Phạm Thanh Nghiên
“Mày mà là phụ nữ à!”.
Câu nói được “phun” ra
từ cửa miệng một tên công an mật vụ khi hắn bị một phụ nữ là tôi chất vấn về lối
hành xử thô bạo và vô lễ. Có lẽ, đối với một người phụ nữ, không còn sự xúc phạm
nào nặng nề hơn thế.
Hắn vừa chửi bới, vừa
xông vào tận cổng định cướp chiếc máy chụp hình trên tay tôi, thái độ sừng cồ
và dữ tợn. Hắn giơ cánh tay lên định đánh tôi nhưng kịp dừng lại: “Còn
có những cách khác hữu hiệu hơn nhiều để trừng phạt “con nhãi nhép phản động”,
hơn là đánh “nó” ở đây”. Chắc hắn nghĩ như thế nên hạ cánh tay xuống. Phía
bên ngoài cổng, Nguyễn Hoàng Vi đang la hét, vùng vẫy giữa hàng chục tên mật vụ khác đã đứng chầu sẵn từ
trước để bắt cô.
Đấy là một trong những sự
việc “nho nhỏ” xảy ra hồi tháng 4 năm 2013. Khi mà hàng chục “chiến sĩ công an”
mặc thường phục đã được huy động canh gác ngày đêm trước tư gia nhà tôi với nhiệm
vụ chắc hẳn họ đã rất tự hào: không cho tôi bước ra khỏi cổng đồng thời
ngăn cản và bắt giữ bất cứ ai tới thăm hỏi tôi trong những ngày đó. Và
hắn, chỉ là một trong nhóm những tên chịu trách nhiệm ngăn cản không cho tôi bước
ra khỏi cổng, nơi các đồng đội khác của hắn đang vây bắt và lôi bạn tôi đi thẩm
vấn hàng giờ đồng hồ ở trụ sở công an phường Đông Hải 1.
Không một điều khoản
nào trong luật pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm việc các công dân đi thăm
hỏi hay gặp gỡ nhau. Càng không có một quy định nào cho phép công an hay bất cứ
cá nhân, tổ chức nào ngăn cản quyền tự do đi lại của công dân. Khi bị tôi chất
vấn, những kẻ nhân danh đại diện cho luật pháp này hoặc chỉ biết im lặng, hoặc
lớn tiếng chửi bới, đe dọa. Và tất nhiên không chỉ có thế: bắt bớ và thẩm vấn
là khâu cuối cùng để hoàn tất chu trình trấn áp đối với những người bị coi là “chống
chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp”.
Từ tháng 4 đến nay, rất
nhiều sự kiện đã xảy ra với tôi: bị triệu tập, bị ngăn cản quyền đi lại (dù là ra
khỏi cửa), bị bắt giữ giữa đường, bị thẩm vấn, bị phạt tiền chỉ vì ra khỏi địa
phương không xin phép chính quyền, và bạn bè tới thăm bị ngăn cản, bắt giữ…
Sự việc mới nhất xảy ra
với tôi là ngày 25 tháng 11 vừa qua, điện thoại di động của tôi và của mẹ tôi
đã đột ngột bị cắt, chỉ sau vài giờ Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam được thành lập.
Khi được hỏi, phía cung cấp dịch vụ điện thoại đã không ngần ngại thừa nhận
chính An Ninh (không nói rõ cơ quan An ninh nào) ra lệnh cắt. Đối với chúng
tôi, đó là những chuyện thường xuyên phải đối mặt. Đến nỗi chúng tôi sẽ rất ngạc
nhiên thậm chí hoang mang nếu được yên thân trong một thời gian ngắn.
Trong khi ở các quốc
gia tiến bộ, phụ nữ - một nửa của thế giới – đang dần dần được cân bằng và bình
đẳng về cơ hội với một nửa còn lại. Thì tại Việt Nam, khi mà vấn đề “Nhân Quyền
- Dân Chủ” trở thành điều cấm kỵ thì giá trị của người phụ nữ càng bị coi rẻ.
Nhất là những phụ nữ không chấp nhận sống theo định hướng và sắp đặt của giới cầm
quyền. Cuộc sống của những phụ nữ này đồng nghĩa với vô số rủi ro và nguy hiểm.
Rất nhiều người chỉ vì hành động theo lương tâm và trách nhiệm của mình mà phải
trả giá bằng những năm tháng lao tù: Lê Thị Công Nhân, Bùi Thị Minh Hằng, Mai
Thị Dung, Tạ Phong Tần, Võ Thị Thu Thủy, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên,
Trần Thị Thúy, Hồ Thị Bích Khương, Lê Thị Kim Thu, Lô Phương Thảo, Nguyễn Đặng
Minh Mẫn, Phạm Thanh Nghiên… và nhiều người khác nữa. Nhưng, dù là nạn nhân của
hàng loạt những vi phạm nhân quyền trầm trọng và kéo dài chúng tôi vẫn thấy
mình còn may mắn hơn rất nhiều những phụ nữ khác. Họ không có cơ hội lên tiếng
hoặc không biết cách để kể về câu chuyện của chính họ.
“Chúng ta nên làm gì
khi Nhân quyền của chúng ta bị xâm phạm?”.
Im lặng? Chấp nhận? Quy
hàng? Tự vẫn?
Không. Đó không nên là
sự lựa chọn của bất cứ ai. Dẫu biết rằng nếu chúng ta đối mặt có nghĩa chúng ta
sẽ đứng trước những thách thức đầy hiểm nguy và khốn khó. Nhưng chúng ta sẽ mạnh
mẽ hơn nếu chúng ta ngồi lại với nhau. Câu chuyện của mỗi người sẽ được nhiều
hơn những sự lắng nghe và chia sẻ. Chính quyền có thể coi sự ngồi lại với nhau ấy
như một hành động xấc xược và thách thức nhưng không thể vì thế mà chúng ta
không dám thể hiện niềm tự hào và tình yêu thương của chúng ta. Đối mặt bây giờ
để đảm bảo một tương lai tốt đẹp sau này là một sự lựa chọn cần thiết.
Cắt điện thoại, sách nhiễu,
đe dọa, trù dập, đánh đập, bắt bớ, tù đầy…có thể là những thứ mà bất cứ ai
trong số chúng ta muốn có Nhân Quyền sẽ phải đối mặt. Đừng để những thứ đó ngăn cản tình yêu, niềm
tự hào và khát vọng của chúng ta, những Phụ nữ Nhân quyền.
Thưa cô Phan Thanh Nghiên ! trước đây có 2 phụ nữ và cũng là 2 nhà văn bị CA bỏ tù , đó là Dương Thu Hương và Trần Khải Thanh Thủy . Hai nhà văn nầy không đầu hàng , không tự tử , mà họ nói :" họ ỉa lên mặt chế độ CSVN ". Nay nhà văn Dương Thu Hương định cư bên Pháp , Trần Khải Thanh Thủy định cư bên Mỹ .
RépondreSupprimerCó lẽ người dân nhìn thấy sắc phục CA thì cảm thấy như nhìn thấy chó dại nên chúng hay mặc thường phục ? Tôi năm nay 60 tuổi, được học rất nhiều về công tác đảng- công tác chính trị. Nhưng hễ nhìn thấy người mặc quần áo CA là huyết áp tăng! là muốn băm chúng ra cho hả.
RépondreSupprimerĐảng tắt thở cuộc đời ta mới thở,
RépondreSupprimerĐảng kia còn bát phở hóa thành mơ.