Nguyễn Quốc Khải
Chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm do BPSOS phát động đã đạt được nhiều kết quả cụ thể trong vòng đúng một năm kể từ ngày khởi đầu.
Còn quá nhiều Tù Nhân Lương Tâm
Trước hết chúng ta nói đến chương trình đỡ đầu Tù Nhân Lương Tâm. Hiện nay trên thế giới có 30 Tù Nhân Lương Tâm được các dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu. Trong số đó có 13 Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, kể cả ba trường hợp mới nhất là Tù Nhân Lương Tâm Võ Minh Trí tức Nhạc Sĩ Việt Khang được DB Michael McCaul (Cộng Hòa, Texas) đỡ đầu và hai Tù Nhân Lương Tâm khác là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương được DB Chris Van Hollen (Dân Chủ, Maryland) đỡ đầu cùng một lúc vào tháng Bẩy vừa qua.
Mười Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam còn lại gồm TS. Cù Huy Hà Vũ (David Price), Đỗ Thị Minh Hạnh (Chris Van Hollen), Nguyễn Tiến Trung (Alan Lowenthal), Mục Sư Nguyễn Công Chính (Alan Lowenthal), Mục Sư Dương Kim Khải (Ted Poe), Linh Mục Nguyễn Văn Lý (Christopher Smith), Trần Huỳnh Duy Thức (Zoe Lofgren), Nguyễn Văn Lía (Zoe Lofgren), Tạ Phong Tần (Sheila Jackson Lee), và Ls. Lê Quốc Quân (Loretta Sanchez). Trong số mười người vừa kể, có ba Tù Nhân Lương Tâm đã được trả tự do vô điều kiện là TS Cù Huy Hà Vũ, Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, và KS Nguyễn Tiến Trung.
Tại Việt Nam có khoảng 200 Tù Nhân Lương Tâm. Đây là những người vì lương tâm mà tranh đấu một cách ôn hòa cho quyền làm người của những người khác, chống lại bất công trong xã hội mà những nạn nhân điển hình là những dân oan mất nhà mất đất, những nạn nhân của nạn buôn người, những công nhân bị bóc lột lao động, những người bị tước đoạt những quyền tự do căn bản. Họ bị tù đầy vì bị CSVN khép vào tội hình sự theo các Điều Khoản 88, 79, và 279 của Luật Hình Sự. Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đoàn Huy Chương là những trường hợp điển hình. Cà ba người này bị chế độ CSVN kết án tổng cộng 23 năm tù vì tranh đấu cho quyền lợi của người lao động và dân oan bị cưỡng chiếm nhà đất.
Trong thời gian tới Chương Trình Đỡ Đầu Tù Nhân Lương Tâm và BPSOS sẽ đặc biệt tranh đấu đòi trả tự do cho sáu Tù Nhân Lương Tâm sau đây: Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, Trần Vũ Anh Bình, Hồ Thị Bích Khương, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đoàn Huy Chương.
Quốc hội chiếm ưu thế
Để tạo sức ép đòi CSVN trả tự do cho tất cả các Tù Nhân Lương Tâm, Chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm liên tục vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ để yêu cầu các nhà lập pháp Hoa Kỳ đặt điều kiện về nhân quyền, đặc biệt là quyền lao dộng, khi cứu xét cho Việt Nam tham dự vào Thương Ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership).
Qua sự vận động ráo riết của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ (Coalition for Free and Democratic Vietnam – viết tắt là CFDV) , trong đó có BPSOS và CAMSA, cho đến nay đã có 255 dân biểu lên tiếng chính thức phản đối cho Việt Nam vào TPP. Đa số nêu lý do chính là Việt Nam vi phạm quyền lao động. Một nhóm gồm 36 dân biểu không chấp nhận Việt Nam tham gia vào thương ước này vì Việt Nam cạnh tranh bất công trong ngành dệt may. Ngoài ra còn có 39 dân biểu khác không lên tiếng chính thức và không nêu đích danh Việt Nam nhưng chống TPP. Con số 255 dân biểu chính thức chống TPP đã vượt xa một nửa con số 435 thành viên của Hạ Viện. Nếu không kể 36 dân biểu chống TPP vì ngành dệt, chúng ta vẫn còn 119 phiếu chống, nghĩa là vẫn quá bán. Do đó Việt Nam không thể vào được TPP dù Tổng Thống Obama đồng ý. Một khi hầu hết các dân biểu Dân Chủ đều chống TPP cho Việt Nam, ông Tổng Thống Dân Chủ cũng khó có thể làm trái ý được.
Cuộc vận động Quốc Hội Hoa Kỳ của CFDV vẫn tiếp tục.
Điều kiện tiên quyết
Việt Nam từng thương thuyết với Hoa Kỳ cho Việt Nam một thời gian 5 năm để sửa đổi luật Lao Động cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhất là về quyền hội họp, quyền lập hội, và quyền thành lập công đoàn độc lập. Việt Nam cũng từng đề nghị cho các công đoàn ở cấp địa phương được tự trị, nhưng vẫn trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN), một tổ chức của Đảng CSVN. Hai đề nghị này không có giá trị. Chúng chỉ cho thấy rằng CSVN vẫn không từ bỏ chủ mưu muốn kìm kẹp công nhân. Vào năm 2008, CSVN cũng đã từng đưa ra những ý kiến tương tự, nhưng đã bị Hoa Kỳ bác bỏ, khi họ muốn xin Hoa Kỳ cho hưởng Quy Chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preferences) về thuế quan, để có thể xuất khẩu khoảng 5.000 sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ miễn thuế. Từ 2008 đến nay đã 6 năm, Luật Lao Động Việt Nam vẫn không thay đổi. TLĐLĐVN vẫn chứng tỏ là một tổ chức của Đảng CSVN, không đem lại một lợi ích thiết thực cho công nhân cả.
Vấn đề cải thiện tình trạng nhân quyền một cách cụ thể cũng là một điều kiện tiên quyết để Hoa Kỳ xóa bỏ cấm vận võ khí đối với Việt Nam - một điều mà CSVN rất mong muốn trước sự xâm lăng trắng trợn của Trung Quốc. Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Ted Osius chủ trương bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên, ông đã nhắc nhở rằng lệnh cấm vận này sẽ không được dỡ bỏ nếu Việt Nam không có những tiến triển đáng kể về nhân quyền.
CSVN sửa đổi luật Lao Động và trả tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm, đặc biệt là hai nhà bênh vực quyền lao động Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, là phương cách nhanh chóng nhất để giải quyết vấn đề TPP. Trong trường hợp này CSVN cũng sẽ có thể đạt được Hoa Kỳ thỏa thuận bán võ khí sát thương và quan hệ giữa hai nước sẽ tốt đẹp hơn, có lợi cho cả đôi bên.
Không trả tự do cho Tù Nhân Lương Tâm, không có TPP và võ khí sát thương
Hai dân biểu chủ xướng chương trình đỡ đầu cho Tù Nhân Lương Tâm là các ông Frank Wolf (Cộng Hòa, Virginia) và James McGovern (Dân Chủ, Massachusetts). Cả hai vị này là đồng chủ tịch của Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Viện Hoa Kỳ. Những nhà lập pháp Hoa Kỳ khác đã ủng hộ mạnh mẽ chương trình đỡ đầu Tù Nhân Lương Tâm Tù Nhân Lương Tâm là DB Ed Royce (Cộng Hòa, California), TNS Ben Cardin (Dân Chủ, Maryland), DB David Price (Dân Chủ, North Carolina), DB Alan Lowenthal (Dân Chủ, California), DB Chris Smith (Cộng Hòa, New Jersey), DB Sheila Jackson Lee (Dân Chủ, Texas).
