhớ lại thời học sinh trước 75 của tôi. Tôi còn nhớ rõ phương châm "Nhân Bản, Dân tộc, khai phóng" với "Giáo Dục cộng đồng" là quốc sách của nền giáo dục VNCH. Theo tôi nhớ bậc tiểu học là cưỡng bách, nhưng tới trung học thì không đủ ngân sách để cưỡng bách. Bằng chứng khi tôi thi Đệ Thất niên khóa 64-65 vô Trung Học Mạc Đĩnh chi Sài Gòn, có gần 7000 thí sinh, nhưng chỉ có khoảng non 400 được trúng tuyển vô Đệ Thất (lớp 6). Số còn lại phải học trường tư, bỏ học, đi học nghề, làm ruộng hay học lại v.v.. Vô được trường "Nhà nước" thời đó gia đình tôi cũng nở mài nở mặt. Tôi còn nhớ, mới lớp Nhứt (lớp 5) tôi phải "liều chỏng đi thi" cho 3 môn: Toán (2 bài), Câu hỏi thường thức (5 câu) và bài Luận Văn. Thời tôi không có học mẫu giáo.

    Tôi phải thi 2 bằng Tú Tài I và II. Trong đời tôi, có lẽ vui nhứt là đậu được bằng Tú Tài II. Lúc đó "ngon" lắm. Mấy đàn anh của tôi còn phải thi Trung Học, tới thời tôi thì được miễn. Thời đó học môn nào thi môn đó, tú tài thi 12 tới 14 môn trong 3 ngày là chuyện thường.

    Thằng em tôi gần xong lớp 12 năm 1975. Nhưng khi hai anh em "tìm đường cứu nước" lạc tận bên Úc. Bằng Tú tài II VNCH của tôi được Bộ Giáo Dục địa phương công nhận, nhưng bằng tốt nghiệp Phổ Thông của em tôi không được công nhận, cho dù em tôi học giỏi hơn tôi. Sau nầy tôi mới được biết Sinh Viên du học từ Việt Nam đến Úc trong chương trình Colombo học quá giỏi nên có lẽ bằng Tú Tài II của VNCH được công nhận, trong lúc đó bằng tốt nghiệp ở Singapore, Mã Lai v.v.. không được công nhận tương đương vào thời đó.

    Năm 78 tôi là thằng tị nạn CS chưn ướt chưn ráo mới tới Úc, tiếng Anh tiếng đặng tiếng được, vài tháng sau tôi mò vô trường Đại Học xin đi học. Không biết vì động lòng hay gì đó, Ông Trưởng Khoa (head of Department), ngó vô hồ sơ của tôi, đưa tôi một xấp bài "thi" biểu tôi làm trong 3 giờ. Tôi làm xong ổng biểu đi về có gì ổng kêu. Vài Tuần Sau, một bữa Chúa Nhựt ổng đi kiếm tôi tận nhà biểu thứ Hai vô ghi danh đi học (vì tôi không có tiền mắc điện thoại). Tôi ngờ có lẽ tôi là sản phẩm của nền Giáo Dục "ngụy" được trang bị một số kiến cơ bản nên có thể "vượt cạn" khi cần chăng?

    Vài lời tâm sự.

    RépondreSupprimer
  13. Mình thì không biết nền giáo dục VNCH như thế nào vì mình là HS dưới mái trường XHCN. Nhưng nghĩ là nó có tính nhân bản hơn cái nền giáo dục mà mình đã từng học. Đơn giản cứ đọc những tác phẩm văn học của thời đó là ta sẽ thấy ngay cái tính nhân bản của nó. Đơn giản hơn nữa là nghe âm nhạc, nhạc vàng là sẽ thấy ngay.
    Cái mình mong ở Bác Đào là có một lời bình về bài này, vì dù muốn dù không nó cũng có cái tính chất so sánh khi đăng những bài viết như vầy. Và như thế sẽ không thể tránh một vài cục đá sẽ được ai đó ném ra, mà ném đá để làm gì không cần nói cũng đủ hiểu, mà đó đúng ra là hành động ném đá chứ không phải tranh luận.
    Có lẽ người ta muốn biến cả xã hội Việt Nam thành những Chí Phèo, những nhân vật xấu xí để nổi bật cái nhân cách "Có Văn Hóa" của người ta. Nhưng lại cấm những Chí Phèo chửi cái làng Vũ Đại?! chửi những thằng Chí Phèo ném đá thì được( Đây là mình bắt chước théo ý của ông Hà Sĩ Phu).
    Nếu như đã làm Chí Phèo thì ta phải chửi cả cái làng Vũ Đại chứ? chửi những thằng Bá Kiến độc ác-ngu dốt-bủn xỉn....Bá Kiến còn không cấm được Chí Phèo chửi chứ huống hồ..! chứ chửi chi những thằng Chí Phèo ném đá? suy cho cùng chúng cũng là nạn nhân!
    Đừng hỏi vì sao nền văn học Việt Nam từ thời có cách mạng đến nay không có một tác phẩm nào ra hồn, toàn là những thứ đạo văn thơ, rồi thơ lên đồng nhập cốt, có một vài tác phẩm thì bị cấm!

    RépondreSupprimer
  14. Toi la dai dien dau tien cua Bao Nguoi GVND (Bo Giao Duc nuoc VNDCCH) vao SG ngay sau thang 4/1975, va da phat bieu ngay lap tuc: Hoc sinh mien Nam co giao duc, van hoa hon han HS duoc "nha truong XHCN" cua mien Bac. Den nay toi van thay nho nen nep cu (truyen lai tu bo me, anh chi) ma cac em van ngoan hon cac ban o mien Bac cung trang lua.Chi biet tho dai! Xin loi vi dang viet o mot may public tai My nen ko co dau rieng Viet!
    Hoang Hung

    RépondreSupprimer
  15. Không nên nói và không cần chứng minh nhiều. Ta hãy nhìn bức ảnh biểu tình của Phụ nữ thời TT Ngô đình Diệm (1960)trên đây,so với bức ảnh dân chúng miền bắc trong lễ tang HCM (1969), để trả lời XH miền Nam thời đệ nhất CH ra sao. Bây giờ, 2012, thần thái người dân VN lại có được đàng hoàng, sáng lạn như vậy? hỡi đồng bào?

    RépondreSupprimer
  16. .Ông bạn tui bức xúc:
    "Một ông cán bộ giờ có khi còn thua đứa học sinh Tú tài đôi hồi trước!"
    Nghe thì hơi quá nhưng cứ nhìn vào thực trạng Xã hội thì thấy...
    .Qua Pháp trị, Đức trị tới hồi Rừng rú trị. Xã hội ngày một man di hóa.

    RépondreSupprimer
  17. Nghe nói thời Pháp thuộc và thời VNCH cứ ai làm nghề dạy học thì được gọi là giáo sư.Vậy nên tui thắc mắc không biết mấy ông GS kể trên có trình độ học vị gì không ?
    Hiện nay ở VN tuy rởm là chính nhưng khi viết hoặc khi nói đều thể hiện đầy đủ học hàm học vị, ví dụ GS TSKH Nguyễn Phú Trọng, hoặc Phó Giáo sư TS Nguyễn thị Kim Ngân v.v...


    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tôi may mắn được học mười một năm dưới chế độ VNCH, nên xin phép trả lời bác Giáo Làng (theo sự hiểu biết của tôi) thế nầy:
      Trong hệ thống GD của VNCH, thầy dạy học ở cấp 1 (tiểu học) được gọi là giáo viên (tạm hiểu là viên chức, công chức làm công việc giáo dục). Thày dạy ở cấp 2 (trung học đệ nhứt cấp và cấp 3 (trung học đệ nhị cấp) đương nhiên được gọi là giáo sư, có nghĩa đơn giản là thầy dạy học (Giáo: dạy; Sư: Thầy). Từ giáo sư nầy không tương đương với hàm professor.
      Cách gọi nầy, thứ nhất là thể hiện sự tôn trọng đối với người thầy dạy học, thứ hai là thể hiện sự bình đẳng trong cách gọi với những người tốt nghiệp đại học ở các ngành thuộc khoa học tự nhiên như kỹ sư, kiến trúc sư v.v... (tại sao cùng tốt nghiệp đại học, người thì được gọi là "sư", người dạy học lai không?)

      Supprimer
    2. Xin phép nói với bạn câu chuyện của tui, (không phải là trả lời bạn): Các Thầy, Cô dạy Tiểu học (Cộng đồng) thì dân, phụ huynh và học trò đều gọi là: Thầy, Cô. Thường không ai nói kèm theo chữ "giáo", và cũng không gọi là giáo viên, nghe rất coi thường và hỗn xược như bây giờ. Trong xóm làng,không những Thầy, Cô, mà gia đình của họ cũng rất được tôn trọng, viên chức làng, xã cũng phải chào nghiêm cẩn ngoài đường. Lên Trung học (đệ nhất cấp: từ đệ thất đến đệ tứ, tức lớp 6 đến 9 và đệ nhị cấp...) Học sinh vẫn gọi là Thầy, Cô, còn tên gọi Giáo sư thường chỉ để ghi chức danh trong văn bản. Chỉ các Thầy, Cô dạy ở Đại học, sinh viên gọi là Thầy, Cô hoặc được gọi trực tiếp là "giáo sư". Thời VNCH, nhà giáo được xã hội tôn trọng thật sự, quí giá hơn Bác Sĩ, Kỹ sư, không phải đi lính, điểm tuyển vào ngành Sư phạm cao. Khi giải phóng, thân phận là người Thầy trước đây bị hạ cấp thê thảm (cùng với giới tăng lữ). Lý do vì Cộng sản không muốn chia sẻ ảnh hưởng trong xã hội với bất kỳ ai ngoài đảng viên, kèm theo là chính sách đào tạo và sử dụng như là công cụ, như là người thợ dạy. kết quả là một nền giáo dục nô dịch, ngu dân như ngày nay.

      Supprimer
  18. Gia tài của nền giáo dục thời VNCH

    Tôi là một học sinh trường trung học Võ Trường Toản, niên khoá 1960-1967. Thời niên thiếu của tôi mang dấu ấn một nền giáo dục căn bản, từ nhỏ đã được hướng dẫn cách vẽ bản đồ nước Việt Nam thống nhất ba miền Nam Trung Bắc, đặc biệt là khởi đầu bằng một bờ biển dài hình chữ S, miền Bắc hình người đội nón lá, miền Trung ốm yếu, gầy gò, miền Nam đất rộng, chấm dứt bằng bàn chân người làm ruộng.

    Tôi chán nhất là môn Công Dân Giáo Dục, vì không thể nào hiểu và hình dung nổi Tam Quyền Phân Lập (Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp). Nhưng khi đã sống lâu năm ở Bắc Mỹ thì tôi mới thực sự hối tiếc cho nền học vấn cao thượng thời đó. Điều quan trọng bậc nhất là tôi được huấn luyện một tinh thần yêu thương tổ quốc, bộ môn lịch sử VN hấp dẫn với tôi vì nó ca ngợi những chiến công hiển hách của tiền nhân hy sinh xương máu chống ngoại xâm để gìn giữ tiếng nói, giang sơn. Bộ môn Việt Văn làm tôi nức lòng nhớ mãi các thi nhân, văn sĩ từng đóng góp tạo dựng một nền văn hóa Lạc Việt, tôi vẫn còn nhớ mãi những vần thơ phú của cụ Nguyễn Công Trứ.

    Giờ đây nhìn lại bối cảnh học đường VN bát nháo, học sinh chán học môn Sử nhà, nữ sinh ra đường xé áo đánh nhau để quay phim đem lên YouTube, đạo đức xuống dốc, văn hoá đồi truỵ ...tôi buồn và đau xót cho một chính thể VNCH cao thượng bị phá tan tành.

    Phải mất hàng chục năm trời mới có thể gầy dựng lại một nền giáo dục đầy tính nhân bản như vậy, nhưng trước tiên là phải thay đổi chế độ này, nó chính là nguyên nhân gây ra đổ nát, tang thương, tương lai con em mờ mịt.

    Le Quoc Trinh, Canada

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tôi nhớ không lầm, năm Đệ Tam (lớp 10), môn công dân giáo dục tập trung giới thiệu sơ nét về kinh tế và lý thuyết chánh trị. Về kinh tế (kinh ban tế thế, kinh thế tế dân) nói qua về luật cung cầu (kinh tế vi tiểu, bây giờ kêu là vi mô), lý thuyết dân số của Adam Smith (thực phẩm tăng theo cấp số cộng, dân số tăng theo cấp số nhân). Lý thuyết chánh trị bàn về Tam quyền hiến pháp theo thuyết của Montesquieu & Khế ước xã hội của Jean Jacque Russeau; Tam Dân chủ nghĩa, ngũ quyền hiến pháp của Tôn Dật Tiên, và có nói sơ về Chủ Nghĩa Cộng Sản v.v..

      Ông thầy dạy môn Công Dân Giáo Dục của tôi năm Đệ Tam là dân Bắc Kỳ Di cư, khi bàn về tư hữu ông ta có đưa ra thí dụ quyền tư hữu có sẵn trong con người từ khi mới sanh ra, thí dụ điển hình là đứa trẻ đang cầm trái cam hay vật gì đó, nếu ta giật đi trẻ sẽ khóc, hành động phản kháng trước sự tước đoạt. Theo đó ông bài bát thuyết vô sản, ông nói Chủ Nghĩa Cộng Sản đã lỗi thời và là chủ nghĩa phi nhân tánh. Ông là người cho tôi biết "Stalin là tên đồ tể của nhân loại".

      Supprimer
  19. Bay gio hoc sinh, sinh vien mien nam cung ngoan hon hs,sv mien bac. Te nan xa hoi va tieu cuc trong nha truong (pho thong, dai hoc)cung it hon. Co le do "tan du" may chuc nam cua che do cu de lai!Ba sam cung da noi "những cán bộ chiến sĩ cảnh sát nghèo khó, ít học, quá thiếu hiểu biết lại đang “giáo dục, cải tạo” cho nhiều kẻ thù cũ không những được học hành cẩn thận, mà còn có nền tảng văn hóa, nhân cách đáng nể. Bao nhiêu con người với những bộ óc tài ba đã bị phung phí" de noi ve 1 phan nen giao duc CH. The la du hieu.

    RépondreSupprimer
  20. Suốt cuộc đời, bắt đầu từ cấp I thì phải chúng tôi đã được yêu
    Đầu tiên là yêu bác nông dân, rồi đến cô công nhân, rồi chú bộ đội, chú công an . . .
    Rồi yêu nhân dân, yêu nước, yêu tổ quốc . . .
    Rồi yêu cán bộ, yêu đảng, yêu bác Hồ, yêu giai cấp, yêu cnxh . . .
    Rồi yêu Trung quốc, yêu Liên xô, yêu Ba lan, yêu Cu ba . . .

    Cùng với yêu là ghét
    Ghét thực dân Pháp, ghẻt đế quốc Mỹ, ghét phát xít Nhật . . .
    Ghét phong kiến, Việt gian, ghét nguỵ quyền, ghét lính nguỵ . . .
    Ghét công giáo, ghét nhà thờ, ghét chùa chiền, ghét miếu mạo, . . .

    Đến đời các con tôi,
    Chúng nó cũng được học yêu, học ghét y hệt tôi.

    Bây giờ lưng tôi đã còng, tóc đã bạc trắng,
    Các cháu nội ngoại của tôi lại cũng được học yêu học ghét như bố mẹ, như ông bà của chúng nó ngày xưa.

    Các con cháu tôi rất may là không,
    nhưng nhìn học sinh sinh viên bây giờ:
    Gần 100 phần trăm cầm bút sai, chữ viết ôi là chữ viết.
    90 phần trăm hay hơn hay kém văng tục, chửi bậy, chửi thề đánh nhau, giết nhau. . .
    Không thể nói hết được.

    Học sinh, sinh viên, thầy cô trẻ . . . vẫn rất đang tích cực phấn đấu để được kết nạp đảng.

    Ôi đất nước,
    có bao giờ đẹp thế này chăng!

    RépondreSupprimer
  21. Bac Chenh nen viet mot bai ve nen Y te truoc 1975 di.Truoc 1975 tat ca binh vien o Saigon va toan mien nam deu mien phi(tru vai binh vien tu cua nguoi Phap).Binh nhan vo binh vien deu duoc chua tri,an uong,thuoc men khong phai tra mot dong bac nao,cung chang ai co bao hiem y te nhu bay gio.Con bay gio du binh nhan ngheo kiet xac,khong co com an van phai tra vien phi.

    RépondreSupprimer
  22. Tôi rất tâm đắc với bài viết nầy, tâm đắc không phải vì trong đó có nhắc đến ngôi trường mà tôi đã theo học hết những năm trung học (Trần Quốc Tuấn). Mà tâm đắc với những trăn trở của tác giả trước hệ thống giáo dục không biết định nghĩa như thế nào hiện nay. Và, những tiếc nuối một nền giáo dục hoàn toàn đúng đắn và tiến bộ. Tuy đã cách xa hôm nay ngót nửa thé kỷ. Riêng tôi, nhận định và ưu tư rằng, người ta đã phá hoại từ lâu rồi và tất cả chứ không chỉ mỗi ngành giáo dục (Nhiệt tình + Dốt nát = Phá hoại- Lenin- Chính họ thường nói thế nầy). Rồi đây dân tộc sẽ và phải xây dựng trở lại. Câu hỏi đặt ra là BAO LÂU SẼ TRỞ LẠI ĐƯỢC NHƯ CŨ. Khốn khổ thay !

    RépondreSupprimer
  23. Đọc rồi mới thấy, xây dựng một xã hội khó hơn thống trị nó, nó dễ vỡ! Xét theo bản năng thì chế độ CS mạnh hơn, bằng chứng là nó chiếm đoạt thành, xét theo nhân bản tính thì chế độ miền Nam mạnh hơn, nó đã cải tạo ngược lại một phần quan điểm của CS, bằng chứng là tụi CS ngày nay cúng kiến, đi chùa xem bói cũng nhiều, càng chức cao càng mê tín, không dám tự xưng vô thần như trước. Phần lớn dân chúng miền Bắc nay trở lại nghe nhạc tiền chiến, nhạc trong miền Nam. Trong cuộc đấu tranh ai thắng ai còn cù cưa, biến dạng do CS cũng biến dạng, lý tưởng đi toong, chỉ còn 2 thứ trên đầu: Quyền lực (ăn trên ngồi trốc thiên hạ) và của cải (thu vén cho cá nhân và tập thể đảng viên qua nhiều công cụ) là thước đo và biểu trưng sức mạnh trong XH. CS ngày nay còn mạnh đến mức phủ định, chôn vùi những giá trị đạo đức của dân tộc: Việc Nhân nghĩa không phải cốt để yên dân mà để duy trì quyền lực của đảng CS. Ngay cả những từ nhân nghĩa, bác ái, danh dự...là những từ hiếm, thậm chí không hề có trong các văn kiện của đảng và của các tổ chức khác của Việt Nam hiện nay, phản ảnh đúng thực tế của một xã hội bất an, toàn thù địch, chiến đấu...và đầy dẫy tội ác ghê rợn chưa từng phổ quát trong lịch sử VN mà báo chí đưa tin hàng ngày.

    RépondreSupprimer
  24. Tui thích bức hình, nó gợi nhớ lại thời kỳ khó khăn, phấn trắng bảng đen, cơ sở vật chất nghèo nàn khốn khó

    Hoài Phương
    www.tinthethao.net

    RépondreSupprimer