Lời dẫn này đã có một sự nhầm lẫn về mặt thứ tự xuất hiện của các thông tin liên quan. Từ khi bài trả lời phỏng vấn “Góp ý hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận” của tôi được đăng tải trên BBC, tôi chưa có phát biểu gì về mọi thông tin liên quan tới bài phỏng vấn này trên mọi phương tiện truyền thông kể cả tại trang blog Như Cây Tre Việt Nam. Bài "Coi chừng phát đạn ngược của hiến pháp" đã được đăng tải trước bài phỏng vấn nêu trên.
Vậy xin thông báo để Nhà báo có thể nhuận chỉnh lại cho chính xác nhằm tránh mọi hiểu lầm có thể xảy ra.
Trân trọng và cảm ơn,
Phạm Hồng Sơn
--------------------------------------------------------------
Sau khi Bác sỹ Phạm Hồng Sơn trả lời phỏng vấn BBC trong bài “Góp ý hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận” đã dấy lên những ý kiến khác nhau trong dư luận. Trang Ba Sàm đã có bài bình luận trao đổi lại về một vài nội dung, trang Như Cây Tre Việt Nam của Phạm Hồng Sơn và trang Pro& Contra của nhà văn Phạm Thị Hoài lại có bài trao đổi lại với ba Sàm qua bài Coi chừng phát đạn ngược của hiến pháp, ngay sau đó trang Ba Sàm có bài Bình luận của BS về bài viết của Phạm Thị Hoài trên blog Phạm Hồng Sơn rồi bài của Phạm Thị Hoài Hãy mừng cho sự đa dạng nhiều hơn lo cho sự chia rẽ.
Và nay có bài mới nhất của NC Phương trao đổi với BS Phạm Hồng Sơn. Tôi đồng tình với một số ý của Ba Sàm và những ý của NC Phương trong bài viết dưới đây trừ những suy diễn ở cuối bài, trong tinh thần mà Phạm Thị Hoài đã nêu là mừng cho sự đa dạng hơn là lo cho sự chia rẽ.
Vài lời với Phạm Hồng Sơn
NC Phương
Phóng viên Quốc Phương (BBC) có bài “Góp ý hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận”, đó là bài phỏng vấn Bác sỹ Phạm Hồng Sơn (một nhân vật bất đồng chính kiến đã từng bị chính quyền cộng sản VN tuyên án 5 năm tù vào năm 2003) đã khiến mình không thể đồng tình.
Điều rõ ràng là, Phạm Hồng Sơn đã lấy tinh thần “thượng tôn pháp luật” (rule of law) làm căn cứ giải thích các lập luận khác của ông. Tuy nhiên, Phạm Hồng Sơn đã có sự nhầm lẫn rất tai hại về ý nghĩa của “thượng tôn pháp luật”, đồng thời ông lại dùng sự nhầm lẫn đó để phủ nhận nỗ lực đóng góp ý kiến sửa Hiến pháp 1992 do nhóm 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng.
Như đã biết, ý nghĩa của “thượng tôn pháp luật” được cả thế giới xem như một nguyên tắc khái quát để quản trị xã hội, xem nó như mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, chứ tuyệt đối không phải là “phương tiện” để tạo ra xã hội dân chủ, như cách hiểu của Phạm Hồng Sơn.
Trước hết, “thượng tôn pháp luật” là một nguyên tắc cho quản lý xã hội, nguyên tắc ấy nhấn mạnh vào việc đề ra các điều luật để điều chỉnh hành vi con người trong xã hội, thay vì thực hiện các phán xét bằng mệnh lệnh của các cá nhân có quyền. Nhờ đó, một người có trí tuệ trung bình cũng dễ dàng hành xử theo pháp luật, và những câu chuyện kiểu như “gà nhà tôi đẻ trứng sang vườn nhà hàng xóm” thì không nhất thiết phải nhờ quan mới phân xử được.
Đồng thời, “thượng tôn pháp luật” cũng là định hướng – mục tiêu để xây dựng một xã hội công bằng, nhưng bản thân nó không phải là “phương tiện”. Nên nhớ rằng, hiến pháp và các chế tài pháp luật chỉ là “phương tiện” để đảm bảo cho cái nguyên tắc – định hướng – mục tiêu “thượng tôn pháp luật” trở thành hiện thực mà thôi.
Nếu chúng ta coi “thượng tôn pháp luật” là “phương tiện” thì đó là sự nhầm lẫn rất lớn giữa nguyên tắc – định hướng – mục tiêu (thượng tôn pháp luật) với phương tiện để đạt được mục tiêu đó (tức là hệ thống các quy định pháp luật). Sự nhầm lẫn này đã khiến cho toàn bộ bài trả lời của Phạm Hồng Sơn rất lủng củng và tự tạo ra mâu thuẫn.
Ví dụ: Thực tế xảy ra rất nhiều hành vi của các cơ quan công quyền là trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều hành vi của cả dân chúng và các cơ quan công quyền làm theo quy định pháp luật, đó cũng là một thực tế, mà nhờ nó xã hội ổn định hơn. Vì vậy, nếu chỉ vì thực tế tồn tại nhiều hành vi coi thường pháp luật mà chúng ta “không thèm” nỗ lực xây dựng nó (góp ý sửa hiến pháp chẳng hạn), thì đó là thái độ cực đoan, thiếu xây dựng. Thái độ cực đoan đó, chẳng phải đã mâu thuẫn với mong muốn “thượng tôn pháp luật” sao? Và, nếu không có hệ thống pháp luật thì “thượng tôn pháp luật” là thượng tôn ai, thượng tôn cái gì?…
Có điều khá đặc biệt là, sau một thời gian dài chẳng thấy lên tiếng, đột nhiên vào ngày 02/3/2013 lại thấy Bác sỹ Phạm Hồng Sơn lên tiếng về việc các nhân sỹ trí thức góp ý sửa đổi hiến pháp 1992. Tuy nhiên, ý kiến của Phạm Hồng Sơn lại không mang bất kỳ giá trị lý thuyết và thực tế nào, thậm chí nhằm phủ nhận mọi nỗ lực của các nhân sỹ trí thức, muốn gieo rắc một đám mây u ám lên đầu những người chung tay góp tiếng nói đòi hỏi một Hiến pháp dân chủ.
Ông nói “Theo tôi, một cách thẳng thắn, nếu bàn đến xây dựng hay ủng hộ việc cải cách hiến pháp với chính quyền Việt Nam hiện tại là một việc làm kỳ cục, gần như vô ích hoặc hết sức ảo tưởng“
Tuy nhiên, liệu có ai phủ nhận một thực tế của gần 10 ngàn chữ ký công khai phản đối một số điều, công khai yêu cầu sửa đổi một số điều trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992? Những yêu cầu mà trước đây, chính quyền đã từng bắt giam những cá nhân nào công khai nói như vậy. Điều đó chẳng phải là đã có “tiến bộ”, chẳng phải là việc nên làm sao?
Cần nhấn mạnh lần nữa, nếu một xã hội thiếu vắng các quy định pháp luật thì “thượng tôn pháp luật” không thể biết thượng tôn ai, thượng tôn cái gì.
Một người có khả năng trả lời câu hỏi ấy, họ nhất định không phủ nhận những nỗ lực góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992. Đó là hành động thiết thực nhất để tạo ra cái để chúng ta “thượng tôn” nó. Kết quả tối thiểu nhất cũng làm rõ bộ mặt phản dân chủ của Đảng cộng sản VN.
Thật vậy, do nhận thức sai ý nghĩa của tinh thần “thượng tôn pháp luật”, và coi tinh thần ấy là “phương tiện” để xây dựng xã hội dân chủ, thay vì – đáng ra phải coi nó là nguyên tắc – định hướng – mục tiêu để xây dựng một xã hội dân chủ. Bác sỹ Phạm Hồng Sơn đã phạm phải những sai sót rất nghiêm trọng, cực đoan và tự mâu thuẫn với cái gọi là “thượng tôn pháp luật” mà bản thân ông ‘mong muốn’? do chính ông sử dụng để lý giải những lập luận của mình.
Sự “đột ngột” đưa ra ý kiến vào thời điểm có hàng ngàn người đang mong muốn bày tỏ yêu cầu cải thiện dân chủ (việc này ít nhất cũng làm rõ bộ mặt phản dân chủ của chính quyền) đã khiến người viết này nghi ngờ về “động cơ đích thực” khiến Phạm Hồng Sơn phát biếu như thế:
- Có phải Phạm Hồng Sơn đã chót dại “ăn kẹo” của Ban tuyên giáo TW?
- Có phải những phong trào dân chủ đang diễn ra “chẳng thèm đếm xia, ghi nhận” những nỗ lực trong quá khứ của ông, và khiến ông bị ra rìa?
- Có phải ông muốn mình “nổi tiếng”?
- …
Nếu có câu trả lời cho tất cả những câu hỏi vừa nêu, thì, chắc chắn nó không thể là mong muốn thực chất-chính đáng-mang tình yêu con người … để xây dựng xã hội dân chủ đích thực./.
04/3/2013
ncphuong sưu tầm và trích lược theo BBC.
ncphuong sưu tầm và trích lược theo BBC.
Nguồn: Blog NC Phương
Có lẻ anh Sơn cũng cố chấp một chút đó .
RépondreSupprimerThời thế luôn chuyển động .
Có thể khi trước những kẻ độc tài không sợ lẻ phải nhưng hôm nay họ sợ đấy .
Bs Sơn hãy lạc quan và chung tay cho lý tưởng cao cả vì Việt nam dân chủ và phát triển .
cả 3 câu hỏi nhận định về phạm hông sơn đều kg đúng , Có lẽ đây chỉ là sự mệt mỏi của bác nông dân khi thành quả của mình bị thiên tai nên trở thành nhu nhược mà thơi . cách nói theo bản năng ấy mà .con người khi gần đất xa trời ai chả thế .
RépondreSupprimerĐể tiến công vào mục tiêu A thì phải có nhiều cách và dùng nhiều đội quân, đánh xa, đánh gần, đánh vu hồi, đánh tâm lý chiến v..v.. Ông Sơn làm chính trị mà non yếu về chiến lược lẫn chiến thuật, đã không biết hợp đồng tác chiến với các cánh quân bạn mà còn tìm cách phá bỉnh, ngăn cản. Ông Sơn lại rơi vào chủ quan, chỉ cho cách đánh của mình là duy nhất đúng và muốn áp đặt cách ấy lên các cánh quân khác một cách duy ý chí.
RépondreSupprimerVới cách nói ấy của ông bs Phạm hồng Sơn theo tôi hiểu có lẽ ông ấy không tin tưởng kết quả của việc làm của các nhân sĩ trí thức, và quả thực với những phát biểu gần đây của ông nguyễn phú trọng và nguyễn sinh hùng thì chúng ta thấy cái não trạng của chế độ này khó mà nói lẽ phải với họ
RépondreSupprimer