Từ 2008 đến cuối năm 2013, BPSOS đã vận động được một ngân khoản 168 ngàn Mỹ kim và đã chuyển tất cả số tiền này đến 46 nhà tranh đấu nhân quyền bị tù đầy hoặc lâm nạn tại Việt Nam.
Song song với chương trình đỡ đầu Tù Nhân Lương Tâm, Quốc Hội Hoa Kỳ còn yểm trợ chiến dịch chống tra tấn do BPSOS phát động từ 2010. Mục tiêu là bảo vệ các tù nhân, đặc biệt là Tù Nhân Lương Tâm. Việt Nam đã ký Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn (U.N. Convention Against Toture viết tắt là CAT) vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, Chiến Dịch Chống Tra Tấn vẫn tiếp tục để bảo đảm rằng CSVN nghiêm chỉnh thi hành CAT. Theo những tin tức chúng tôi nhận được từ thân nhân của một số tù nhân lương tâm, những người này không còn bị tra tấn thể xác hay đánh đập nữa. Nếu ai có bằng chứng về việc CSVN còn tiếp tục tra tấn tù nhân lương tâm, xin vui lòng thông báo cho báo chí, các tổ chức nhân quyền, và BPSOS.
Về phía người Việt hải ngoại, chúng ta có chương trình kết nghĩa và bảo trợ các Tù Nhân Lương Tâm. Theo đó người Việt ở nước ngoài yểm trợ tinh thần và vật chất một Tù Nhân Lương Tâm ở trong nước qua gia đình của Tù Nhân Lương Tâm để họ có phương tiện chăm sóc và tranh đấu đòi tự do cho Tù Nhân Lương Tâm. Người kết nghĩa cũng có thể trợ giúp Tù Nhân Lương Tâm một cách gián tiếp qua Quỹ Tù Nhân Lương Tâm của BPSOS. Chương trình kết nghĩa và bảo trợ này của người Việt ở nước ngoài tỏ ra rất có hiệu quả vì man
đến gia đình Người Tù Lương Tâm những yểm trợ thiết thực.
Chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm do BPSOS phát động đã đạt được nhiều kết quả cụ thể trong vòng đúng một năm kể từ ngày khởi đầu.
Còn quá nhiều Tù Nhân Lương Tâm
Trước hết chúng ta nói đến chương trình đỡ đầu Tù Nhân Lương Tâm. Hiện nay trên thế giới có 30 Tù Nhân Lương Tâm được các dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu. Trong số đó có 13 Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, kể cả ba trường hợp mới nhất là Tù Nhân Lương Tâm Võ Minh Trí tức Nhạc Sĩ Việt Khang được DB Michael McCaul (Cộng Hòa, Texas) đỡ đầu và hai Tù Nhân Lương Tâm khác là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương được DB Chris Van Hollen (Dân Chủ, Maryland) đỡ đầu cùng một lúc vào tháng Bẩy vừa qua.
Mười Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam còn lại gồm TS. Cù Huy Hà Vũ (David Price), Đỗ Thị Minh Hạnh (Chris Van Hollen), Nguyễn Tiến Trung (Alan Lowenthal), Mục Sư Nguyễn Công Chính (Alan Lowenthal), Mục Sư Dương Kim Khải (Ted Poe), Linh Mục Nguyễn Văn Lý (Christopher Smith), Trần Huỳnh Duy Thức (Zoe Lofgren), Nguyễn Văn Lía (Zoe Lofgren), Tạ Phong Tần (Sheila Jackson Lee), và Ls. Lê Quốc Quân (Loretta Sanchez). Trong số mười người vừa kể, có ba Tù Nhân Lương Tâm đã được trả tự do vô điều kiện là TS Cù Huy Hà Vũ, Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, và KS Nguyễn Tiến Trung.
Tại Việt Nam có khoảng 200 Tù Nhân Lương Tâm. Đây là những người vì lương tâm mà tranh đấu một cách ôn hòa cho quyền làm người của những người khác, chống lại bất công trong xã hội mà những nạn nhân điển hình là những dân oan mất nhà mất đất, những nạn nhân của nạn buôn người, những công nhân bị bóc lột lao động, những người bị tước đoạt những quyền tự do căn bản. Họ bị tù đầy vì bị CSVN khép vào tội hình sự theo các Điều Khoản 88, 79, và 279 của Luật Hình Sự. Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đoàn Huy Chương là những trường hợp điển hình. Cà ba người này bị chế độ CSVN kết án tổng cộng 23 năm tù vì tranh đấu cho quyền lợi của người lao động và dân oan bị cưỡng chiếm nhà đất.
Trong thời gian tới Chương Trình Đỡ Đầu Tù Nhân Lương Tâm và BPSOS sẽ đặc biệt tranh đấu đòi trả tự do cho sáu Tù Nhân Lương Tâm sau đây: Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, Trần Vũ Anh Bình, Hồ Thị Bích Khương, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đoàn Huy Chương.
Quốc hội chiếm ưu thế
Để tạo sức ép đòi CSVN trả tự do cho tất cả các Tù Nhân Lương Tâm, Chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm liên tục vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ để yêu cầu các nhà lập pháp Hoa Kỳ đặt điều kiện về nhân quyền, đặc biệt là quyền lao dộng, khi cứu xét cho Việt Nam tham dự vào Thương Ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership).
Qua sự vận động ráo riết của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ (Coalition for Free and Democratic Vietnam – viết tắt là CFDV) , trong đó có BPSOS và CAMSA, cho đến nay đã có 255 dân biểu lên tiếng chính thức phản đối cho Việt Nam vào TPP. Đa số nêu lý do chính là Việt Nam vi phạm quyền lao động. Một nhóm gồm 36 dân biểu không chấp nhận Việt Nam tham gia vào thương ước này vì Việt Nam cạnh tranh bất công trong ngành dệt may. Ngoài ra còn có 39 dân biểu khác không lên tiếng chính thức và không nêu đích danh Việt Nam nhưng chống TPP. Con số 255 dân biểu chính thức chống TPP đã vượt xa một nửa con số 435 thành viên của Hạ Viện. Nếu không kể 36 dân biểu chống TPP vì ngành dệt, chúng ta vẫn còn 119 phiếu chống, nghĩa là vẫn quá bán. Do đó Việt Nam không thể vào được TPP dù Tổng Thống Obama đồng ý. Một khi hầu hết các dân biểu Dân Chủ đều chống TPP cho Việt Nam, ông Tổng Thống Dân Chủ cũng khó có thể làm trái ý được.
Cuộc vận động Quốc Hội Hoa Kỳ của CFDV vẫn tiếp tục.
Điều kiện tiên quyết
Việt Nam từng thương thuyết với Hoa Kỳ cho Việt Nam một thời gian 5 năm để sửa đổi luật Lao Động cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhất là về quyền hội họp, quyền lập hội, và quyền thành lập công đoàn độc lập. Việt Nam cũng từng đề nghị cho các công đoàn ở cấp địa phương được tự trị, nhưng vẫn trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN), một tổ chức của Đảng CSVN. Hai đề nghị này không có giá trị. Chúng chỉ cho thấy rằng CSVN vẫn không từ bỏ chủ mưu muốn kìm kẹp công nhân. Vào năm 2008, CSVN cũng đã từng đưa ra những ý kiến tương tự, nhưng đã bị Hoa Kỳ bác bỏ, khi họ muốn xin Hoa Kỳ cho hưởng Quy Chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preferences) về thuế quan, để có thể xuất khẩu khoảng 5.000 sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ miễn thuế. Từ 2008 đến nay đã 6 năm, Luật Lao Động Việt Nam vẫn không thay đổi. TLĐLĐVN vẫn chứng tỏ là một tổ chức của Đảng CSVN, không đem lại một lợi ích thiết thực cho công nhân cả.
Vấn đề cải thiện tình trạng nhân quyền một cách cụ thể cũng là một điều kiện tiên quyết để Hoa Kỳ xóa bỏ cấm vận võ khí đối với Việt Nam - một điều mà CSVN rất mong muốn trước sự xâm lăng trắng trợn của Trung Quốc. Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Ted Osius chủ trương bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên, ông đã nhắc nhở rằng lệnh cấm vận này sẽ không được dỡ bỏ nếu Việt Nam không có những tiến triển đáng kể về nhân quyền.
CSVN sửa đổi luật Lao Động và trả tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm, đặc biệt là hai nhà bênh vực quyền lao động Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, là phương cách nhanh chóng nhất để giải quyết vấn đề TPP. Trong trường hợp này CSVN cũng sẽ có thể đạt được Hoa Kỳ thỏa thuận bán võ khí sát thương và quan hệ giữa hai nước sẽ tốt đẹp hơn, có lợi cho cả đôi bên.
Không trả tự do cho Tù Nhân Lương Tâm, không có TPP và võ khí sát thương
Hai dân biểu chủ xướng chương trình đỡ đầu cho Tù Nhân Lương Tâm là các ông Frank Wolf (Cộng Hòa, Virginia) và James McGovern (Dân Chủ, Massachusetts). Cả hai vị này là đồng chủ tịch của Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Viện Hoa Kỳ. Những nhà lập pháp Hoa Kỳ khác đã ủng hộ mạnh mẽ chương trình đỡ đầu Tù Nhân Lương Tâm Tù Nhân Lương Tâm là DB Ed Royce (Cộng Hòa, California), TNS Ben Cardin (Dân Chủ, Maryland), DB David Price (Dân Chủ, North Carolina), DB Alan Lowenthal (Dân Chủ, California), DB Chris Smith (Cộng Hòa, New Jersey), DB Sheila Jackson Lee (Dân Chủ, Texas).
Từ 2008 đến cuối năm 2013, BPSOS đã vận động được một ngân khoản 168 ngàn Mỹ kim và đã chuyển tất cả số tiền này đến 46 nhà tranh đấu nhân quyền bị tù đầy hoặc lâm nạn tại Việt Nam.
Song song với chương trình đỡ đầu Tù Nhân Lương Tâm, Quốc Hội Hoa Kỳ còn yểm trợ chiến dịch chống tra tấn do BPSOS phát động từ 2010. Mục tiêu là bảo vệ các tù nhân, đặc biệt là Tù Nhân Lương Tâm. Việt Nam đã ký Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn (U.N. Convention Against Toture viết tắt là CAT) vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, Chiến Dịch Chống Tra Tấn vẫn tiếp tục để bảo đảm rằng CSVN nghiêm chỉnh thi hành CAT. Theo những tin tức chúng tôi nhận được từ thân nhân của một số tù nhân lương tâm, những người này không còn bị tra tấn thể xác hay đánh đập nữa. Nếu ai có bằng chứng về việc CSVN còn tiếp tục tra tấn tù nhân lương tâm, xin vui lòng thông báo cho báo chí, các tổ chức nhân quyền, và BPSOS.
Về phía người Việt hải ngoại, chúng ta có chương trình kết nghĩa và bảo trợ các Tù Nhân Lương Tâm. Theo đó người Việt ở nước ngoài yểm trợ tinh thần và vật chất một Tù Nhân Lương Tâm ở trong nước qua gia đình của Tù Nhân Lương Tâm để họ có phương tiện chăm sóc và tranh đấu đòi tự do cho Tù Nhân Lương Tâm. Người kết nghĩa cũng có thể trợ giúp Tù Nhân Lương Tâm một cách gián tiếp qua Quỹ Tù Nhân Lương Tâm của BPSOS. Chương trình kết nghĩa và bảo trợ này của người Việt ở nước ngoài tỏ ra rất có hiệu quả vì man
đến gia đình Người Tù Lương Tâm những yểm trợ thiết thực.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire