18/10/2012

GS PHONG LÊ: CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ NĂM 2012 NGUY HIỂM HƠN CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ 1986


Phamvietdao.net: Giáo sư Phong Lê không phải là thành viên của cư dân mạng, mặc dù vậy ông cũng biết những thông tin trên mạng viết về những vấn đề gì ? Ông và tôi đều là cư dân thừa hưởng một phúc lợi công cộng lớn: đó là không gian Hồ Tây, nhà ông gần nhà tôi...Trong một buổi chiều hóng mát Hồ Tây gần đây, ông đã bộc bạch với tôi một vài cảm nghĩ của ông về cái mà ông cho là một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng của Đảng đã xảy đến trong thời gian gần đây...


Mặc dù chưa xin phép ông nhưng với tinh thần " thất phu hữu trách "...xin ghi lại một vài ý kiến của ông; xin có lời xin lỗi GS Phong Lê về sự tùy tiện đưa ý kiến của ông lên mạng:


- GS Phong Lê cho rằng: Cuộc khủng hoảng chính trị 1986 và 2012 đều có một nguy cơ giống nhau về sự tồn vong, sống chết của Đảng, của dân tộc; nếu cuộc khủng hoảng 1986 là cuộc khủng hoảng mà cả Đảng và cả nhân dân đều đứng trước nguy cơ bị rơi xuống vực thẳm và cùng chết vì miếng ăn, vì đói; Khủng hoảng miếng ăn năm 1986 là miếng ăn cụ  thể...
Còn hiện nay thì xã hội, dân tộc đang trước nguy cơ: một bộ phận trong Đảng, nhóm lợi ích đang tìm cách leo lên, tức là trèo lên các núi lợi ích, trong khi đó thì quảng đại nhân dân lại bị đẩy xuống vực, điểm tận cùng, cự tiểu, thấp nhất của lợi ích...
Còn nhớ 1986, tiêu chuẩn của 1 thứ trưởng được mua ở Tôn Đản là 1 kg dò, cái lợi ích này cũng có nguy cơ bị mất; Hiện nay thì nhóm lợi ích trong Đảng họ không còn mưu cầu tới cân dò nữa mà họ "ăn đất", "ăn nhà", "ăn cổ phiếu" các ngân hàng, kho bạc, các tập đoàn kinh tế, các yết hầu thương mại...Cái sự phân rã có nguy cơ làm nứt vỡ xã hội: Đảng đi đằng đảng và dân đi đường dân; Giữa Đảng và dân rất có khả năng hình thành ra các chiến hào, chiến lũy...
Hình như một bộ phận của Đảng nhìn thấy nguy cơ này nên họ tìm cách chạy chữa, khắc phục bằng việc đề ra cuộc chính đốn đảng nhưng có vẻ bất thành vì họ thuộc về thiểu số trong Đảng...
Vì thế nên Gs Phong Lê cho rằng: Cuộc khủng hoảng chính trị năm 2012 nguy hiểm hơn rất nhiều cuộc khủng hoảng chính trị năm 1986; Mặc dù cả 2 cuộc khủng hoảng này đều đứng trước sự dồn bức tìm con đường sống cho mình, cho dân tộc...
Xã hội đã trở nên bất an hơn sau cuộc khủng hoảng chính trị năm 2012 này !
Nguồn Phạm viết đào

7 commentaires:

  1. Vì Ban chấp hành Trung ương đảng đã không ra quyết định kỷ luật Bộ Chính trị và một ông (ông X) trong Bộ chính trị vì những sai phạm rất lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho quốc gia - dân tộc, người dân chúng ta có thể khởi kiện Ban chấp hành trung ương không về tội:
    1. Bao che tôi phạm gây hậu quả nghiêm trọng
    2. Thông đồng với tội phạm quốc gia
    2. Không làm tròn trách nhiệm công dân tố cáo tội phạm
    Xin xem lại luật, nếu được người dân sẽ thảo đơn kiện và lấy chữ ký gởi toà án. Biết chắc là tòa án sẽ không thụ lý nhưng người dân làm cho ra lẻ và tố cáo trước toàn thế giới về tập thể đảng cộng sản vi phạm pháp luật.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Ta không làm như thế được ! Nguyên tắc của luật hình VN là cá thể hóa trách nhiệm hình sự... Một khi vẫn chỉ là "một đồng chí X." thì chưa thể có cáo trạng được. Vụ chính biến 19/8 tại LX năm trước kết thúc như vậy !
      Đã thấy có một số Đơn tố cáo "đồng chí Y." rồi đấy ! Nhưng lại chỉ thấy trên không gian mạng; người đứng tên trên đơn lại phủ nhận...; cơ quan hữu quan có đủ dũng cảm thụ lý giải quyết không ...?

      Supprimer
    2. ý kiến hay, hầu hết họ là tội phạm cả chả nhẽ họ tố cáo mình.lợi ích nhóm của họ cả thôi.đây là hình thức bao che cho nhau để lùa mị dân.

      Supprimer
    3. Ô còm hay đáo để nhá!

      Supprimer
  2. Khủng hoảng chính trị ở nươc ta hiện nay thực ra là khủng hoảng hệ thống mà Liên xô và Đông Âu đã giải quyết tương đối êm thắm.Việt nam cũng nằm trong hệ thống đó nhưng cố gắng tồn tại bằng những biện pháp chắp vá,đối phó nhất thời nên ngững kẻ đóng vai trò lương đống,rường côt của chế độ nửa chim nửa chuột chỉ thích hợp với cách sống bay lượn kiếm mồi trong bóng tối,màn đêm.

    RépondreSupprimer
  3. Thế này thì Cần gì lập Ban chống tham nhũng . Có tội , có lỗi , phe ta cùng nhau xí xoá . Chắn trách gì hàng trăm nghìn Hồ sơ dân oan khiếu nại chẳng giải quyết được . Pháp Luật chỉ để làm kiểng , đóng rêu mốc .

    Đã thế , đại hội 6 vẫn được cấp dưới kháo nhau thành Công tốt đẹp , trong khi Tổng bí thư thì mếu máo , dở khóc dở cười .

    Đảng đã thành Công trong tinh thần đoàn kết , bao che , cùng nhau tham nhũng , cùng nhau phe nhóm ăn chia . Như thế đâu có gì nguy hiểm hơn cuộc khủng hoảng chính trị 1986 . Chỉ có điều dân oan rồi đây chẳng biết kêu ai , cỡ lẽ chỉ biết kêu trời .

    Năm 2012 là năm Đảng ta đạt thắng lợi Huy Hoàng nhất , thành Công nhất . Tội lỗi tham nhũng , hối lộ sẽ bị nhận chìm , không nhìn thấy kể từ sau đại hội 6 .

    Nếu ai còn kêu oan vì mình là nạn nhân của tham nhũng , thành phần này chính là thành phần phản động , tuyên truyền , chống phá nhà nước .

    ĐCSVN muôn năm ! CHXHCNVN muôn năm ! Dân tộc Việt Nam hy sinh làm nô lệ cho Đảng ...muôn năm !!!!

    RépondreSupprimer
  4. dang tay ôm chặt bồ "kinh tế"
    mở miệng cười tan cuộc oán thù
    ghế ấy hãy còn còn sự nghiệp
    bao nhiêu nhục nhã sợ gì đâu

    RépondreSupprimer