08/06/2014

BẮC KINH, MỘT MÌNH CHỐNG LẠI G7 ?

Bắc Kinh bất chấp thế giới
Du Minh

Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả thích đáng những "khiêu khích" của nhóm 7 nước phát triển công nghiệp (G7 : Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Ý và Canada) khi các nước này bày tỏ mối quan ngại đến việc tranh chấp chủ quyền biển căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước lang giềng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói rằng tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết bằng thương lượng giữa các quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp, và sự tham gia của các lực lượng bên ngoài sẽ chỉ làm phức tạp vấn đề.

"Nước ngoài nên tôn trọng sự thật khách quan và có một thái độ công bằng trong vụ tranh chấp hơn là khuấy động tình trạng căng thẳng và gây chia rẽ trong khu vực," ông nói.
"Trung Quốc sẽ phản ứng kiên quyết đối với nỗ lực khiêu khích bởi bất kỳ một quốc gia nào có ý xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi của Trung Quốc và gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trên vùng biển."
Các nhà lãnh đạo của các quốc gia G7, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, cho biết trong một tuyên bố sau cuộc hội đàm tại Brussels rằng các bên liên quan đến tranh chấp trong vùng Biểm Hoa Đông và Biển Đông nên làm rõ yêu sách của mình để phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Chúng tôi quan ngại sâu sắc bởi những căng thẳng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông," tuyên bố nói. "Chúng tôi phản đối bất kỳ một nỗ lực đơn phương để khẳng định chủ quyền lãnh thổ và hàng hải thông qua việc sử dụng các đe dọa, cưỡng ép hoặc bằng vũ lực."
Trung Quốc và Nhật Bản đã có mối quan hệ căng thẳng kể từ năm 2012 đối với quần đảo Điếu Ngư, mà Nhật Bản gọi là quần đảo Senkaku, ở Biển Hoa Đông Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, chống lại các tuyên bố của Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan.
Tàu Việt Nam và Trung Quốc đã đụng độ kể từ tháng trước, khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào quần đảo Hoàng Sa, nơi đang tranh chấp, dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây chết người trên khắp Việt Nam.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết bên lề của Brussels, rằng tự do hàng hải của các vùng biển tranh chấp cần được bảo vệ và không được phép có những đe dọa, Kyodo News đưa tin.
Jia Xiudong, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cho biết cả Mỹ và Nhật Bản muốn gây áp lực lên Trung Quốc thông qua một nền tảng đa phương.
"Tuy nhiên, tác động của G7 đang giảm dần và bị lấn át bởi G20," ông nói.
Shi Yinhong, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho biết: "Nếu Bắc Kinh coi trọng nhiều đến áp lực quốc tế thì họ đã không thiết lập các giàn khoan dầu."
Lời bàn: Trung Quốc sẽ chẳng làm gì được G7. Về kinh tế, GDP của G7 là 36.000 tỷ $, trong khi Trung Quốc chỉ 8.000 tỷ $, nghĩa là chưa bằng 1/4. Còn quân sự, thì Mỹ, Anh và Pháp đều có vũ khí nguyên tử.
Nhưng Trung Quốc vẫn nói cứng chỉ để hù doạ và giữ trong bàn tay của họ những nước láng giềng có chính quyền ... như Việt Nam.

ĐỌC THÊM

Nhật đủ sức "sản xuất 1.000 quả bom nguyên tử"

Thứ Tư, 01/01/2014 17:19

(NLĐO) - Nguyên nhân chính khiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không chịu hủy bỏ điện hạt nhân là vì muốn phát triển vũ khí hạt nhân. Nước này có đủ plutonium để sản xuất 1.000 quả bom nguyên tử.

Đó là nhận định của giáo sư Koide Hiroaki của Trường ĐH Kyoto (Nhật), được báo Văn Hối (Hồng Kông) đăng tải hôm 31-12.

Chính quyền của ông Abe kiên quyết duy trì điện hạt nhân bất chấp nhiều lời kêu gọi từ bỏ sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi tháng 3-2011.


 Nhà máy Fukushima nhìn từ trên không vào tháng 8-2013

 Ảnh: Tân Hoa Xã
Nhà máy Fukushima nhìn từ trên không vào tháng 8-2013
Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo ông Hiroaki, Nhật Bản không được phép nhập khẩu plutonium làm giàu ở mức có thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, nước này có thể chiết xuất plutonium từ rác thải hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân.
Văn Hối dẫn lời các nhà phân tích Mỹ ước tính Nhật hiện có đủ plutonium để sản xuất ít nhất 1.000 quả bom nguyên tử.
Theo hiến pháp, Nhật không được sở hữu bất cứ vũ khí tấn công nào, tất nhiên là bao gồm bom nguyên tử. Tuy nhiên, gần đây ngày càng nhiều chính trị gia Nhật Bản kêu gọi hủy bỏ “3 nguyên tắc không hạt nhân” được đưa ra vào năm 1967, theo đó cấm Nhật Bản sở hữu, sản xuất cũng như nhập khẩu vũ khí hạt nhân.
3 nguyên tắc này là kim chỉ nam cho chính sách hạt nhân Nhật Bản. Thế nhưng, để giành được sự ủng hộ của cánh tả, ông Abe không ngừng thúc đẩy các nhà máy điện hạt nhân. Văn Hối nhận định nếu Nhật Bản thực sự sản xuất bom nguyên tử thì khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ bất ổn nghiêm trọng.

Ông Shindo thăm đền Yasukuni hôm 15-8-2012, ngày tưởng niệm những người thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai
Ảnh: Reuters
Ông Shindo thăm đền Yasukuni hôm 15-8-2013, ngày tưởng niệm những người thiệt mạng
trong Thế chiến thứ hai Ảnh: Reuters

Trong khi đó, ông Yoshitaka Shindo, Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, đã viếng đền Yasukuni vào ngày 1-1, chỉ 6 ngày sau chuyến thăm gây chỉ trích của Thủ tướng Shinzo Abe.
"Tôi đến thăm đền với lòng tôn kính những người đã thiệt mạng trong chiến tranh. Tôi cầu cho hòa bình, hy vọng rằng chiến tranh sẽ không xảy ra một lần nữa" - ông Shindo nói và cho biết ông thăm đền với tư cách cá nhân.
Ông Shindo là cháu của Trung tướng Tadamichi Kuribayashi, người dẫn đầu quân đội Nhật Bản trong trận chiến với Mỹ trên đảo Iwo Jima ở Thái Bình Dương vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II.
Theo Kyodo, vị bộ trưởng 55 tuổi này thăm đền Yasukuni 3 lần vào năm ngoái.
Yasukuni thờ cúng khoảng 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng trong chiến tranh, phần lớn là binh sĩ, trong đó có cả 14 tội phạm chiến tranh thời Thế chiến thứ hai.
Trung Quốc và Hàn Quốc xem chuyến thăm đền hôm 26-12 của ông Abe là đe dọa tìm về chủ nghĩa quân phiệt và quá khứ hiếu chiến của Nhật. Ngay cả đồng minh của Nhật là Mỹ cũng bày tỏ thất vọng về việc này.
Hải Ngọc (Theo Want China Times, Kyodo)

1 commentaire:

  1. Trung quốc là bạn vàng. Cu Ba là bạc. Triều tiên là đồng. Ngoài 3 bội tinh hữu nghi đó còn lại là bọn diễn biến hòa bình, cần đề cao cảnh giác!

    RépondreSupprimer