Bài và Tài Liệu của Nguyễn Tiến Quang
Nhà thờ Notre-Dame de Sài Gòn và Place Pigneau de Béhaine, hình chụp từ đường Catinat.
Trong số hàng trăm con đường của Sài Gòn, đường Tự Do( sau này là Đồng Khởi) xưa là đường Catinat là một trong số rất ít những con đường kỳ cựu nhất. Nó hiện diện từ trước khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn và tầm quan trọng của nó trải dài từ thời Pháp thuộc cho đến bây giờ.
Có thể nói đường Đồng Khởi là chứng nhân của những thăng trầm trong lịch sử đất Sài Gòn, là trái tim tưng bừng nhịp sống của một thành phố không ngừng đổi mới, cho đến ngày nay vẫn tiếp tục là một trong những con đường quan trọng nhất của Sai Gòn.
Con đường kỳ cựu nhất Sài GònNăm 1861, khi Sài Gòn lọt vào tay quân Pháp thì con đường này đã có một quá trình dài góp mặt vào sinh hoạt của cư dân địa phương. Nó được biết đến nhiều vì ở đầu con đường, nơi giáp với bờ sông (sông Sài Gòn), từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi và ... tắm (Bến Ngự). Tuy nhiên, từ trước năm 1865, nó cùng 25 con đường khác chỉ mang số thứ tự kế tiếp nhau, từ 1 đến 26. Phải chờ đến ngày 1-2-1865, Đề đốc De La Grandière mới đặt tên cho từng con đường một và con đường số 16 lần đầu tiên mang tên Catinat. Nhiều người không rõ xuất xứ của tên này. Theo một số sử liệu, Catinat là tên một thống chế Pháp sinh năm 1637 và mất năm 1712, phục vụ dưới thời vua Louis XIV. Giữa thế kỷ XIX, Pháp lấy tên Catinat đặt cho một chiếc tàu chiến từng tham gia trận đánh Sài Gòn năm 1859 và dựa vào chi tiết này, De La Grandière đặt cho con đường số 16 tên Catinat (trường hợp tương tự cũng xảy ra với rạch Thị Nghè, được Pháp gọi là Arroyo d’Avalanche).
Một trong những tác giả Pháp đầu tiên là Pallu de la Barrière đã miêu tả con đường số 16 này vào năm 1861 như sau: “Du khách đến Sài Gòn nhìn thấy bên hữu ngạn con sông một loại đường phố mà hai bên bị đứt quãng bởi những khoảng trống lớn. Phần lớn nhà cửa làm bằng cây lợp lá cọ ngắn; số khác ít hơn, làm bằng đá. Mái nhà lợp bằng ngói đỏ làm vui mắt và tạo được cảm giác yên bình...”. Tính cách quan trọng của con đường Catinat thể hiện ở chỗ nó được thực dân Pháp sử dụng làm trung tâm của bộ máy thuộc địa. Đầu tiên, vào năm 1863, ở vạt đất nằm giữa hai con đường Mossard (nay là Nguyễn Du) và Gouverneur (sau là De La Grandlière, Gia Long, nay là Lý Tự Trọng), họ dựng lên dinh Thủy sư Đề đốc, cơ quan đầu não của thực dân Pháp tại Viễn Đông, gần chiếc đồng hồ lên cái tháp trước dinh, từ đó, quảng đất trống phía trước (nay là khu đất trước mặt tiền Nhà thờ Đức Bà) được gọi là "Quảng trường Đồng hồ” (Place de l’Horloge). Ngày 15-8-1865, tại quảng trường này đã diễn ra một buổi lễ trong thể có duyệt binh do chính De La Grandière chủ trì nhằm tôn vinh Hoàng đế Pháp Napoléon III và Hoàng hậu.
Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de I’ Intérieur), người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng thơ”, được xây dựng, nhìn ra đường Catinat, ở phía đối diện dinh Thủy sư Đề đốc. Viên chức lãnh đạo cơ quan này, xét về mặt cai trị, chỉ xếp sau Thống đốc Nam Kỳ, trực tiếp chỉ huy các tham biện Pháp và quan lại Việt Nam hàng Huyện, Phủ, Đốc phủ sứ. Đầu thập niên 1880, ngay trên lộ trình con đường chạy qua, mọc lên ngôi nhà thờ Notre Dame, về sau được cư dân Sài Gòn gọi là Nhà thờ Đức Bà hay Vương cung Thánh đường. Sau lưng nhà thờ là đường Norodom , lấy tên ông hoàng xứ Cambodge (Campuchia) đến thăm Sài Gòn vào đầu năm 1867, nhân cuộc đấu xảo canh nông đầu tiên tổ chức tại đây.
Năm 1886, Pháp khởi công xây trụ sở chính Sở Bưu chính và Viễn thông (nay là Bưu điện ) trên khu đất đối diện với mặt tiền nhà thờ, nằm giữa con đường Catinat và đường Paul Blanchy (nay là Hai Bà Trưng). Cuối đường Catinat, người ta nhìn thấy một tháp nước cao được xây dựng năm 1878 nhằm cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, đến năm 1921, với sự phát triển của dân cư, tháp nước này không còn đáp ứng được yêu cầu nên bị đập bỏ. Ngày 1-1-1900, nhà hát Tây (nay là Nhà hát thành phố) được khánh thành trên giao lộ đường Bonard (nay là Lê Lợi) và Catinat, trở thành nơi biểu diễn thường xuyên của những đoàn hát từ phương Tây đến.
Nhịp sống trên đường CatinatSinh hoạt của đường Catinat vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca xuất bản tại Sài Gòn năm 1906:
Trong số hàng trăm con đường của Sài Gòn, đường Tự Do( sau này là Đồng Khởi) xưa là đường Catinat là một trong số rất ít những con đường kỳ cựu nhất. Nó hiện diện từ trước khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn và tầm quan trọng của nó trải dài từ thời Pháp thuộc cho đến bây giờ.
Có thể nói đường Đồng Khởi là chứng nhân của những thăng trầm trong lịch sử đất Sài Gòn, là trái tim tưng bừng nhịp sống của một thành phố không ngừng đổi mới, cho đến ngày nay vẫn tiếp tục là một trong những con đường quan trọng nhất của Sai Gòn.
Con đường kỳ cựu nhất Sài GònNăm 1861, khi Sài Gòn lọt vào tay quân Pháp thì con đường này đã có một quá trình dài góp mặt vào sinh hoạt của cư dân địa phương. Nó được biết đến nhiều vì ở đầu con đường, nơi giáp với bờ sông (sông Sài Gòn), từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi và ... tắm (Bến Ngự). Tuy nhiên, từ trước năm 1865, nó cùng 25 con đường khác chỉ mang số thứ tự kế tiếp nhau, từ 1 đến 26. Phải chờ đến ngày 1-2-1865, Đề đốc De La Grandière mới đặt tên cho từng con đường một và con đường số 16 lần đầu tiên mang tên Catinat. Nhiều người không rõ xuất xứ của tên này. Theo một số sử liệu, Catinat là tên một thống chế Pháp sinh năm 1637 và mất năm 1712, phục vụ dưới thời vua Louis XIV. Giữa thế kỷ XIX, Pháp lấy tên Catinat đặt cho một chiếc tàu chiến từng tham gia trận đánh Sài Gòn năm 1859 và dựa vào chi tiết này, De La Grandière đặt cho con đường số 16 tên Catinat (trường hợp tương tự cũng xảy ra với rạch Thị Nghè, được Pháp gọi là Arroyo d’Avalanche).
Một trong những tác giả Pháp đầu tiên là Pallu de la Barrière đã miêu tả con đường số 16 này vào năm 1861 như sau: “Du khách đến Sài Gòn nhìn thấy bên hữu ngạn con sông một loại đường phố mà hai bên bị đứt quãng bởi những khoảng trống lớn. Phần lớn nhà cửa làm bằng cây lợp lá cọ ngắn; số khác ít hơn, làm bằng đá. Mái nhà lợp bằng ngói đỏ làm vui mắt và tạo được cảm giác yên bình...”. Tính cách quan trọng của con đường Catinat thể hiện ở chỗ nó được thực dân Pháp sử dụng làm trung tâm của bộ máy thuộc địa. Đầu tiên, vào năm 1863, ở vạt đất nằm giữa hai con đường Mossard (nay là Nguyễn Du) và Gouverneur (sau là De La Grandlière, Gia Long, nay là Lý Tự Trọng), họ dựng lên dinh Thủy sư Đề đốc, cơ quan đầu não của thực dân Pháp tại Viễn Đông, gần chiếc đồng hồ lên cái tháp trước dinh, từ đó, quảng đất trống phía trước (nay là khu đất trước mặt tiền Nhà thờ Đức Bà) được gọi là "Quảng trường Đồng hồ” (Place de l’Horloge). Ngày 15-8-1865, tại quảng trường này đã diễn ra một buổi lễ trong thể có duyệt binh do chính De La Grandière chủ trì nhằm tôn vinh Hoàng đế Pháp Napoléon III và Hoàng hậu.
Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de I’ Intérieur), người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng thơ”, được xây dựng, nhìn ra đường Catinat, ở phía đối diện dinh Thủy sư Đề đốc. Viên chức lãnh đạo cơ quan này, xét về mặt cai trị, chỉ xếp sau Thống đốc Nam Kỳ, trực tiếp chỉ huy các tham biện Pháp và quan lại Việt Nam hàng Huyện, Phủ, Đốc phủ sứ. Đầu thập niên 1880, ngay trên lộ trình con đường chạy qua, mọc lên ngôi nhà thờ Notre Dame, về sau được cư dân Sài Gòn gọi là Nhà thờ Đức Bà hay Vương cung Thánh đường. Sau lưng nhà thờ là đường Norodom , lấy tên ông hoàng xứ Cambodge (Campuchia) đến thăm Sài Gòn vào đầu năm 1867, nhân cuộc đấu xảo canh nông đầu tiên tổ chức tại đây.
Năm 1886, Pháp khởi công xây trụ sở chính Sở Bưu chính và Viễn thông (nay là Bưu điện ) trên khu đất đối diện với mặt tiền nhà thờ, nằm giữa con đường Catinat và đường Paul Blanchy (nay là Hai Bà Trưng). Cuối đường Catinat, người ta nhìn thấy một tháp nước cao được xây dựng năm 1878 nhằm cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, đến năm 1921, với sự phát triển của dân cư, tháp nước này không còn đáp ứng được yêu cầu nên bị đập bỏ. Ngày 1-1-1900, nhà hát Tây (nay là Nhà hát thành phố) được khánh thành trên giao lộ đường Bonard (nay là Lê Lợi) và Catinat, trở thành nơi biểu diễn thường xuyên của những đoàn hát từ phương Tây đến.
Nhịp sống trên đường CatinatSinh hoạt của đường Catinat vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca xuất bản tại Sài Gòn năm 1906:
Nhứt là đường Ca-ti-na,
Hai bên lầu các, phố nhà phân minh
Bực thềm lót đá sạch tinh
Các cửa hàng bán lịch thanh tốt đều
Máy may mấy chỗ quá nhiều,
Các tiệm tủ ghế dập dều (sic) phô trương
Đồ sành, đồ cẩn, đồ đương
Đồ thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi
... Nhà in, nhà thuộc, nhà chà,
Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son (xoong) ~
... Phong lưu cách điệu ai bằng
Đường đi trơn láng, đền giăng sáng lòa
Thứ năm, thứ bảy, thứ ba
Với đêm chúa nhựt hát nhà hát Tây...
Vào thời kỳ này, đường Catinat là bộ mặt sinh hoạt của cả Sài Gòn, thành phố thuộc địa đầu tiên ở vùng Viễn Đông với sự hiện diện của khoảng 3.000 người Pháp, hơn 3/4 trong số này là sĩ quan và viên chức. Lính Pháp ở trong các bungalow (loại nhà gỗ có hiên rộng) nằm khuất trong những vườn cây xanh. Để tiết kiệm chi phí và tìm sự đông vui hai, ba anh chung nhau tiền mướn một chỗ ở, có sự giúp việc của một anh bồi (boy) bản xứ, đi chợ, giặt giũ, nấu ăn... Sinh hoạt dân sự trên đường Catinat cũng được những người Pháp đương thời miêu tả đúng như Nguyễn Liên Phong. Hai bên đường, các thợ may, thợ đóng giầy người Hoa hoạt động khá đông, sau đó đến các cửa hiệu tạp hóa, nơi du khách có thể tìm thấy thức ăn khô, mũ nón hay yên cương... Từ ngày 24-2-1897, đoạn đường Catinat từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước (nay là Hồ Con Rùa) mang một tên mới là đường Blancsubé. Về sau nữa, khi thành phố được mở rộng hơn, con đường được tiếp tục nối dài đến đường Mayer (sau là Hiền Vương ) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie.
Tiêu biểu cho sinh hoạt trên đường Catinat vào thời kỳ đầu Pháp thuộc là nhiều cơ sở dịch vụ thương mại được thành lập từ rất sớm. Sớm nhất có thể không đâu hơn Hãng Denis Frère mọc lên ở đầu đường, phía bờ sông, nay là khu vực của Grand Hotel, đối diện với Nhà hàng Majestic phía bên kia đường. Sau Denis Frère là hiệu thuốc Tây đầu tiên của cả Sài Gòn nằm ở góc Catinat và Bonard (Lê Lợi), khai trương năm 1865, chủ nhân là Lourdeau, sau làm Xã trưởng Sài Gòn (1870). Ít lâu sau, hiệu thuốc được giao lại cho Holbé, tiến sĩ dược khoa, một nhân vật khá nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, từng làm Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Sài Gòn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản hạt Nam kỳ (Conseil colonial de la Cochinchine). Holbé từng điều chế ra một loai biệt dược có tên “Gouttes Holbé” dành cho những tay nghiện á phiện cai nghiện. Về sau, nhà thuốc Tây về tay Renoux, rồi Solirène và mang tên vị chủ nhân này trong một thời gian dài, trước khi bị thay thế bởi nhà hàng Givral còn hoạt động đến ngày nay.
Hai bên lầu các, phố nhà phân minh
Bực thềm lót đá sạch tinh
Các cửa hàng bán lịch thanh tốt đều
Máy may mấy chỗ quá nhiều,
Các tiệm tủ ghế dập dều (sic) phô trương
Đồ sành, đồ cẩn, đồ đương
Đồ thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi
... Nhà in, nhà thuộc, nhà chà,
Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son (xoong) ~
... Phong lưu cách điệu ai bằng
Đường đi trơn láng, đền giăng sáng lòa
Thứ năm, thứ bảy, thứ ba
Với đêm chúa nhựt hát nhà hát Tây...
Vào thời kỳ này, đường Catinat là bộ mặt sinh hoạt của cả Sài Gòn, thành phố thuộc địa đầu tiên ở vùng Viễn Đông với sự hiện diện của khoảng 3.000 người Pháp, hơn 3/4 trong số này là sĩ quan và viên chức. Lính Pháp ở trong các bungalow (loại nhà gỗ có hiên rộng) nằm khuất trong những vườn cây xanh. Để tiết kiệm chi phí và tìm sự đông vui hai, ba anh chung nhau tiền mướn một chỗ ở, có sự giúp việc của một anh bồi (boy) bản xứ, đi chợ, giặt giũ, nấu ăn... Sinh hoạt dân sự trên đường Catinat cũng được những người Pháp đương thời miêu tả đúng như Nguyễn Liên Phong. Hai bên đường, các thợ may, thợ đóng giầy người Hoa hoạt động khá đông, sau đó đến các cửa hiệu tạp hóa, nơi du khách có thể tìm thấy thức ăn khô, mũ nón hay yên cương... Từ ngày 24-2-1897, đoạn đường Catinat từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước (nay là Hồ Con Rùa) mang một tên mới là đường Blancsubé. Về sau nữa, khi thành phố được mở rộng hơn, con đường được tiếp tục nối dài đến đường Mayer (sau là Hiền Vương ) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie.
