Vi Anh
Ý hướng chung của đa số dân chúng Mỹ, Quốc Hội Mỹ, các tổ chức nghiên cứu chiến lược của Mỹ, là muốn Mỹ tách xa Trung Cộng và xích lại gần Việt Nam CS. Và TT Obama trước áp lực của Lập pháp, qua những thất bại bị Nga qua mặt ở Syria, Iran, Ukraine, Ông không thể tiếp tục chủ hoà đến mức chừng như chủ bại, không thể lưỡng lự nữa trong việc đẩy chiến lược chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương do chính Ông tuyên bố và được Quốc Hội yểm trợ.
Tổng hợp tin tức và thời sự gần đây cho thấy dân chúng Mỹ coi TC là kẻ thù số 1 của Mỹ, trổi dậy kinh tế của TC là mối đe doạ cho Hoa kỳ, theo thăm dò của Viện Gallup của Mỹ.
Chưa bao giờ Quốc Hội Mỹ, đặc biệt là Thượng Viện Mỹ trong phiên họp khoáng đại, 100% nghị sĩ biểu quyết thông qua Nghị Quyết S.Res 412 ngày 10/07/2014 lên án TC đe dọa, gây hấn, gây bất ổn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đòi TC phải rút giàn khoan Hải Dương 981, ngay lập tức trả lại nguyên trạng Biển Đông như trước ngày 01/05/2014. Và thẳng thắn đòi hỏi yêu cầu Trung Quốc kiềm chế không áp dụng vùng nhận dạng phòng không, cũng như không có những hành động khiêu khích khác trong khu vực.
Thượng Viện còn công khai, minh thị bày tỏ lập trường của Mỹ, khẳng định các chính sách ủng hộ các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có VN là nước bị TC xâm lấn biển đảo nhiếu nhứt. Lâu nay Mỹ chỉ bày tỏ ủng hộ Nhựt, Phi luật tân là đồng minh của Mỹ bị TC xâm lấn biển đảo. Đây là lần đầu Việt Nam được Thượng Viện mở lời Mỹ sẵn sàng ủng hộ VN là một đối tác bang giao và giao thương mà Mỹ đang phát triển thành đối tác hợp tác toàn diện. Như cởi được tấm lòng, ngay ngày hôm sau 11/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố: "Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ..”
Kế đến là Hạ Viện Mỹ, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, dân biểu đảng Cộng hòa Mike Rogers, Chủ Tịch Uỷ Ban Tình báo Hạ Viện, lên án Trung Quốc "gây hấn tham lam, trắng trợn" trong nỗ lực kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông.
Và ngày 31/07/2014 tại Hạ viện hai dân biểu Randy Forbes, đảng Cộng Hòa, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực và Triển khai lực lượng, thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện và bà Colleen Hanabusa, đảng Dân Chủ, thành viên Ủy ban Quân lực đệ trình nghị quyết theo cùng một chiều hướng của Thượng Viện và đặc cách đề nghị chính quyền Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam. Hai vị dân biểu này trong một thông cáo báo chí cho biết đây là một nghị quyết được sự ủng hộ của cả hai đảng tại Hạ viện Mỹ. Nghị Quyết dài 16 trang nhấn mạnh các hành vi «gây mất ổn định» trong cả hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, mà thủ phạm là Trung Quốc đã bị nêu đích danh. Theo nhân vật này: Hoa Kỳ phải tiếp tục tích cực dấn thân vào vùng Châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của nền hòa bình và thịnh vượng mà khu vực được thừa hưởng trong sáu thập kỷ qua.
Vi thế trong 17 quyết nghị lên án TC một cách đích danh, Nghị Quyết có đưa ra một quyết nghị số 13 khuyến cáo Hành Pháp Mỹ cứu xét việc bán vũ khí cho Việt Nam. Bản dự thảo Nghị Quyết trình Hạ Viện, cho rằng chính sách của Mỹ phải là: «Thiết lập và thực hiện một khuôn khổ chính sách với chính phủ Việt Nam sao cho phản ánh được cả sự tiến bộ lẫn thách thức còn tồn tại trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, cũng như là các lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu của Hoa Kỳ, bằng cách đào sâu và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam thông qua việc bán hoặc chuyển giao thiết bị quốc phòng trong chiều hướng thích hợp với sự phát triển và duy trì khả năng phòng thủ chống ngoại xâm của Việt Nam.»
Nhận định điều khoản số 13 này, các giới theo dõi tương quan giữa Hà nội và Washington cho rằng quý vị dân biểu, nghị sĩ muốn gợi ý cho Mỹ bán vũ khí sát thương cho VN, sau bao nhiêu lần VN, từ TT Dũng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Thanh và Chủ Tịch Sang đề nghị với Ngoại Trưởng Clinton, Bộ Trưởng Quốc Phòng Panetta, và TNS McCain cựu ứng cử viên thổng thống của Đảng Cộng hoà đã từ chối và, khéo léo trả lời VNCS cần cải thiện nhân quyền hơn nữa.
Và ý kiến của đa số các nhà chiến lược Mỹ cũng gần giống với của hai viện Quốc Hội là tách xa dần TC. Nghĩa là Mỹ phải cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông. Tiêu biểu là Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược – CSIS – một tổ chức tư vấn có ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chính quyền Obama thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á, có tổ chức một cuộc hội thảo về Biển Đông từ ngày 10–11/07/2014, và sau đó cho công bố một tài liệu 22 trang với tựa đề: «Xu hướng gần đây tại Biển Đông và chính sách của Mỹ». CSIS khuyến nghị Mỹ cần đẩy mạnh sự hiện diện về quân sự trong vùng qua việc gia tăng hợp tác quốc phòng với Việt Nam và Philippines. Để răn đe có hiệu quả các hành động hung hăng của Trung Quốc, Mỹ cần làm cho Bắc Kinh hiểu được là họ sẽ «phải trả giá».
Nhiều nhà phân tích khác cũng thấy sự mềm yếu, lưỡng lự của Hoa Kỳ càng khuyến khích Trung Quốc hung hăng và gây nghi ngờ về cam kết của Washington trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh và đối tác, cũng như cho tự do an toàn hàng hải trong vùng.Theo một số nguồn tin, có thể Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ nêu nội dung bản báo cáo CSIS khi đi dự Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), được tổ chức vào ngày 10 tháng 8 tại Miến Điện./.
Vi Anh
Ý hướng chung của đa số dân chúng Mỹ, Quốc Hội Mỹ, các tổ chức nghiên cứu chiến lược của Mỹ, là muốn Mỹ tách xa Trung Cộng và xích lại gần Việt Nam CS. Và TT Obama trước áp lực của Lập pháp, qua những thất bại bị Nga qua mặt ở Syria, Iran, Ukraine, Ông không thể tiếp tục chủ hoà đến mức chừng như chủ bại, không thể lưỡng lự nữa trong việc đẩy chiến lược chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương do chính Ông tuyên bố và được Quốc Hội yểm trợ.
Tổng hợp tin tức và thời sự gần đây cho thấy dân chúng Mỹ coi TC là kẻ thù số 1 của Mỹ, trổi dậy kinh tế của TC là mối đe doạ cho Hoa kỳ, theo thăm dò của Viện Gallup của Mỹ.
Chưa bao giờ Quốc Hội Mỹ, đặc biệt là Thượng Viện Mỹ trong phiên họp khoáng đại, 100% nghị sĩ biểu quyết thông qua Nghị Quyết S.Res 412 ngày 10/07/2014 lên án TC đe dọa, gây hấn, gây bất ổn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đòi TC phải rút giàn khoan Hải Dương 981, ngay lập tức trả lại nguyên trạng Biển Đông như trước ngày 01/05/2014. Và thẳng thắn đòi hỏi yêu cầu Trung Quốc kiềm chế không áp dụng vùng nhận dạng phòng không, cũng như không có những hành động khiêu khích khác trong khu vực.
Thượng Viện còn công khai, minh thị bày tỏ lập trường của Mỹ, khẳng định các chính sách ủng hộ các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có VN là nước bị TC xâm lấn biển đảo nhiếu nhứt. Lâu nay Mỹ chỉ bày tỏ ủng hộ Nhựt, Phi luật tân là đồng minh của Mỹ bị TC xâm lấn biển đảo. Đây là lần đầu Việt Nam được Thượng Viện mở lời Mỹ sẵn sàng ủng hộ VN là một đối tác bang giao và giao thương mà Mỹ đang phát triển thành đối tác hợp tác toàn diện. Như cởi được tấm lòng, ngay ngày hôm sau 11/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố: "Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ..”
Kế đến là Hạ Viện Mỹ, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, dân biểu đảng Cộng hòa Mike Rogers, Chủ Tịch Uỷ Ban Tình báo Hạ Viện, lên án Trung Quốc "gây hấn tham lam, trắng trợn" trong nỗ lực kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông.
Và ngày 31/07/2014 tại Hạ viện hai dân biểu Randy Forbes, đảng Cộng Hòa, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực và Triển khai lực lượng, thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện và bà Colleen Hanabusa, đảng Dân Chủ, thành viên Ủy ban Quân lực đệ trình nghị quyết theo cùng một chiều hướng của Thượng Viện và đặc cách đề nghị chính quyền Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam. Hai vị dân biểu này trong một thông cáo báo chí cho biết đây là một nghị quyết được sự ủng hộ của cả hai đảng tại Hạ viện Mỹ. Nghị Quyết dài 16 trang nhấn mạnh các hành vi «gây mất ổn định» trong cả hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, mà thủ phạm là Trung Quốc đã bị nêu đích danh. Theo nhân vật này: Hoa Kỳ phải tiếp tục tích cực dấn thân vào vùng Châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của nền hòa bình và thịnh vượng mà khu vực được thừa hưởng trong sáu thập kỷ qua.
Vi thế trong 17 quyết nghị lên án TC một cách đích danh, Nghị Quyết có đưa ra một quyết nghị số 13 khuyến cáo Hành Pháp Mỹ cứu xét việc bán vũ khí cho Việt Nam. Bản dự thảo Nghị Quyết trình Hạ Viện, cho rằng chính sách của Mỹ phải là: «Thiết lập và thực hiện một khuôn khổ chính sách với chính phủ Việt Nam sao cho phản ánh được cả sự tiến bộ lẫn thách thức còn tồn tại trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, cũng như là các lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu của Hoa Kỳ, bằng cách đào sâu và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam thông qua việc bán hoặc chuyển giao thiết bị quốc phòng trong chiều hướng thích hợp với sự phát triển và duy trì khả năng phòng thủ chống ngoại xâm của Việt Nam.»
Nhận định điều khoản số 13 này, các giới theo dõi tương quan giữa Hà nội và Washington cho rằng quý vị dân biểu, nghị sĩ muốn gợi ý cho Mỹ bán vũ khí sát thương cho VN, sau bao nhiêu lần VN, từ TT Dũng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Thanh và Chủ Tịch Sang đề nghị với Ngoại Trưởng Clinton, Bộ Trưởng Quốc Phòng Panetta, và TNS McCain cựu ứng cử viên thổng thống của Đảng Cộng hoà đã từ chối và, khéo léo trả lời VNCS cần cải thiện nhân quyền hơn nữa.
Và ý kiến của đa số các nhà chiến lược Mỹ cũng gần giống với của hai viện Quốc Hội là tách xa dần TC. Nghĩa là Mỹ phải cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông. Tiêu biểu là Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược – CSIS – một tổ chức tư vấn có ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chính quyền Obama thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á, có tổ chức một cuộc hội thảo về Biển Đông từ ngày 10–11/07/2014, và sau đó cho công bố một tài liệu 22 trang với tựa đề: «Xu hướng gần đây tại Biển Đông và chính sách của Mỹ». CSIS khuyến nghị Mỹ cần đẩy mạnh sự hiện diện về quân sự trong vùng qua việc gia tăng hợp tác quốc phòng với Việt Nam và Philippines. Để răn đe có hiệu quả các hành động hung hăng của Trung Quốc, Mỹ cần làm cho Bắc Kinh hiểu được là họ sẽ «phải trả giá».
Nhiều nhà phân tích khác cũng thấy sự mềm yếu, lưỡng lự của Hoa Kỳ càng khuyến khích Trung Quốc hung hăng và gây nghi ngờ về cam kết của Washington trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh và đối tác, cũng như cho tự do an toàn hàng hải trong vùng.Theo một số nguồn tin, có thể Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ nêu nội dung bản báo cáo CSIS khi đi dự Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), được tổ chức vào ngày 10 tháng 8 tại Miến Điện./.
Vi Anh
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire