18/06/2013

BÀN VỀ ĐIỀU 258 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH

Bàn về điều 258 của Bộ luật hình sự hiện hành

Hà Huy Sơn

Thời gian gần đây đã có một số người bị cơ quan điều tra bắt, khởi tố theo điều 258 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trước đây hai năm, tôi có làm người bào chữa cho một thân chủ ở Cần Thơ đã bị kết án vì điều 258. Nhận thấy điều 258 có một số điểm hạn chế, tôi đã có ý định kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để yêu cầu giải thích điều luật này. Vì trước đó tôi đã có một số kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều luật nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm nên tôi xin bày tỏ ở bài viết này với những người quan tâm.

Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Thứ nhất: Điều 258 quy định không rõ ràng, nó dễ bị áp dụng sai do vô ý và lạm dụng do cố ý. Nội dung không thể hiểu bằng một cách duy nhất, rõ ràng theo định lượng, mà việc hiểu điều luật này chủ yếu là do cảm tính vì nó không có khuôn khổ giằng buộc.
Thứ hai: Việc áp dụng điều 258 trong thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng thường vi phạm nguyên tắc bắt buộc của Bộ luật tố tụng hình sự là phải chứng minh hậu quả do tội phạm gây ra cho đối tượng bị hại là nhà nước, tổ chức, công dân. Chính vì nội dung không rõ ràng của điều luật nên các cơ quan điều tra có tài thánh cũng không định lượng được thiệt hại do tội phạm gây ra và rồi đến Viện Kiểm sát và Tòa án cũng phải lờ đi vi phạm nghiêm trọng đó của cơ quan điều tra.
Thứ ba: Cho đến nay nhiều quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 nhưng đến nay đã hơn hai mươi năm chưa được luật hóa. Điều đó có nghĩa nhiều quyền tự do dân chủ của công dân chưa có quy định như thế nào là cấm vậy thì làm sao nói là lợi dụng? Trong khi nguyên tắc chung của pháp luật là: “Công dân được làm những gì nhà nước không cấm, nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Thực trạng này thì ai là người đang vi phạm pháp chế của một nhà nước pháp quyền?
Thứ tư: Về nội dung ngữ nghĩa của điều luật “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thể hiện sự mâu thuẫnĐã là quyền của công dân thì đương nhiên công dân được phép được sử dụng trong mọi giới hạn không gian, thời gian của pháp luật và nhà nước có nghĩa vụ phải đảm bảo các quyền ấy. Là quyền thì không thể là tội, là tội thì không thể là quyền. Không thể vừa là quyền lại vừa là tội. Đây chính là sự lập lờ, không rõ của điều 258. Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo pháp luật quy định có chức năng giải thích luật phải có văn bản hướng dẫn điều 258.
Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng: Để hiện đại hóa đất nước, vấn đề trước cả văn hóa truyền thống, giáo dục, y tế… là việc xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự. Cần xây dựng một văn hóa pháp luật, tôn trọng chính các nguyên tắc pháp luật chung do chính nhà nước đặt ra.
Hà Nội, ngày 17/06/2013
H. H. S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

5 commentaires:

  1. Cảm ơn lời giải thích tỏ tường của LS.,Cũng trong blog nầy,HNC đã làm rõ về điều nầy. ,nhưng ngôn ngữ chặt chẽ khúc chiết giải thích luật của LS qua đ 258 làm chúng ta thấy các nhà làm luật của nhà cầm quyền cố tình làm cho luật mơ hồ,cách giải thích cũng lắc léo dễ lạm quyền.Do đó nó không thể coi là luật,vì luật thì phải rõ ràng mọi công dân VN đều hiễu và chấp hành theo luật mà không một ai được quyền suy diễn khác.Liên hệ đến quyền khác của công dân,ta vẫn thấy qui định trong Hiến pháp nhưng không có trên thực tế...Quốc hội hiễu,các nhà làm luật hiễu,công dân hiễu ,cớ sao điều phi lý trên vẩn tiếp tục tồn tại,hỏi tức là trả lời.

    RépondreSupprimer
  2. TT Brazil đả lên truyền hình khen ngợi người dân khi họ xuống đường biểu tình chống việc tăng chi phí quá cao các sân vân động sẻ diển ra world cup 2014 ,bà phát biểu "NGƯỜI DÂN ĐẢ CÙNG NẮM TAY VÀ HÁT QUỐC CA ,HỌ ĐẢ THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC CỦA MÌNH VỚI SỰ THỂ HIỆN 1 DÂN TỘC CÓ DÂN TRÍ CAO / tại sao lại như thế ông hoàng h phước nhỉ / bà TT có phải là người có trình độ thấp hay không ,tại sao bà không sợ ai lật đổ mình hay đảng của mình /họ đa nguyên đa đảng nhưng họ có cần giử nó đâu ,bà hiểu rằng đất nước là của chung không của 1 CÁ NHÂN HAY 1 ĐẢNG PHÁI NÀO ,không trách gì mà ông tổng bị bà không tiếp khi sang bờ ras sin /
    lại nói về nhân cách của các ông nghị bà nghị VN khi đập bị vở có ai đứng ra chịu trách nhiệm hay chỉ có nhà thầu là lảnh đủ /ai là đơn vị chủ quản sao không đưa cái mặt ra cho dân xem / trong bao công xử án bọn Hứa văn Bưu làm đê sông hoàng hà ,ăn chận ,bớt xén vật tư làm vở đê là cẩu đầu trảm ,còn VN thì sao dân đen không đáng 1 xu hay sao /sao không lôi vài thằng ra trảm làm gương /ăn trên mạng sống của hàng ngàn tính mạng người dân hay còn chờ các bác bên kia nhờ bao công xử giúp .tín nhiệm cao với thấp /hảy nhìn vào thủy điện vừa bị vở và xe gây tai nạn cho hàng chục thầy cô giáo không ai có trách nhiệm cả hay tập thể lảnh đạo nên tập thể chịu trách nhiệm /còn nuốt thì chỉ mình ta .tuyệt vời chế độ làm chủ tập thể hi ..hi

    RépondreSupprimer
  3. Những việc làm vi hiến của các cơ quan tố tụng VN dưới sự lãnh đạo của người cầm quyền lợi dụng những điều luật rừng như thế là việc làm như cơm bữa, chuyện hàng ngày ở huyện.
    việc này cũng giống như cái kiểu chụp mũ"chống người thi hành công vụ" lên đầu anh Vươn là một ví dụ:
    Thế nào là công vụ?: công vụ là việc công, vì lợi ích chung của toàn dân, toàn quốc-chứ không phải vì lợi ích của riêng một nhóm lãnh đạo, hay một cá nhân lãnh đạo cũng như của một hoặc vài đại gia nào có quan hệ ăn chia với lãnh đạo. Người thi hành công vụ là người của chính quyền nhưng lại làm việc bảo vệ lợi ích nhóm, lợi ích của một vài cá nhân lãnh đạo có ăn chia với nhà đầu tư thì đó quyết không phải là người thi hành "công vụ" mà đó là kẻ làm thuê cho việc thi hành "tư vụ"- thế đấy, các cậu công an và cán bộ lãnh đạo cầm quyền ạ.

    RépondreSupprimer
  4. Ông HHS này lại tiếp tục lợi dụng các "quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước" rồi.
    Điều 258 đưa vào là để bảo vệ chế độ, bảo vệ Nhà nước nên phải viết như thế.
    Ông có tư tưởng xét lại.
    Ông mất lòng tin vào ...
    Chu cha, ông nhiều tội lắm rồi đó

    RépondreSupprimer
  5. Không mập mờ, làm rõ trắng đen thì đâu còn là ông cụ hiệu quả để áp đặt, bắt bớ các blogger @

    RépondreSupprimer