Tiêu biểu cho sinh hoạt trên đường Catinat vào thời kỳ đầu Pháp thuộc là nhiều cơ sở dịch vụ thương mại được thành lập từ rất sớm. Sớm nhất có thể không đâu hơn Hãng Denis Frère mọc lên ở đầu đường, phía bờ sông, nay là khu vực của Grand Hotel, đối diện với Nhà hàng Majestic phía bên kia đường. Sau Denis Frère là hiệu thuốc Tây đầu tiên của cả Sài Gòn nằm ở góc Catinat và Bonard (Lê Lợi), khai trương năm 1865, chủ nhân là Lourdeau, sau làm Xã trưởng Sài Gòn (1870). Ít lâu sau, hiệu thuốc được giao lại cho Holbé, tiến sĩ dược khoa, một nhân vật khá nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, từng làm Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Sài Gòn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản hạt Nam kỳ (Conseil colonial de la Cochinchine). Holbé từng điều chế ra một loai biệt dược có tên “Gouttes Holbé” dành cho những tay nghiện á phiện cai nghiện. Về sau, nhà thuốc Tây về tay Renoux, rồi Solirène và mang tên vị chủ nhân này trong một thời gian dài, trước khi bị thay thế bởi nhà hàng Givral còn hoạt động đến ngày nay.
Hôtel de Ville de Sài Gòn nằm trên đường Rue d’Espagne đối diện với Boulevard Charner
Những biểu ngữ quảng cáo phim truyện với người lái xe mô-tô trên Boulevard Charner.
Một quán café trên đường d’Ormay nhìn ra đường Catinat (đường Tự Do)
Một tiệm bán hàng mỹ phẩm và nước hoa.
Một cửa hàng bán đồng hồ đeo tay trong Thương Xá GMC
Cửa hàng giầy dép và đồ lót, có lẽ trên đường Bonnard (Lê Lợi)
Hai vị tu sĩ tây thuộc dòng Francisco trên đường Catinat (Tự Do).
Một phu xích-lô nghỉ mệt trong khi chờ khách trước Hôtel Continental Palace.
Xe điện trên Boulevard de la Somme (Hàm Nghi). Xe điện mang quảng cáo thuốc lá Mélia của Hảng MIC (Manufacture d’Indochine de Cigarettes) và trên nóc nhà có đèn ống mang thương hiệu thuốc Aspirine – Usines du Rhône (Rhône-Poulenc).
Jardin Botanique de Sài Gòn (Thảo cầm viên) giửa Kinh Thị Nghè và Boulevard Norodom (Thống Nhất cũ).
Cầu Thị Nghè
Théâtre Nguyễn Văn Hảo trên Avenue Galliéni (Trần Hưng Đạo) đang chiếu phim «Till the Clouds Roll By».
Hồ bơi Le Cercle Sportif Saigonnais trong Jardin Maurice Long nằm ở góc Rue Taberd
Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,
RépondreSupprimerĐồng Khởi lên rồi mất Tự Do.
Thơ hay
SupprimerĐến khi nào Hà Nội và Sài Gòn lại đẹp và thanh bình như ngày xưa???
RépondreSupprimerXinh đẹp và thanh bình-"HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG" đấy,đâu rồi???
RépondreSupprimerGóc xưa...Tuyệt vời..
RépondreSupprimer