28/03/2015

Dự án đường sắt trên cao: Tổng thầu Trung Quốc chỉ hứa suông!

Đăng tiến


Thi công tuyến đường sắt
Cát Linh - Hà Đông
Tổng giám đốc Ban QLDA đường sắt (Bộ GTVT) Lê Kim Thành cho biết sau rất nhiều lần chấn chỉnh, phê bình, cảnh cáo nhưng đến nay tiến độ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông vẫn chậm. Hầu hết các cam kết của Cty hữu hạn tập đoàn Cục 6 đều không thực hiện xong. Điều đó đã thể hiện năng lực, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của Tổng thầu không cao EPC.


Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông là tuyến đường sắt trọng điểm quốc, thuộc tuyến số 2 trong 8 tuyến được quy hoạch của Hà Nội với chiều dài 13km.

Dự án này, được thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC với vốn đầu tư khoảng 868,04 triệu USD (tương đương 18.001 tỉ đồng), trong đó phần vốn vay ODA Trung Quốc tăng thêm 250,62 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam (chủ yếu dành cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án…).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Tổng thầu EPC của dự án là Cty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc đã để xảy ra rất nhiều tồn tại như tiến độ thi công, hoàn thành thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật và dự toán rất chậm, không đồng bộ.

Công trường thi công không gọn gàng, bụi bẩn. Đặc biệt, công trình đã để xảy ra 2 sự cố mất an toàn nghiêm trọng gây thiệt hại về người và tài sản chỉ trong một thời gian ngắn.
Theo ông Lê Kim Thành, dù Ban Quản lý dự án đường sắt đã nhiều lần phê bình, nhắc nhở và ban hành các văn bản cảnh cáo nhưng đến nay tình hình vẫn chưa được cải thiện. Trong quá trình thi công vẫn còn để xảy ra tình trạng nguy cơ gây mất an toàn.

Thi công tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Nguyên nhân chính là do Tổng thầu còn lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, kiểm soát và hiện lực lượng kiểm soát thi công mỏng, năng lực yếu kém, phó mặc cho các đơn vị thầu phụ tự thực hiện.

Tại báo cáo của Ban QLDA đường sắt cũng chỉ rõ việc hoàn thiện thiết kế, dự toán của dự án rất chậm trễ nguyên nhân chính do năng lực của tổng thầu yếu trong công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, đồng thời năng lực nhân sự phụ trách mỏng, yếu kém dẫn đến các hồ sơ còn nhiều sai sót, không đồng bộ.

Trong khi đó, đội ngũ tư vấn thiết kế của Tổng thầu luôn vắng mặt tại Việt Nam, Ban QLDA không có đầu mối để trao đổi, thống nhất với các bên có liên quan dẫn đến thời gian chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ kéo dài đã dẫn tới tiến độ thi công của dự án bị chậm nghiêm trọng.

Cùng đó, các cam kết của Tổng thầu đều không được thực hiện xong, đặc biệt là một số hạng mục thuộc đường găng tiến độ của dự án như hạng mục 7 nhà ga đang thi công kết cấu phần trên do chậm trễ trong việc lập phương án chỉnh sửa hệ đà giáo thi công sau khi xảy ra sự cố; công tác đúc và lao lắp dầm chậm trễ trong công tác lựa chọn và ký kết hợp đồng với nhà thầy phụ; xử lý nền đất yếu khi Depot chậm, vướng mắc với thầu phụ...

Ngoài ra, công tác thanh toán của Tổng thầu EPC cho các đơn vị thầu phụ vẫn rất chậm trễ, nợ đọng, dẫn đến việc cung cấp vật liệu chậm ảnh hưởng tiến độ thi công của dự án.

Nhà thầu không chuyên nghiệp

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ GTVT - Đinh La Thăng, đến tháng 10.2015 phải đưa dự án vào chạy thử và 31.12.2015 phải đưa tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào khai thác thương mại.

Nhưng với tiến độ thi công như hiện nay thì công trình khó đáp ứng đúng tiến độ. Trong khi đó, tại các buổi làm việc với Bộ GTVT và Ban QLDA lãnh đạo Cty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc và đều cam kết đẩy nhanh tiến độ và thực hiện các nội dung chậm nhất vào cuối tháng 3.2015.

Tuy nhiên, đến nay, hầu hết các cam kết này đều không được thực hiện đúng hạn. Tổng thầu vẫn chưa quyết liệt trong xử lý các tồn tại, vướng mắc, tiến độ dự án tiếp tục chậm trễ.

Thi công tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Cũng theo ông Thành trong văn bản mới đây gửi ông Thư Sướng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, ông đã nói rõ các vấn đề trên thể hiện năng lực, kinh nghiệm thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, gây thiệt hại lớn về KTXH và gây tâm lý lo sợ, bất an cho người dân mỗi khi lưu thông gần khu vực công trình cũng như tính không chuyên nghiệp của Tổng thầu EPC.

Đồng thời, văn bản yêu cầu ông Thư Sướng quan tâm chỉ đạo Tổng thầu EPC nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm, tính chuyên nghiệp quốc tế của nhà thầu; bổ sung vốn lưu động thanh toán nợ và đáp ứng tiến độ thi công, bổ sung nhân sự có năng lực, kinh nghiệm và nghĩa vụ tại dự án này.

Ngoài ra, văn bản cũng nêu rõ EPC phải tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong công tác thiết kế, dự toán, bố trí nhân viên trực tiếp giải quyết các công việc đồng thời phải thanh toán các khoản nợ cho toàn bộ các nhà thầy phụ (xây lắp và cung cấp vật liệu) trước ngày 15.4 để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo nguồn tài chính cho các nhà thầu phụ phục vụ thi công, đảm bảo an toàn, tiến độ, chất lượng

Nguồn: Theo Lao Động

Quảng Cáo

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire