Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội CSVN vừa tuyên bố, các đại biểu Quốc hội đang "làm việc hết mình" để thông qua dự thảo hiến pháp mới vào ngày 28 tháng 11-2013 tới đây.
Ông Hùng nói thêm rằng, chắc chắn dự thảo hiến pháp sẽ được Quốc hội chuận thuận cho dù trong xã hội còn có ý kiến phản đối. Chỉ trích giới lãnh đạo Đảng “bịt miệng Đại biểu Quốc hội Việt Nam” bùng lên sau khi Văn phòng Quốc hội Việt Nam loan báo, thay vì cùng thảo luận về dự thảo hiến pháp trong tuần này, đại biểu Quốc hội Việt Nam chỉ có thể “góp ý trực tiếp” qua “phiếu góp ý”.
Có những dấu hiệu cho thấy, sự bất bình của công chúng về dự thảo hiến pháp (vẫn duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, phủ nhận quyền tư hữu đất đai, để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo) đã tác động mạnh tới các đại biểu Quốc hội.
Điều này khiến giới lãnh đạo Đảng e ngại nên quyết định hủy cuộc thảo luận về dự thảo sửa đổi hiến pháp tại diễn đàn Quốc hội Hà Nội vào giờ chót. Những cuộc thảo luận tại diễn đàn Quốc hội luôn được giới truyền thông tường thuật công khai. Thành ra việc hủy cuộc thảo luận cuối cùng về dự thảo hiến pháp, đồng nghĩa với việc tước bỏ cơ hội để dân chúng theo dõi các đại biểu của họ nghĩ gì và đã làm những gì.
Tháng trước, vài ngày sau khi Quốc hội Việt Nam bắt đầu kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13, hệ thống truyền thông tuyên truyền của nhà cầm quyền Hà Nội đồng loạt loan tin, “các đại biểu Quốc hội tán thành dự thảo hiến pháp”.
Diễn biến sau đó cho thấy, nội tình không phải như vậy.
Thượng tuần tháng 11, trao đổi với các đồng liêu, ông Trương Trọng Nghĩa – một luật sư, đồng thời là một trong những người đại diện cho dân chúng Sài Gòn ở Quốc hội, cảnh báo, sửa hiến pháp là công việc trọng đại. Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa 13 đã làm gì để thúc đẩy sự phát triển của dân tộc chứ không phải là cản trở tiến bộ.
Cũng hồi thượng tuần tháng 11, trao đổi với tờ Tuổi Trẻ về những nội dung xoay quanh việc sửa hiến pháp, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, cảnh báo, thế giới đã thay đổi, “sống theo cách cũ, sẽ không có tương lai”. Ông này nhấn mạnh, cần lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà dân cũng đã rất khác.
Ngày 15 tháng 11-2013, nhóm soạn thảo “Kiến nghị 72” cũng phát hành một thư ngỏ, nhận định, dự thảo hiến pháp được trình cho Quốc hội Việt Nam xem xét để thông qua “về cơ bản vẫn như hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn tệ hơn trước”. “Điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát”.
Nhóm này cho rằng, “việc Quốc hội khóa 13 thông qua một hiến pháp như thế sẽ chỉ đẩy đất nước lún sâu hơn nữa vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc, cướp đi cơ hội chuyển đổi một cách ôn hòa thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển và bảo vệ tổ quốc”.
Họ kêu gọi các đại biểu Quốc hội “nhìn thẳng vào thực trạng đất nước, lắng nghe những ý kiến tâm huyết đóng góp xây dựng hiến pháp” để “có đủ dũng khí quyết định dừng việc thông qua dự thảo hiến pháp, trả lại quyền lập hiến cho nhân dân”.
Mới đây, ông Nguyễn Quang A, một trong những ngưởi khởi xướng “kiến nghị 72”, tuyên bố đại ý, nếu dự thảo hiến pháp được “tuyệt đại đa số tán thành” như tuyên bố của giới lãnh đạo Đảng và tuyên truyền của các tờ Nhân Dân, Quân đội nhân dân thì những cơ quan truyền thông này nên tổ chức tranh luận công khai và ông A thách họ dám làm điều đó. (G.Đ)
Một người dân như tôi cần gì ở Hiến pháp sửa đổi:Nhân quyền,quyền được sở hữu mọi tài sản của mình(Đất đai,tư liệu sản xuất),Đảng viên cộng sản Việt nam làm gương chịu trách nhiệm trước Pháp luật với mọi việc tiến hành(Cấm chạy tội,vẩy càn,đổ lỗi cho cơ chế,hệ thống,câu giờ,bịp dân chờ đợi ngâm cứu,đề xuất...)
RépondreSupprimerNếu là Quốc hội của dân, vì lợi ích của dân tộc thì Hiến pháp lần này sẽ không được thông qua!
RépondreSupprimerBác Chênh ơi!Quốc hội có trên 80% đại biểu lãnh đạo các cấp ủy đảng hoặc Nhà nước các cấp,có trên 90% đảng viên được sinh hoạt theo từng chi bộ đảng đươc thành lập trong các kì họp QH.
RépondreSupprimerVậy thì dù sớm hay muộn hơn một chút(cho có vẻ dân chủ)thì rốt cục vẫn biểu quyết hiến pháp theo sự chỉ đạo của Đảng mà thôi.Nếu tôi tiên lượng không sai thì các bác cứ đè thằng này mà chửi nhá!
bác có nhìn thấy không, trên đầu Quốc hội là bảng hiệu "Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm" vậy thì thong qua HP là bình thường
RépondreSupprimer