Lê Hồng Hà- BVN
BVN:Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bản góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 của ông Lê Hồng Hà, người tham gia cách mạng từ trước 194 5, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công an, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ và Chánh văn phòng Ủy ban Khoa học xã hội, cũng là người sớm có những tư tưởng đổi mới mạnh mẽ và từng chịu những hệ lụy về nó trong một thời gian dài.
1. Qua nghiên cứu lại 4 bản Hiến pháp trước đây của nước ta, trừ bản Hiến pháp năm 1946 là đúng đắn, còn 3 bản Hiến pháp sau tuycó nhiều điều tốt, nhưng cả 3 bản (năm 1959, 1980, 1992) đều mang nặng đường lối cách mạng XHCN thể hiện thể chế chính trị chuyên chính vô sản (theo Nghị quyết của Đại hội Đảng III, IV, VI, VII) tức là rất nhiều sai lầm.
2. Nội dung đặc trưng của đường lối xây dựng CNXH ở Việt Nam có thể tóm lại:
- Về kinh tế: kế hoạch tập trung, phủ nhận kinh tế thị trường, quốc doanh là chủ đạo, xóa bỏ kinh tế tư nhân.
-Về chính trị: là thực hiện chuyên chính vô sản, Đảng lãnh đạo độc tôn và Đảng lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin là thống soái, cán bộ, đảng viên và thanh niên đều phải học tập CN Mác – Lênin.
Đến Đại hội VI, có đổi mới chút ít, nhưng chỉ là nửa vời và vẫn một mực kiên trì Chủ nghĩa Mác – Lênin.
Qua thực tế của các nước trên thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN cuối thế kỷ XX, đã chứng minh CNXH là sai lầm, mô hình CNXH Xô -viết là sai lầm, thế nhưng Đảng ta vẫn một mực phải đề cao CN Mác – Lênin, kiên trì đường lối XHCN ở Việt Nam.
3. Do mấy chục năm qua cả nước ta đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa sai lầm nói trên, nên đất nước ta lâm vào tình trạng suy yếu, xuống cấp về hầu hết các mặt của đời sống xã hội (không chỉ kinh tế mà cả chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức, v.v. ) và tụt hậu so với nhiều nước xung quanh, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Chưa bao giờ lòng tin của dân đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước ta thấp như ngày nay và tình hình nghiêm trọng tới mức trở thành nguy cơ lớn đối với sự sống còn của chế độ, của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyên nhân gốc rễ của tình hình ấy chính là do chế độ toàn trị của một đảng trên thực tế đang chi phối toàn bộ quyền lực Nhà nước và hệ thống chính trị đứng trên Nhà nước và pháp luật, đứng trên nhân dân, vô hiệu hóa nhiều quyền tự do, dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp.
4. Để cứu đất nước ra khỏi tình trạng nghiêm trọng nói trên thì phải đổi mới căn bản thể chế chính trị, chuyển từ độc tài Đảng trị sang Dân chủ, mà sửa đổi Hiến pháp là cơ hội tốt, là bước đi đầu tiên mở đường cho đất nước đổi mới toàn diện, phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
5. Đối với bản “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” tôi thất vọng vì nó không góp phần đổi mới căn bản thể chế chính trị, mà cố giữ lại toàn bộ những sai lầm của các bản Hiến pháp trước đây, nó không thể là cơ sở để xây dựng một bản Hiến pháp mới thực sự là của nhân dân.
6. Trong thư này, tôi đề nghị cụ thể một số vấn đề về nội dung:
a/ Không nên dùng cụm từ Nước CHXHC Việt Nam, mà nên dùng từ ông Hồ đã dùng: Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa…, vì mô hình XHCN là một mô hình sai lầm.
b/ Không nên đề cao chủ nghĩa Mác- Lênin, vì đó là một học thuyết sai lầm, không nên nói “dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin”.
c/ Bỏ điều 4 nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản vì Đảng chưa xứng đáng lãnh đạo việc xây dựng và phát triển đất nước (chưa kể những chính sách sai lầm như cải cách ruộng đất, cải tạo XHCN, đàn áp Nhân văn Giai phẩm), v.v.
d/ Quân đội phải trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, không được nêu quân đội trung thành với Đảng.
e/ Không nên đặt vấn đề Hiến pháp nước ta phải thể chế hóa cương lĩnh xây dựng CNXH của Đảng cộng sản Việt Nam.
L.H.H.
Đoàn ta là Giải phóng quân
RépondreSupprimerLà con em của nhân dân...
Nhân dân đã sáng mắt ra chưa với trò bịp "Góp ý sửa đổi HP" của "đảng ta"?
SupprimerChào bạn 07:44 ! Làm gì có Giải phóng quân với lá cờ nửa xanh nửa đỏ sao vàng ở chế độ độc tài đảng trị này. Xong việc, sau 1975 TW quản thúc luôn cả Thượng tướng Trần văn Trà nguyên TL và đương Phó TL Giải phóng quân. Ngoài Hà nội giải tán 2 đảng nhỏ là đảng Xã hội và đảng Dân chủ.
RépondreSupprimerLúc cần thì có chúng mày, xong việc chỉ còn mình tao. Tất cả thuộc về tao. Hết.com !
Tất cả đất đai, vùng trời, vùng biển và tài nguyên trên lãnh thổ, nhân tài vật lực, đều thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ nhân của đất nước. Nếu điều này sai, thì càng không cần làm 1 bản Hiến Pháp để trưng bày. Nếu điều này đúng, Nhân Dân phải có 1 tổ chức thay mặt mình để sửa đổi Hiến Pháp, giống như ban soạn thảo Hiến Pháp Mỹ thời xưa đã làm.
RépondreSupprimer1) Giải tán Quốc Hội,
2) tuyên bố Hiến pháp 1992 bị hủy bỏ, quay về với Hiến Pháp 1946 dưới thời VN DCCH của Hồ Chí Minh
2) Bầu chọn Quốc Hội mới, chọn những con em kiệt xuất của dân tộc Việt
3) Dùng 6 tháng tập trung tại 1 nơi để bàn về bản Hiến Pháp mới, dựa trên bản HP 1946.
Trên đây là phương pháp, nếu Nhà nước VN thực sự có thành ý cải biến xã hội VN.
Bao nhiêu góp ý tâm huyết. chỉ giống đàn gẫy tai trâu mà thôi
RépondreSupprimerMọi đề xuất đêu là nằm mơ giữa ban ngày .Trên 60 năm diễn biến với đảng toàn trị như hiện nay thì hiến pháp 1946 chỉ là rác thải của lịch sử.Cứ ôm ấp mãi đồ cổ.
RépondreSupprimerNước Việt Nam còn đâu độc lập, tự chủ mà được tự quyết về con đường phải đi của quốc gia Việt Nam? Mọi quyền bính hiện nay đều thuộc về Trung cộng; những chuyện vặt vảnh Việt Nam còn được phép tự ý; chính sách, đường lối đối nội, đối ngoại đều do Trung cộng quyết định. Ông Hà đã sai từ căn bản khi đưa ra những đề nghị trên đây. Mong ông và quý anh em đồng bào, những ai quan tâm đến vận mệnh của dân tộc hãy đọc bài viết sau đây để thấy sự thật:
RépondreSupprimerhttp://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/25407-ng-bao-vit-nam-toan-quc-hay-thc-tnh-va-co-hanh-ng-ngay