Kính gửi: -đ/c TBT Nguyễn Phú Trọng
-các đ/c ủy viên BCT
-các chính trị gia
Nguyễn Huy Canh
(đảng viên của đảng)
Sau nhiều năm trải nghiệm tôi đã nhận ra một nguyên lý bất di bất dịch là:một xã
hội có chế độ dân chủ thì người dân nhất thiết phải được tham gia vào
quá trình xây dựng, thiết kế, kiến tạo nên cấu trúc quyền lực cao nhất của xã hội
bằng lá phiếu của mình. Đó là sự sinh thành quyền lực của một xã hội có lý tính.
Lịch sử của một dân tộc có lý tính là một dân tộc đã trưởng thành.
Quyền lực chính trị cao nhất của xã hội chúng ta là Nhà nước, là Quốc
hội theo lý thuyết, nhưng trên thực tế lại là ĐHĐ toàn quốc, là BCHTW, BCT...-
tồn tại riêng rẽ, bên cạnh bộ máy nhà nước- (nhân đây tôi xin nói rằng nhiều luật
gia, nhiều nhà lý luận đã sai lầm khi có quan niệm về sự khác nhau giữa quyền
lực chính trị và quyền lực nhà nước. Thực ra họ đã không hiểu được khi quyền
lực xã hội phát triển đến trình độ nhà nước thì, nhà nước chính là hình thức tồn
tại duy nhất của quyền lực chính trị)
Chế độ xã hội của chúng ta gọi là dân chủ gấp triệu lần chế độ tư
sản (điều này đúng cả trong khát vọng lịch sử lẫn trên nhận thức chất phác) .
Nhưng có một nghịch lý là, trong nhiều chục năm qua, người dân và hơn 3 triệu
đảng viên lại không hề được tham gia trực tiếp vào cái quá trình kiến tạo nên
cấu trúc quyền lực chính trị thực tế ấy, cũng như rất nhiều những hoạt động của
nó liên quan tới những quyết sách về đối nội, và đối ngoại. (Cái mà người dân có
thể làm được đó là sự “hóng hớt”, hay “nhòm trộm” mà thôi)
Vì vậy chế độ dân chủ mà chúng ta đạt được cho đến giờ mới chỉ ở
trình độ hình thức của sự vật.Cho nên Đảng dù có thành thật và cố gắng với
những mỹ từ như thực hành, mở rộng, phát huy…dân chủ từ trong Đảng đến
ngoài xã hội đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng chỉ là một sự vô ích.(nếu không
muốn nói, từ góc độ tiêu cực, là một sự giả dối) Nghịch lý trên chính là sự bất
cập vĩ đại nhất của lịch sử chúng ta. Chính nó đã đẻ ra sự suy thoái về đạo
đức tới mức phổ biến trong đảng, đến nỗi TBT xem nó là nguy cơ của sự “Tồn
Tại hay không Tồn Tại” của chế độ. Đó là tham nhũng tràn lan; nạn con ông
cháu cha ;mua bán chức quyền ; sự thờ ơ vô cảm của nhiều lãnh đạo với nỗi bất
hạnh, đói nghèo và khát vọng của nhân dân… Đây là hòn đá tảng, là lực cản
lớn nhất cho sự phát triển của dân tộc ta.
Đảng muốn có một sức mạnh chiến đấu và một tín nhiệm trong
lòng dân tộc, Đảng phải đổi mới toàn diện hình thức tồn tại quyền lực, và cách
thức hoạt động, tổ chức hội nghị của mình. Không thể cứ thử nghiệm, cải tiến
một cách vụn vặt theo kiểu chủ nghĩa kinh nghiệm mãi được. Cần phải đặt sự
vận động của nền chính trị, của lịch sử dân tộc trên nền tảng của tư duy lôgíc
chính trị trong khung cảnh của chủ nghĩa Hậu hiện đại…
Nếu nói rằng lịch sử của một dân tộc có lý tính là một dân tộc
trưởng thành thì dân tộc chúng ta đã là một dân tộc trưởng thành chưa mặc dù
dân tộc này đã có hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.?Câu hỏi này xin
được gửi tới các nhà lãnh đạo, các chính trị gia và tất cả những ai quan tâm tới
số phận của dân tộc VN đương đại
NHC
Các vị đang đóng kịch để giữ ghế , giữ miếng ăn thôi .
RépondreSupprimerCác vị đã đẩy dân tộc đi lùi .
Đúng như bác HN đã nhận định, điều đó là chắc chắn.
RépondreSupprimer1/ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu có thơ rằng:
RépondreSupprimer"Dân hai lăm triệu ai người lớn?
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con...". Taahtj là đau xót cho quê hương Việt nam.
2/ Hy vọng một ngày:
"Một mùa thương . . . kết muôn hoa lòng
Người về đây . . . nối câu tâm lòng
Về cho thấy . . . xuân nồng áo em
Cho tình . . . xưa thôi cách xa
Về chung mái nhà lá
Người về đây . . . giữa non sông này
Hội trùng dương . . . hát câu sum vầy
Về cho thấy . . . con thuyền nước Nam
Đi vào . . . mùa Xuân mới sang
Xa rồi ngày ấy ly tan
Điệp khúc:
Tôi . . . đi . . . giữa trời . . . bồi hồi
Cờ bay phất phới . . . tôi quên chuyện ngày xưa
Mong sao . . . nước Việt . . . đời đời
Anh dũng oai hùng . . . chen chân thế giới
Mặc thời gian . . . tóc phai đổi màu
Mặc đại dương . . . sóng to mưa gào
Đàn chim bé . . . trong làn chớp xanh
Yêu trời . . . tự do Á Đông
Thương về đồi núi xa xa ..."
NS Nguyễn Văn Đông - 1963
CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN KHÔNG CẦN DÂN CHỦ CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM. CÔNG AN BẮN CHẾT HẾT NHỮNG NGƯỜI ĐÒI DÂN CHỦ, NHỮNG NGƯỜI CHƯA BỊ BẮN CHẾT SẼ SỢ HÃI VÀ KHÔNG ĐÒI HỎI DÂN CHỦ NỮA. SÁT NHẤT NHÂN VẠN NHÂN CỤ, SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN, SONG CHÂN LÝ SỢ CHẾT KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI. CÁM ƠN BÁC HỒ ĐÃ RƯỚC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VÀO NƯỚC VIỆT NAM, ĐỂ NHÂN DÂN ĐƯỢC MAY MẮN SỢ HÃI THƯỜNG TRỰC.
RépondreSupprimerDạ anh nói hoàn toàn đúng , sau mấy chục năm cai trị dân chúng Việt Nam bây giờ thấy cái gì cũng sợ. Sợ bỏ tù , sợ bị dàn cảnh đụng xe , sợ bị mất việc , sợ thằng CA nói gọi là "phản động" rồi cả xóm gọi là "phản động"....Sợ bị chụp mũ , sợ đem ra đấu tố . Nói thật anh nhìn đâu em cũng sợ....Nhiều khi có những nỗi sợ hãi mơ hồ ,nhìn thấy.....cái bao cao su nằm đâu đó em cũng giật mình , rùng mình.....Em học dưới mái trường XHCH mười mấy năm nó đào tạo cho em được một bản lĩnh rất..... đàn ông Việt Nam là cái gì cũng sợ , nhưng chỉ con vợ nhà là chẵng sợ....Chúng bạn nó bầu em vào cái hội sợ vu vơ là vậy đó.
SupprimerThôi đừng "ngỏ" nữa ông ơi
RépondreSupprimerQuanh đi quẩn lại cuộc chơi thôi mà
Ghế ta rồi lại về ta
Lơ mơ tám hướng chỉ là dân đen
Ông này mắt hẳn nổi ghèn
Vì mơ cho lắm chẳng quen sự đời ...
Có gì đâu mà phải bàn bạc nhiều.
RépondreSupprimerGiết hết những ai đòi dân chủ.
Thế là xong.
Lời mở đầu : Câu Lạc Bộ Kháng Chiến được kết hợp từ Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ và tổ chức được tái thành lập đúng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch năm 2012 tức ngày 31 tháng 03 năm 2012 tại Đồng Tháp Mười.
RépondreSupprimerCác đại biểu lãnh đạo Câu Lạc Bộ Kháng Chiến gồm có nhiều đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam trẻ tuổi với sự cố vấn của các cán bộ đảng viên lão thành từ Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ (Câu lạc bộ của các cựu đảng viên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam trước đây).
Nóng: Câu Lạc Bộ Kháng Chiến có là một tổ chức Chính trị đối lập?(blog đảng làm báo)