Nhân kỷ niệm ngày giỗ thứ 89
(08/1872 - 24/03/1926)
(08/1872 - 24/03/1926)
Phan Châu Trinh sinh tháng 8 năm 1872 (nhâm thân) tại làng Tây Lộc phủ Tam Kỳ Quảng Nam, tự Tử Cán hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã. Ông xuất thân gia đình danh tiếng tại Tiên Phước, thân phụ ông Phan văn Bình làm quan chức Quản cơ sơn phòng (chức quan võ trong coi biên giới các vùng núi) thân mẫu bà Lê thị Chung (Trung?).
Ông là con trai út, lập gia đình năm 1896 lúc 25 tuổi, vợ là Lê Thị Tỵ (1877-1914) người làng An Sơn, Tiên Phước. Thi đỗ cử nhân năm 1900, phó bảng 1901, năm 1903 làm quan ở Huế.
Bối cảnh lịch sử
Thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Việt. Ngày 05.07.1885 Tướng De Courcy đem đại quân đánh úp Kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết (1835-1913) xa giá vua Hàm Nghi (1872-1943) ra khỏi Kinh thành. Các đạo quân De Courcy chỉ huy đuổi theo truy lùng. Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy đến Tân Sở (QuảngTrị) thảo hịch Cần Vương được sĩ phu khắp nơi hưởng ứng lời kêu gọi, nổi lên chống Pháp, bấy giờ cụ Phan Văn Bình hưu trí, nhưng hưởng ứng Nghiã Hội Cần Vương làm chuyển vận sứ (phụ trách quân lương) ở đồn A-Bá Tiên Phước và lập đồn điền để trồng hoa màu tiếp tế cho Phong Trào Nghiã Hội tại Quảng Nam (từ tháng 7.1885 đến tháng 8.1887) dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Duy Hiệu (1847-1887) và tiến sĩ Trần Văn Dư (1839-1885). Tổng trú sứ Bihourd đề nghị với Ðồng Khánh sai Nguyễn Thân đánh dẹp Phong Trào Nghiã Hội Quảng Nam. Nguyễn Thân đánh Tam Kỳ và phá nhiều căn cứ quân Cần Vương, tiếp tục truy lùng bắt gia đình Nguyễn Duy Hiệu tại thượng nguyên Phước Sơn làm con tin, yêu cầu ông ra đầu hàng vì lòng hiếu thương mẹ già và gia đình. Ông phải về với triều đình (Ðồng Khánh) lảnh bản án tử hình. Ðồng Khánh lên ngôi 14.9.1885 làm vua bù nhìn. Triều đình có một số quan lại muốn yên thân cúi đầu tuân theo lệnh của bọn thực dân, xã hội và triều đình bị phân hoá trầm trọng chia làm hai phe. Phe theo kháng chiến cứu quốc, phe còn lại hàng giặc để thưà hưởng, vinh thân phì gia.
Cuộc kháng chiến của vua Hàm Nghi thất bại, bị tên thổ phỉ Lê Quang Ngọc, và Nguyễn Ðình Thìn chỉ điểm cho Pháp. Đêm 01.11.1888 bắt vua Hàm Nghi giao cho Ðại úy Boulanger ngày 04.11.1888, đến trung tuần tháng 8.1889 vua bị lưu đày sang Bắc Phi. Các phong trào Văn Thân, Cần Vương bị dẹp, nhưng không dập tắt lòng yêu nước của toàn dân Việt Nam. Năm 1930 khởi nghiã chống Pháp của Việt Nam Quốc Dân Ðảng dù thất bại „không thành công cũng thành nhân", không làm nao núng lòng yêu nước.
Dân tộc Việt Nam luôn tranh đấu qua nhiều phong trào đánh Tây, muốn thoát khỏi vòng nô lệ nên máu xương của dân quân tiếp tục đổ ra trên dòng sông lịch sử, cho đến ngày dành lại độc lập năm 1945. Bọn tay sai đắc lực như Nguyễn Thân (1840-1914), Hoàng Trọng Phu, Hoàng Cao Khải (1850-1933), Lê Hoan, Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902), Phạm Ngọc Quát v.v. bị lịch sử phê phán, người đời nguyền rủa. hai tên phản quốc Ngọc và Thìn đều bị nghiã quân Phan Ðình Phùng (1844-1895) giết để làm gương cho hậu thế.
Sau cơn Quốc biến và Gia biến, Phan Châu Trinh mồ côi mẹ lúc 6 (8?) tuổi, năm Đinh hợi 1887 thân phụ bị nạn qua đời, phong trào cũng tan, ông từ giả chiến khu lúc 16 tuổi về quê sống với anh cả Phan Văn Cừ nuôi ông ăn học, ông là người hoạt bát tháo vát và vui tính. Năm 1892 (21 tuổi) kết giao với Huỳnh Thúc Kháng, đến năm 1898 ông được vào trường tỉnh do đốc Trần Đinh Phong (Mã Sơn) tại Thanh Chiêm quận Ðiện Bàn trông coi giảng dạy, có nhiều cơ hội tiếp xúc với nền văn minh phố Hội và có thêm bạn thân là Trần Quý Cáp. Năm 1901 đậu phó bảng, người anh cả mất năm 1902 ông về cư tang, ở nhà dạy học đến năm Qúy mão 1903 lại được bổ dụng làm Thừa biện bộ Lễ. Kinh đô Huế là Trung tâm văn hóa, trong thời gian làm quan ông tiếp xúc nhiều giới trí thức tân học như: Ðào Nguyên Phổ (1861-1907), Thân Trọng Huề (1869-1925), Phan Bội Châu (1867-1940). Tàu bè ngoại quốc đến Ðà Nẵng, bán sách cho sĩ phu Việt Nam, từ đó Phan Châu Trinh tiếp thu ý thức thế hệ mới, về tư tưởng dân quyền và dân chủ. Các cuộc chiến Trung Hoa Nhật Bản (1894-1895), chiến tranh Ðức Pháp (1870-1871), ảnh hưởng rất nhiều đến thành phần trí thức, cũng như sách Tân thư, của Khang Hữu Vi (K'ang Yu Wei 1858-1927), Lương Khải Siêu (Liang Ch'i Ch'ao 1837-1929) và của các tác giả: Montesquieu (1689-1755), Rousseu (1712-1778), Voltaire (1694-1778) được dịch sang Hán văn. Từ đó có một sự chuyển biến trong tư tưởng và cuộc đời của Phan Châu Trinh, nhưng nhà văn Nguyễn Văn Xuân cho rằng: Phan Châu Trinh ảnh hưởng sâu rộng tư tưởng Duy Tân của tác giả Nguyễn Lộ Trạch với „Thiên Hạ Ðại Thế Luận"(2)
Phong Trào Duy Tân
Cuối năm 1904, Phan Châu Trinh từ quan, rời Huế không muốn làm việc trong cảnh nô lệ. Triều đình có Vua nhưng chỉ để thi hành mệnh lệnh của chính phủ bảo hộ không có quyền hành."vận nước gặp cơn dâu biến..còn lòng đâu áo mão xênh xang".
Ông cùng hai người bạn thân là Hùynh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp, không làm quan để vinh thân phì gia chọn con đường đấu tranh nhiều chông gai, dấn thân hoạt động trong Phong Trào Duy Tân tại Quảng Nam.
Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hoá dân tộc „chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh" cải cách trên mọi lãnh vực, khuyến khích giáo dục bỏ lối học từ chương, truyền bá canh tân mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu goị cắt tóc ngắn, cắt móng tay, phát động phong trào học Quốc ngữ , nhưng triều đình Huế vẫn duy trì lối học thi phú, qua các loại sách như "Tứ Thư Ðại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử" và Ngũ kinh. Cho đến năm 1913 Triều đình bắt đầu cải cách, năm 1917 kỳ thi Hương cuối cùng chấm dứt chương trình học cổ điển. Trong lúc Tây Phương họ học toán, phát triển văn-minh, khoa-học, kỷ-thuật tiến bộ, người ta dùng kỷ nghệ nặng như đóng tàu, đúc súng…đem lại đời sống phồn thịnh Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp cùng nhau đi vào miền Nam, tới Bình Ðịnh gặp quan tỉnh kỳ khảo hạch , ông cùng hai bạn làm bài thơ „Chí Thành Thông Thánh " và bài phú „ Danh Sơn Lương Ngọc " gây chấn động trong học giới và văn giới.
Việc đời ngoảnh lại thành không
Còn đâu giọt lụy non sông khóc người Muôn dân luồn cúi tôi đòi Văn chương bát cổ say hoài giấc mơ
Mặc ai chửi rủa tha hồ,
Xích xiềng này biết bao giờ tháo xong?
Anh em còn chút máu nồ
Hãy đem văn ấy đọc cùng nhau nghe.
(Á Nam Trần Tuấn Khải dịch)
Thơ và phú đó gây phản ứng mạnh tại trường thi, mục đích cảnh tỉnh học trò sĩ tử còn mê muội với từ chương thi phú, ham công danh quên đất nước đang chìm trong vòng nô lệ. Ðó cũng là cách vận động gây tiếng vang trong giới trí thức và quần chúng.
Chính quyền điạ phương truy lùng tác giả các bài trên, nhưng các cụ đã đi xa vào tới Nha Trang, xem hạm đội Nga do đô đốc Rojestvensky chỉ huy tạm thả neo chờ ngày cấp cưú Lữ Thuận (Lu Shun). Ba người tới Phan Thiết gặp các ông Trương Gia Mô (1866-1930), Hồ Tá Bang (1875-1943), Nguyễn Trọng Lôi ( ?1911) cùng bàn chuyện Duy Tân, thành lập công ty Liên Thành và mở trường Dục Anh. Phan Châu Trinh bị bệnh nên không thể tiếp tục xuôi Nam, phải ở lại dưỡng bệnh Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), Trần Quý Cáp (1870-1908) trở về hoạt động tại Quảng Nam, có thêm Lê Bá Trinh (1875- ?), Phan Thúc Duyện (1873-1944) là những người khoa bảng không ra làm quan, tham gia vận động mạnh cho Phong Trào Duy Tân với chủ thuyết Dân Quyền, được vận động trong quần chúng, thực hành theo phương thức hoạt động của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. Khác với Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895), Nguyễn Trường Tộ (1828-1871), Phan Thanh Giản (1796-1867), Phạm Phú Thứ (1820-1883) viết nhiều điều trần gởi cho triều đình Huế đều bị bỏ quên!
Tại Quảng Nam các thương hội, dệt các thứ vải dày có thể may Âu phục. Phan Châu Trinh đích thân làm gương cắt may, mặc bộ đồ tây bằng vải nội, hàng vải tơ lụa nội hóa được cải tiến, làng Bảo An, Ðiện Bàn nổi tiếng dệt đẹp cần phát triển thủ công nghệ, có thể cạnh tranh với tơ lụa nhập cảng. Nông Hội phát triển lớn nhất tại Yến Nê, (Ðiện Bàn) rộng chừng 20 mẫu trồng khoai, sắn, bắp, cho trồng cây dương liễu để cản gió theo hai bên bờ sông, còn lại dấu tích cho đến ngày nay. Mỹ Sơn (Duy Xuyên) rộng khoảng 40 mẫu trồng hoa màu và cấy lúa, Bửu Sơn (Ðại Lộc) khai phá để trồng lúa.
Về thương nghiệp cạnh tranh với thương gia Trung Hoa. Các thương hội tổ chức, phương pháp làm việc kết qủa tốt như thương hội Phong Thử (Ðiện Bàn) do Phan Thúc Duyện trông coi, điạ điểm thuận lợi cho việc giao thông bằng đường thủy ghe lớn có thể cập bến được, tấp nập người đến buôn bán. Hội An thương cuộc do ông Bang Kỳ Lam phụ trách bán đủ loại sỉ và lẽ vải, gạo, đường, quế, trên các món hàng bày bán đều có định giá rỏ ràng nhân viên lịch sự tiếp khách… Phú Lâm (Tiên Phước) do Lê Cơ (1870-1918) tổ chức chương trình khuyến kích công thương nghiệp, là bước tiến đầu tiên tại Quảng Nam từ từ ảnh hưởng đến thay đổi sinh hoạt Hà Nội và Sài Gòn. Các nhà nho tiến bộ tại Hà Nội đứng ra khuếch trương thương nghiệp là ông Ðỗ Chân Thiết mở hiệu Ðồng Lợi Tế ở phố Mã Mây, mở tiệm thuốc Bắc Tụy Phương ở phố Hàng Cỏ, Hoàng Tăng Bí mở hiệu Ðông Thành Xương ở Hàng Gai..Tại sài gòn có Minh Tân Khách sạn của cụ Phủ Chiếu(3)
Phong Trào Duy Tân là cuộc cách mạng lớn trên mọi lãnh vực đầu Thế kỷ 20. Các trường dạy thêm chương trình chữ Quốc ngữ lan rộng trên khắp nẻo đường đất nước. Vua Thành Thái thường cải trang vi hành, nghe và ảnh hưởng Phong Trào Duy Tân, cắt bỏ cục tóc trên đầu, các quan ngạc nhiên lúc ngài ngự triều, nhà Vua tự làm gương đề xướng theo Duy Tân cải cách sinh hoạt để thúc đẩy dân tiến.(4)
Thực dân Pháp kết án ai theo Duy Tân cắt tóc gọi là giặc cúp tóc. Ngày 30-7-1907 toàn quyền Beau kết tội vua Thành Thái bị bệnh tâm thần và phế đế, lập Duy Tân (Vĩnh San) lên ngôi (1900-1945).Phong Trào Duy Tân phát triển tốt đẹp tại quê nhà, Phan Châu Trinh ra Nghệ An gặp Ngô Ðức Kế đến Hà Nội tiếp xúc với số sĩ phu vận động mở rộng Phong Trào Duy Tân, ông có tài diễn thuyết, chinh phục được phái cựu học tham gia Phong Trào, khuyến khích mở trường dạy nghành nghề từ công nghiệp cho đến thương nghiệp, mở nông hội và thương hội nâng cao đời sống về kinh tế, truyền bá chữ Quốc ngữ đề xướng chủ thuyết Dân Quyền, được hoan hô đón nhận. Các nhà nho như cụ Phương Nam, Ðổ Chân Thiết, Lương Trúc Ðàm (1879-1908) là những người tiên phong cắt tóc ngắn và ăn mặc Âu phục với hàng nội hóa.(5)
Ông ích Ðường (1884-1908) cháu nội Ông Ích Khiêm hướng dẫn Phan Châu Trinh lên Yên Thế thăm lãnh tụ Hoàng Hoa Thám (1858-1913). Về Hà Nội gặp các ông Lương Văn Can, Nguyễn Quyền là người có công mở trường Ðông Kinh Nghiã Thục.
Xuất ngoại lần thứ nhất
Cuối tháng 3 năm 1906 trốn đi sang Hồng Kông. Nhờ vào đường giây của Phong Trào Ðông Du (1906-1908) Tăng Bạt Hổ người có công đầu dẫn đường cho các nhà cách mạng Việt Nam. Phan Bội Châu và các đồng chí khởi xướng Phong Trào Ðông Du đưa du học sinh sang Nhựt. Trên tàu các Cụ gặp Lý Tuệ làm việc đầu bếp, giúp đỡ từ đó Phan Châu Trinh, được Lý Tuệ dẫn đường xuống tàu cải trang làm bếp đi Hồng Kông gặp Phan Bội Châu (1867-1940), Cường Ðể (1882-1951 là cháu 5 đời vua Gia Long). Cùng nhau sang Quảng Châu thăm Lưu Vĩnh Phúc, Nguyễn Thiện Thuật (?-1841), Lương Ngọc Quyến (1890-1917).
Tháng 5-1906 cả 3 người đến Hoành Tân (Yokohama) và Ðông kinh (Tokyo), trong thời gian lưu lại Nhật, các cụ nhìn thấy nước Nhật hùng mạnh nhờ biết thay đổi chính sách cai trị duy tân của Minh-trị-Thiên-Hoàng (Mutsu Hito 1852-1912). Nhật trở nên hùng mạnh thắng Trung Hoa năm 1895 đưa đến việc hai bên ký kết hoà ước Shimonoseki (Hạ Quan) ngày 17.04.1895. Nhật đánh bại quân Nga tại Tsushima (Ðối Mã) năm (1904-1905).
Phan Châu Trinh gặp giới chính khách Nhật, như Khuyển Dưởng nghị (Inukai ki 1855-1932) Ðại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigonebu 1838-1922) người Nhật xướng lên chủ nghĩa Ðại Ðông Á. Phan Châu Trinh thấy chính sách của Nhật không thật tình giúp đỡ Việt Nam..Dân tộc Việt Nam phải tự duy tân, nếu không được khai hóa thì không thể canh tân xứ sở....
Tư tưởng hai nhà cách mạng họ PHAN rất tiếc không tương đồng, Phan Bội Châu với khuynh hướng bạo động, duy trì chế độ Quân chủ trông cậy vào Nhật để chống Thực dân. Ngược lại Phan Châu Trinh chủ trương bất bạo động tân dân, không chấp nhận chế độ quân chủ, muốn khai thông dân trí thì phải cải cách, muốn có nhân quyền thì phải chấm dứt chế độ vua quan bù nhìn Nam Triều. Chủ trương dựa vào nước Pháp để khai hóa dân tộc tiến bộ, làm cuộc cách mạng văn hóa, khi đất nước mạnh có thể đấu tranh dành lại độc lập, tiết kiệm xương máu. Nếu dựa vào nước Nhật để chống Pháp có tránh được việc. "đuổi con hổ ra cửa trước, rước con gấu vào ngõ sau"?(6)
Ðại Hàn bị Nhật đô hộ, cũng như Hiệp ước Pháp và Nhật ký ngày 10.7.1907 Pháp nhường cho Nhật số quyền lợi. Pháp yêu cầu chính phủ Nhật bắt các nhà Cách mạng Việt Nam chống Tây, giải tán và trục xuất du học sinh. Tháng 8. 1908 Nhật trục xuất hàng trăm thanh niên Việt Nam bổng nhiên rơi vào cảnh bơ vơ không nơi nương tựa, năm 1909 Phan Bội Châu và Cường Ðể cùng chung số phận phải trốn sang Trung hoa. Ðến tháng 10.1910 chính phủ Mãn Thanh khủng bố các nhà Cách mạng Trung Hoa. Cường Ðể và Phan Bội Châu phải sang Thái Lan.
Ðệ nhị thế chiến 9.3.1945, người Nhật lộ hẳn sự phản bội dân tộc Việt Nam, trước khi Phan Châu Trinh trở về Việt Nam tâm sự với Phan Bội Châu „Xem dân trí Nhật rồi đem dân trí ta ra so sánh, thật không khác gì muốn đem con gà con đọ với con chim cắt già. Giờ bác ở đây, nên lo chuyên tâm ra sức vào việc văn, thức tỉnh đồng bào cho khỏi tai điếc mắt dui còn việc mở mang diù dắt ở trong nước nhà thì tôi xin lảnh. Lưỡi tôi đang còn, người pháp chẳng làm gì tôi được mà lo"(7)
Trở về nước hoạt động
Ðường lối đấu tranh hai nhà cách mạng tuy khác nhau, nhưng cùng tình yêu đối với Tổ quốc đồng bào. Phan Châu Trinh về nước công khai đấu tranh bất bạo động, chính sách cai trị của chính phủ bảo hộ chỉ bần cùng hóa ngu dân, không thực lòng khai hóa dân tộc Việt Nam, đào tạo số người tay sai làm giàu trên xương máu của dân tộc. Ngày 15-08-1906 gọi là „ Phan Châu Trinh đầu thư cho Pháp". Gởi thư cho toàn quyền Paul Beau và khâm sứ Trung kỳ Fernand Lévecque. Thư trình bày hòan cảnh bi đát nhất của nhân dân dưới chính sách cai trị, những tệ trạng của quan lại Nam triều: 1/ Chính phủ bảo hộ dung dưỡng cho bọn quan lại An nam để gây nên tệ lậu
2/ Chính phủ bảo hộ khi thị dân Việt Nam thái quá, khiến cho đôi bên phải xa cách
3/ Quan lại nhân cái sự ly gián ấy mà hành hạ dân(8)
Phan Châu Trinh ghé thăm Lương Văn Can nói về tình hình nước Nhật, tháng 3.1907 tại phố Hàng Ðào Hà Nội các sĩ phu Bắc Kỳ ngồi lại với nhau. Cụ Phan đề nghị mở trường dạy học, ý kiến nầy được chấp thuận lấy tên trường là Ðông Kinh Nghĩa Thục "tương tự như Khánh Ưng Nghiã Thục" của Phúc Trạch bên Nhật, xin giấy phép mở trường, chủ trương không lấy tiền học phí, mọi người tự nguyện bỏ công, bỏ tiền, tài sản ra thành lập. Ngày khai giảng thu nhận học sinh đông đảo. Bỏ lối học từ chương, chú trọng thường thức và thực nghiệm dạy theo phương pháp giáo dục mới, chương trình dạy chữ Quốc ngữ, chữ Hán và Pháp Văn. Phạm Ðình Ðối dạy môn toán học, thành phần giảng dạy của Ðông Kinh Nghiã Thục là các nhà nho và tân học: Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Phan Huy Thịnh, Ðào Nguyên Phổ, Phan Tuấn Phong, Ðặng Kinh Luân, Nguyễn Hữu Cầu..vv,(9)
Lương Văn Can làm thục trưởng, Nguyễn Quyền làm giám học. Phan Châu Trinh không giữ vai trò nào vì cụ Phan về miền Trung vận động tiếp cho Phong Trào Duy Tân. Ðông Kinh Nghiã Thục truyền bá văn hóa nước nhà, thêm tình thần ái quốc, trường có một số nhà nho như Lương Trúc Ðàm, Dương Bá Trạc. Ðổ Chân Thiết.. hoạt động ngầm cho phái bạo động (Phan Bôi Châu) nhiều cụ qúa hăng hái giảng dạy kêu gọi lòng yêu nước, đưa đến chủ trương chống chính sách thuộc địa. Thực dân Pháp nghi ngờ cho mật thám theo dõi, tịch thu giấy phép giải tán trường học vào tháng 11.1907. Khép tội Ðông Kinh Nghiã Thục là lò phiến loạn ở Bắc Kỳ, đóng cửa luôn tờ (Ðăng Cổ Tùng Báo) cấm lưu hành tàn trữ sách vở. Giáo viên, những người trong tổ chức bị nghi ngờ, bị kết án tù, đày ra côn đảo.
Ðoàn kết Tôn Giáo
Các tỉnh miền Trung xảy ra chia rẽ với người theo Ðạo Thiên Chúa dưới thời Phong trào Cần vương. Giáo dân vùng Trà Kiệu quận Duy Xuyên bị cô lập, bị phân biệt xảy ra tranh chấp đổ máu... Phan Châu Trinh đi khắp nơi trong tỉnh nhà, kêu gọi toàn dân đoàn kết, chia rẽ gây thêm cảnh khổ đau dân tộc có lợi cho thực dân. Cụ Phan không đặt vấn đề Lương-Giáo mọi người đều có trách nhiệm với quốc gia Việt Nam. Nhìn lại các nhà truyền giáo Tây Phương đã giúp ích cho văn học Việt Nam. Ðạo Thiên Chúa đào tạo những con Chiên ưu tú như Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) Trương Vĩnh Ký (1837-1898) .. Phan Châu Trinh tiếp xúc với các vị các linh mục người Pháp, kêu gọi họ giúp đỡ để khai hóa con Chiên Việt Nam, Phan Châu Trinh hỏi các Linh mục:
Có lẽ dân An Nam không phải là con chung của Chúa Trời, nên dầu có theo giáo, chỉ có sớm chiều đọc mấy câu kinh, đến ngày lễ tới nhà thờ quỳ nghe giảng mà thôi sao?„(10)
Lần đầu tiên trong đấu tranh sử nước nhà, giữa Lương-Giáo được hòa giải san bằng hố sâu ngăn cách, đoàn kết hoạt động với Phong Trào Duy Tân, làng Phước Kiều (Duy Xuyên) có cơ sở giáo dục Quảng Phước do một vị nhà dòng dạy học và tổ chức cơ sở chế biến kỷ nghệ đồ đồng rất tinh xảo như nghề gia truyền cho đến ngày nay. Phong Trào Duy Tân giúp Dân trí được mở mang mạnh mẽ, nhiều người hưởng ứng nổi bật nhất, ông Lê Cơ thi đậu tú tài nhưng chỉ làm lý trưởng, con cô cậu với Phan châu Trinh. Nhân dân được học hỏi tiến bộ, hưởng ứng phong trào như cắt tóc ngắn, là một thành công lớn của Phong Trào Duy Tân, muốn bỏ được phong tục lâu đời rất khó, hớt tóc có bài vè cúp tóc, được truyền tụng trong dân gian, khuyến khích đàn ông hớt tóc ngắn. Phong Trào chủ trương lâu dài, khai trí dân tộc tiến bộ mau chóng, Dân tộc hiểu được các quyền tự do: Dân quyền và Nhân quyền, thì chính sách bảo hộ của người Pháp phải thay đổi. Cuộc vận động đòi quyền sống, dù bất bạo động của Phong Trào Duy Tân, công khai dần dần lan rộng, bởi vì thực dân Pháp và tay sai đàn áp bóc lột đánh thuế nặng, tất cả tai hoạ của xã hội trong giai đoạn nầy phản ảnh qua những câu ca dao.(11)
Ðời ông cho đến đời cha Ðời nào cực khổ như ta đời nầy Ngoài đồng cắm cọc giăng giây Vườn hà đóng thuế vợ gầy con khô.. Từ ngày Tây chiếm Ðế Ðô
Xâu cao thuế nặng biết chừng mô hỡi trời!
Diễn tiến cuộc biểu tình
Năm 1908 các điạ phương từ tỉnh Quảng Nam đến Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Thừa Thiên, Hà Tỉnh, Nghệ An nổi lên phong trào kháng thuế xin xâu. Lúc đầu cuộc vận động biểu tình bất bạo động, có tầm mức quan trọng từ trước chưa xảy ra ở Việt Nam. Tại quận Ðại lộc (11.03.1908) sau đó Ðiện Bàn rồi các nơi đều hưởng ứng tham gia biểu tình kháng thuế, chống bọn tay sai, đòi hỏi dân quyền. Thực dân Pháp không giải quyết nguyện vọng của toàn dân ra lệnh đàn áp. Phong Trào như làng sóng lên cao, phẩn nộ trong người dân từ lâu bị đè nén và bộc phát. Thực dân Pháp lúc đầu để Phong Trào Duy Tân hoạt động vì quan niệm sĩ phu kêu gọi duy tân, theo Âu hóa càng sớm càng mất dần dân tộc tính càng dễ cai trị. Không ngờ Phong Trào gây ảnh hưởng sâu rộng, đưa đến đấu tranh chống thuế xin xâu, đụng vào cái thực chất quyền lợi của thực dân. Nếu không đánh thuế vào dân, lấy tiền đâu nuôi đòan quân viễn chinh, bộ máy cai trị tại Việt nam, đem tiền bạc về cho nước Pháp. Thực dân và bọn tay sai quyết đập tan phong trào kháng thế xin xâu, dùng bạo lực súng đạn, đàn áp bắn giết đồng bào tham gia trên tay không vũ khí. Kết án ngọn lửa đấu tranh ấy phát xuất từ Phong Trào Duy Tân, đồng thời ngoài Bắc ngày 27.6.1908 xảy ra vụ Hà Thành đầu độc. Thực dân Pháp ra lệnh bắt bỏ tù hàng loạt từ Trung đến Bắc các sĩ phu yêu nước như: Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Ðức Kế, Châu Thượng Văn (1856-1908), Nguyễn Thượng Hiền, Lê Cơ, Phan Khôi Tiểu La Nguyễn Thành (1863-1911) vv.. đến nhà tù Côn đảo cũng như Lao Bảo . Kết án xử chém những người dẫn đầu đấu tranh tại Quảng Nam: Trần Thuyết (1857-1908 ngày 8-4 tại Tam Kỳ), Ông Ích Ðường (bị chém ngày 24-4 tại Túy Loan, các ông Nguyễn Cang, Nguyễn Dực, Phan Tham, Trần Phước, đều bị chém tháng 5 tại Duy Xuyên. Phong trào đấu tranh máu đổ ra tô thắm thêm trang sử Việt Nam oai hùng. Phong Trào xin thuế bị dẹp vì thiếu tổ chức không có người chỉ huy tổng quát. Phong Trào Duy Tân dù thất bại nhưng nó còn trường tồn mãi trong lịch sử nước nhà.
Phong Trào có các ưu điểm: tin vào việc tự khai hóa dân tộc, phát triển các ngành nghề phù hợp với sinh hoạt địa phương, công-thương-nghiệp phải phát triển toàn diện, không có tinh thần vọng ngoại, truyền bá chữ Quốc ngữ... Áp dụng chủ thuyết Dân quyền hành động có lý tưởng, xây dựng đất nước quan tâm đến dân tộc phải tự cường và đoàn kết.
Phan Châu Trinh gặp giới chính khách Nhật, như Khuyển Dưởng nghị (Inukai ki 1855-1932) Ðại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigonebu 1838-1922) người Nhật xướng lên chủ nghĩa Ðại Ðông Á. Phan Châu Trinh thấy chính sách của Nhật không thật tình giúp đỡ Việt Nam..Dân tộc Việt Nam phải tự duy tân, nếu không được khai hóa thì không thể canh tân xứ sở....
Tư tưởng hai nhà cách mạng họ PHAN rất tiếc không tương đồng, Phan Bội Châu với khuynh hướng bạo động, duy trì chế độ Quân chủ trông cậy vào Nhật để chống Thực dân. Ngược lại Phan Châu Trinh chủ trương bất bạo động tân dân, không chấp nhận chế độ quân chủ, muốn khai thông dân trí thì phải cải cách, muốn có nhân quyền thì phải chấm dứt chế độ vua quan bù nhìn Nam Triều. Chủ trương dựa vào nước Pháp để khai hóa dân tộc tiến bộ, làm cuộc cách mạng văn hóa, khi đất nước mạnh có thể đấu tranh dành lại độc lập, tiết kiệm xương máu. Nếu dựa vào nước Nhật để chống Pháp có tránh được việc. "đuổi con hổ ra cửa trước, rước con gấu vào ngõ sau"?(6)
Ðại Hàn bị Nhật đô hộ, cũng như Hiệp ước Pháp và Nhật ký ngày 10.7.1907 Pháp nhường cho Nhật số quyền lợi. Pháp yêu cầu chính phủ Nhật bắt các nhà Cách mạng Việt Nam chống Tây, giải tán và trục xuất du học sinh. Tháng 8. 1908 Nhật trục xuất hàng trăm thanh niên Việt Nam bổng nhiên rơi vào cảnh bơ vơ không nơi nương tựa, năm 1909 Phan Bội Châu và Cường Ðể cùng chung số phận phải trốn sang Trung hoa. Ðến tháng 10.1910 chính phủ Mãn Thanh khủng bố các nhà Cách mạng Trung Hoa. Cường Ðể và Phan Bội Châu phải sang Thái Lan.
Ðệ nhị thế chiến 9.3.1945, người Nhật lộ hẳn sự phản bội dân tộc Việt Nam, trước khi Phan Châu Trinh trở về Việt Nam tâm sự với Phan Bội Châu „Xem dân trí Nhật rồi đem dân trí ta ra so sánh, thật không khác gì muốn đem con gà con đọ với con chim cắt già. Giờ bác ở đây, nên lo chuyên tâm ra sức vào việc văn, thức tỉnh đồng bào cho khỏi tai điếc mắt dui còn việc mở mang diù dắt ở trong nước nhà thì tôi xin lảnh. Lưỡi tôi đang còn, người pháp chẳng làm gì tôi được mà lo"(7)
Trở về nước hoạt động
Ðường lối đấu tranh hai nhà cách mạng tuy khác nhau, nhưng cùng tình yêu đối với Tổ quốc đồng bào. Phan Châu Trinh về nước công khai đấu tranh bất bạo động, chính sách cai trị của chính phủ bảo hộ chỉ bần cùng hóa ngu dân, không thực lòng khai hóa dân tộc Việt Nam, đào tạo số người tay sai làm giàu trên xương máu của dân tộc. Ngày 15-08-1906 gọi là „ Phan Châu Trinh đầu thư cho Pháp". Gởi thư cho toàn quyền Paul Beau và khâm sứ Trung kỳ Fernand Lévecque. Thư trình bày hòan cảnh bi đát nhất của nhân dân dưới chính sách cai trị, những tệ trạng của quan lại Nam triều: 1/ Chính phủ bảo hộ dung dưỡng cho bọn quan lại An nam để gây nên tệ lậu
2/ Chính phủ bảo hộ khi thị dân Việt Nam thái quá, khiến cho đôi bên phải xa cách
3/ Quan lại nhân cái sự ly gián ấy mà hành hạ dân(8)
Phan Châu Trinh ghé thăm Lương Văn Can nói về tình hình nước Nhật, tháng 3.1907 tại phố Hàng Ðào Hà Nội các sĩ phu Bắc Kỳ ngồi lại với nhau. Cụ Phan đề nghị mở trường dạy học, ý kiến nầy được chấp thuận lấy tên trường là Ðông Kinh Nghĩa Thục "tương tự như Khánh Ưng Nghiã Thục" của Phúc Trạch bên Nhật, xin giấy phép mở trường, chủ trương không lấy tiền học phí, mọi người tự nguyện bỏ công, bỏ tiền, tài sản ra thành lập. Ngày khai giảng thu nhận học sinh đông đảo. Bỏ lối học từ chương, chú trọng thường thức và thực nghiệm dạy theo phương pháp giáo dục mới, chương trình dạy chữ Quốc ngữ, chữ Hán và Pháp Văn. Phạm Ðình Ðối dạy môn toán học, thành phần giảng dạy của Ðông Kinh Nghiã Thục là các nhà nho và tân học: Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Phan Huy Thịnh, Ðào Nguyên Phổ, Phan Tuấn Phong, Ðặng Kinh Luân, Nguyễn Hữu Cầu..vv,(9)
Lương Văn Can làm thục trưởng, Nguyễn Quyền làm giám học. Phan Châu Trinh không giữ vai trò nào vì cụ Phan về miền Trung vận động tiếp cho Phong Trào Duy Tân. Ðông Kinh Nghiã Thục truyền bá văn hóa nước nhà, thêm tình thần ái quốc, trường có một số nhà nho như Lương Trúc Ðàm, Dương Bá Trạc. Ðổ Chân Thiết.. hoạt động ngầm cho phái bạo động (Phan Bôi Châu) nhiều cụ qúa hăng hái giảng dạy kêu gọi lòng yêu nước, đưa đến chủ trương chống chính sách thuộc địa. Thực dân Pháp nghi ngờ cho mật thám theo dõi, tịch thu giấy phép giải tán trường học vào tháng 11.1907. Khép tội Ðông Kinh Nghiã Thục là lò phiến loạn ở Bắc Kỳ, đóng cửa luôn tờ (Ðăng Cổ Tùng Báo) cấm lưu hành tàn trữ sách vở. Giáo viên, những người trong tổ chức bị nghi ngờ, bị kết án tù, đày ra côn đảo.
Ðoàn kết Tôn Giáo
Các tỉnh miền Trung xảy ra chia rẽ với người theo Ðạo Thiên Chúa dưới thời Phong trào Cần vương. Giáo dân vùng Trà Kiệu quận Duy Xuyên bị cô lập, bị phân biệt xảy ra tranh chấp đổ máu... Phan Châu Trinh đi khắp nơi trong tỉnh nhà, kêu gọi toàn dân đoàn kết, chia rẽ gây thêm cảnh khổ đau dân tộc có lợi cho thực dân. Cụ Phan không đặt vấn đề Lương-Giáo mọi người đều có trách nhiệm với quốc gia Việt Nam. Nhìn lại các nhà truyền giáo Tây Phương đã giúp ích cho văn học Việt Nam. Ðạo Thiên Chúa đào tạo những con Chiên ưu tú như Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) Trương Vĩnh Ký (1837-1898) .. Phan Châu Trinh tiếp xúc với các vị các linh mục người Pháp, kêu gọi họ giúp đỡ để khai hóa con Chiên Việt Nam, Phan Châu Trinh hỏi các Linh mục:
Có lẽ dân An Nam không phải là con chung của Chúa Trời, nên dầu có theo giáo, chỉ có sớm chiều đọc mấy câu kinh, đến ngày lễ tới nhà thờ quỳ nghe giảng mà thôi sao?„(10)
Lần đầu tiên trong đấu tranh sử nước nhà, giữa Lương-Giáo được hòa giải san bằng hố sâu ngăn cách, đoàn kết hoạt động với Phong Trào Duy Tân, làng Phước Kiều (Duy Xuyên) có cơ sở giáo dục Quảng Phước do một vị nhà dòng dạy học và tổ chức cơ sở chế biến kỷ nghệ đồ đồng rất tinh xảo như nghề gia truyền cho đến ngày nay. Phong Trào Duy Tân giúp Dân trí được mở mang mạnh mẽ, nhiều người hưởng ứng nổi bật nhất, ông Lê Cơ thi đậu tú tài nhưng chỉ làm lý trưởng, con cô cậu với Phan châu Trinh. Nhân dân được học hỏi tiến bộ, hưởng ứng phong trào như cắt tóc ngắn, là một thành công lớn của Phong Trào Duy Tân, muốn bỏ được phong tục lâu đời rất khó, hớt tóc có bài vè cúp tóc, được truyền tụng trong dân gian, khuyến khích đàn ông hớt tóc ngắn. Phong Trào chủ trương lâu dài, khai trí dân tộc tiến bộ mau chóng, Dân tộc hiểu được các quyền tự do: Dân quyền và Nhân quyền, thì chính sách bảo hộ của người Pháp phải thay đổi. Cuộc vận động đòi quyền sống, dù bất bạo động của Phong Trào Duy Tân, công khai dần dần lan rộng, bởi vì thực dân Pháp và tay sai đàn áp bóc lột đánh thuế nặng, tất cả tai hoạ của xã hội trong giai đoạn nầy phản ảnh qua những câu ca dao.(11)
Ðời ông cho đến đời cha Ðời nào cực khổ như ta đời nầy Ngoài đồng cắm cọc giăng giây Vườn hà đóng thuế vợ gầy con khô.. Từ ngày Tây chiếm Ðế Ðô
Xâu cao thuế nặng biết chừng mô hỡi trời!
Diễn tiến cuộc biểu tình
Năm 1908 các điạ phương từ tỉnh Quảng Nam đến Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Thừa Thiên, Hà Tỉnh, Nghệ An nổi lên phong trào kháng thuế xin xâu. Lúc đầu cuộc vận động biểu tình bất bạo động, có tầm mức quan trọng từ trước chưa xảy ra ở Việt Nam. Tại quận Ðại lộc (11.03.1908) sau đó Ðiện Bàn rồi các nơi đều hưởng ứng tham gia biểu tình kháng thuế, chống bọn tay sai, đòi hỏi dân quyền. Thực dân Pháp không giải quyết nguyện vọng của toàn dân ra lệnh đàn áp. Phong Trào như làng sóng lên cao, phẩn nộ trong người dân từ lâu bị đè nén và bộc phát. Thực dân Pháp lúc đầu để Phong Trào Duy Tân hoạt động vì quan niệm sĩ phu kêu gọi duy tân, theo Âu hóa càng sớm càng mất dần dân tộc tính càng dễ cai trị. Không ngờ Phong Trào gây ảnh hưởng sâu rộng, đưa đến đấu tranh chống thuế xin xâu, đụng vào cái thực chất quyền lợi của thực dân. Nếu không đánh thuế vào dân, lấy tiền đâu nuôi đòan quân viễn chinh, bộ máy cai trị tại Việt nam, đem tiền bạc về cho nước Pháp. Thực dân và bọn tay sai quyết đập tan phong trào kháng thế xin xâu, dùng bạo lực súng đạn, đàn áp bắn giết đồng bào tham gia trên tay không vũ khí. Kết án ngọn lửa đấu tranh ấy phát xuất từ Phong Trào Duy Tân, đồng thời ngoài Bắc ngày 27.6.1908 xảy ra vụ Hà Thành đầu độc. Thực dân Pháp ra lệnh bắt bỏ tù hàng loạt từ Trung đến Bắc các sĩ phu yêu nước như: Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Ðức Kế, Châu Thượng Văn (1856-1908), Nguyễn Thượng Hiền, Lê Cơ, Phan Khôi Tiểu La Nguyễn Thành (1863-1911) vv.. đến nhà tù Côn đảo cũng như Lao Bảo . Kết án xử chém những người dẫn đầu đấu tranh tại Quảng Nam: Trần Thuyết (1857-1908 ngày 8-4 tại Tam Kỳ), Ông Ích Ðường (bị chém ngày 24-4 tại Túy Loan, các ông Nguyễn Cang, Nguyễn Dực, Phan Tham, Trần Phước, đều bị chém tháng 5 tại Duy Xuyên. Phong trào đấu tranh máu đổ ra tô thắm thêm trang sử Việt Nam oai hùng. Phong Trào xin thuế bị dẹp vì thiếu tổ chức không có người chỉ huy tổng quát. Phong Trào Duy Tân dù thất bại nhưng nó còn trường tồn mãi trong lịch sử nước nhà.
Phong Trào có các ưu điểm: tin vào việc tự khai hóa dân tộc, phát triển các ngành nghề phù hợp với sinh hoạt địa phương, công-thương-nghiệp phải phát triển toàn diện, không có tinh thần vọng ngoại, truyền bá chữ Quốc ngữ... Áp dụng chủ thuyết Dân quyền hành động có lý tưởng, xây dựng đất nước quan tâm đến dân tộc phải tự cường và đoàn kết.
Trong giai đoạn nầy Trần Qúy Cáp (làm giáo học tại Khánh Hoà, vì nhà nghèo làm việc theo ý thân mẫu) bị Bố chánh Phạm Ngọc Quát, bắt (16.04) đổ tội cho cụ Trần xách động và đồng lỏa với phong trào kháng thuế xin xâu. Bản án dành cho Trần Quý Cáp thật ác nghiệt đó là chủ trương của chế độ thực dân, bởi vì Trần Quý Cáp viết gởi cho Phan Thúc Duyện có câu (Ngô dân thử cử khoái khoái khóai = dân ta làm thế sướng ...) vui mừng quê nhà có biểu tình đấu tranh chống thuế xin xâu. Bị kết án „tuy chưa có hành động nhưng đã nuôi cái lòng phản nghịch" được gọi là bản án „mạc tu hửu" nghĩa là chẳng cần có tội, muốn giết thì giết, dẹp hết các người yêu nước để bọn thực dân rảnh tay cai trị.
Chính quyền muốn tử hình Phan Châu Trinh không thực hiện được, lần nầy phải giết gấp Trần Quý Cáp, tuyên án xử chém ngang lưng tại Khánh Hoà, đến 1924 Trần Quý Cáp được khai phục phẩm hàm, nhưng ông đã an giấc nghìn thu!
Phan Châu Trinh công khai hoạt động làm cho người Pháp rất lo ngại. Louis Bonhoure toàn quyền Ðông Dương nhận xét: "Phan Châu Trinh không tỏ ra bạo động như Phan Bội Châu nhưng nguy hiểm hơn cho sự thống trị của người Pháp tại Việt Nam".
Vì xảy ra vụ chống thuế bùng nổ tại Quảng Nam, Công sứ Lévecque yêu cầu thống sứ Bắc kỳ Joseph de Mirabel bắt Phan Châu Trinh ngày 10.04.1908 tại Hà nội giải về Huế giam ở toà Khâm sứ, (khu vực trường Ðại học Sư Phạm trước 1975). Người Pháp bề ngoài văn minh nhưng chẳng hơn gì triều đình Huế về những điều hủ bại. Phan Châu Trinh phản đối chính phủ Pháp kiệt thực 7 ngày, Khâm sứ Lévecque là con cáo già thực dân, muốn ném đá dấu tay, trả cụ cho Cơ Mật Viện để toà An Nam xét xử, nếu xét theo luật Gia Long điều 223 tội nhân bị ghép làm loạn xách động bị xử trảm. Các quan lại Nam triều vốn thù ghét Phan Châu Trinh đã phê phán chế độ quân chủ làm tay sai, Nam triều lấy cơ hội nầy lên án tử hình, nhưng ở Hà Nội cụ Phan chơi thân Babut Ernest Chủ nhiệm tờ Ðại Việt Tân Báo và có chân trong Hội Nhân Quyền Ligue des Droits de L' Homme. Ðược Babut Ernest tận tâm can thiệp lên thẳng phủ Toàn quyền xin tái thẩm vụ án, yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp giảm án. Tóa án An Nam không thể thi hành án tử hình đổi lại án chung thân khổ sai đày ra Côn đảo Cụ Phan phẩn nộ trước bản án và nói: " " "Một dân tộc nào có người tù về quốc sự như thế thì dân tộc ấy càng thêm vẽ vang .Một dân tộc không có người ở tù về quốc sự thì cái dân tộc ấy là khối dân tộc vô hồn thôi"(12).
Ngày 04. 4.1908 cụ Phan bị đày ra Côn đảo ứng khẩu bài thơ
Ra cửa thành nam mang xiềng rột rạt
Còn lưỡi này ta hát ta ca
Dân hèn nước cũng tiêu ma
Chi còn chả sợ nữa là Côn lôn
Những năm tù Côn đảo, cụ Phan cảm xúc cho thân phận, man mát lòng cố quốc làm thơ cho quên nỗi sầu xa xứ. Trong lúc dân tộc sống khổ đau dưới gót giày đinh của thực dân Pháp dẫm nát Quê Hương
Làm trai đứng giữa đất Côn lôn
Lừng lẫy làm cho lỡ núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan nào sá sự con con.
(Đi đập đá)
Chính quyền muốn tử hình Phan Châu Trinh không thực hiện được, lần nầy phải giết gấp Trần Quý Cáp, tuyên án xử chém ngang lưng tại Khánh Hoà, đến 1924 Trần Quý Cáp được khai phục phẩm hàm, nhưng ông đã an giấc nghìn thu!
Phan Châu Trinh công khai hoạt động làm cho người Pháp rất lo ngại. Louis Bonhoure toàn quyền Ðông Dương nhận xét: "Phan Châu Trinh không tỏ ra bạo động như Phan Bội Châu nhưng nguy hiểm hơn cho sự thống trị của người Pháp tại Việt Nam".
Vì xảy ra vụ chống thuế bùng nổ tại Quảng Nam, Công sứ Lévecque yêu cầu thống sứ Bắc kỳ Joseph de Mirabel bắt Phan Châu Trinh ngày 10.04.1908 tại Hà nội giải về Huế giam ở toà Khâm sứ, (khu vực trường Ðại học Sư Phạm trước 1975). Người Pháp bề ngoài văn minh nhưng chẳng hơn gì triều đình Huế về những điều hủ bại. Phan Châu Trinh phản đối chính phủ Pháp kiệt thực 7 ngày, Khâm sứ Lévecque là con cáo già thực dân, muốn ném đá dấu tay, trả cụ cho Cơ Mật Viện để toà An Nam xét xử, nếu xét theo luật Gia Long điều 223 tội nhân bị ghép làm loạn xách động bị xử trảm. Các quan lại Nam triều vốn thù ghét Phan Châu Trinh đã phê phán chế độ quân chủ làm tay sai, Nam triều lấy cơ hội nầy lên án tử hình, nhưng ở Hà Nội cụ Phan chơi thân Babut Ernest Chủ nhiệm tờ Ðại Việt Tân Báo và có chân trong Hội Nhân Quyền Ligue des Droits de L' Homme. Ðược Babut Ernest tận tâm can thiệp lên thẳng phủ Toàn quyền xin tái thẩm vụ án, yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp giảm án. Tóa án An Nam không thể thi hành án tử hình đổi lại án chung thân khổ sai đày ra Côn đảo Cụ Phan phẩn nộ trước bản án và nói: " " "Một dân tộc nào có người tù về quốc sự như thế thì dân tộc ấy càng thêm vẽ vang .Một dân tộc không có người ở tù về quốc sự thì cái dân tộc ấy là khối dân tộc vô hồn thôi"(12).
Ngày 04. 4.1908 cụ Phan bị đày ra Côn đảo ứng khẩu bài thơ
Ra cửa thành nam mang xiềng rột rạt
Còn lưỡi này ta hát ta ca
Dân hèn nước cũng tiêu ma
Chi còn chả sợ nữa là Côn lôn
Những năm tù Côn đảo, cụ Phan cảm xúc cho thân phận, man mát lòng cố quốc làm thơ cho quên nỗi sầu xa xứ. Trong lúc dân tộc sống khổ đau dưới gót giày đinh của thực dân Pháp dẫm nát Quê Hương
Làm trai đứng giữa đất Côn lôn
Lừng lẫy làm cho lỡ núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan nào sá sự con con.
(Đi đập đá)
Cụ bị đày ra Côn đảo được báo chí Hội Nhân Quyền thân oan và vận động được tự do, chính phủ bảo hộ nhận thấy dư luận trong cũng như ngoài nước, muốn ngăn ngừa bớt phẩn nộ của sĩ phu Việt Nam. Chính phủ cử Thống đốc Nam Việt ra Côn đảo thẩm vấn cụ Phan cho về lại Mỹ Tho. Thủ tướng Pháp ông Poincaré ký lệnh tha, quan Toàn quyền Ðông Pháp ông Klobukowsky (1908-1911) Tổng trưởng bộ thuộc điạ Trouillot cùng các quan khác tại Sàigòn xét án và ân xá. Tuyên báo trả tự do nhưng cụ bị quản thúc, Cụ nhất định không chịu phản đối đến cùng. Chính phủ Pháp nhượng bộ cho tự do hoàn toàn. Ở Mỹ Tho thời gian thấy tinh thần đồng bào ở Nam Việt lụn bại hơn đồng bào ngoài miền Trung và Bắc. Cụ phải ngậm ngùi cho trình trạng dân tộc bị đô hộ, các bạn thân chiến hữu của cụ Phan phần lớn bị, bắt đày ra Côn đảo. Thực dân Pháp theo dõi đàn áp khắp nơi, rất khó có thể hoạt động. Cụ Phan thoát được cảnh tù đày nhờ nhà báo Babut và Hội Nhân quyền can thiệp.
Phan Châu Trinh cùng với người con trai làm đơn xin nhập cảnh Pháp. Toàn quyền Klobukowdky cho phép, nghĩ cụ là ông quan già không biết Pháp ngữ, có đến Paris cũng chẳng làm được gì bất lợi cho chính sách thuộc địa của Pháp. Nhưng Phan Châu Trinh tin tưởng đến Pháp có thể vận động rộng rãi với chính khách Pháp văn minh tiến bộ, đòi hỏi chính phủ Pháp thay đổi chính sách thuộc địa tại Việt Nam và Ðông Dương, kêu gọi Pháp trả tự do cho các tù nhân chính trị Việt Nam.
Xuất ngoại lần thứ 2
Năm 1911 Phan Châu Trinh theo Toàn quyền Klobukowsky sang Pháp, cụ biết trước các sĩ phu Việt Nam yêu nước xúc động mạnh với tin cuộc cách mạng Tân Hợi 19.08.1911, Trung Hoa lật đổ được chính thể chuyên chế, bước sang chế độ Dân chủ, tại Việt Nam các sĩ phu yêu nước sẽ tiếp tục nổi dậy chống Pháp dành độc lập, không tránh được cảnh chiến tranh, gây thêm khổ đau, vốn cụ chủ trương Pháp-Việt đề huề xem như nền tảng tư tưởng dân chủ xây dựng Việt Nam. Sử sách thế giới ca tụng Mohandas Karamchand Gandhi (1867-1948) đấu tranh bất bạo động với người Anh dành độc lập cho Ấn Ðộ, nhưng nước Việt Nam nhỏ bé thời ấy chí sĩ Phan Châu Trinh, đấu tranh dành độc lập với thực dân Pháp bất bạo động trước Gandhi. Chủ trương của Cụ Phan: "không nên trông người ngoài trông người ngoài là ngu, không nên bạo động, bạo động là chết. Tôi chỉ có một lời để nói với đồng bào, không gì bằng học...vv Chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã biết có quyền thì việc khác có thể làm" (13)
Tàu đến cảng Marseille, cụ Phan và con trai được đón lên tàu lửa về Paris, ở trọ trên đường Gay Lussac, sau về số 32 Vouillé quận 15. Cụ tiếp xúc với Messimy, Bộ trưởng Bộ Thuộc Ðịa và Albert Sarraut sắp sang làmToàn quyền tại Ðông Dương. Ông Jules Roux đại úy từng làm việc tại Tòa án binh ở Bắc Bộ từ năm 1904-1909, rất ngưởng mộ cụ Phan đến tiếp xúc giúp đỡ và dịch các thư sang Pháp văn, gởi cho Bộ Thuộc Ð?a Pháp và ông Phan Văn Trường (1875-1933), nhỏ hơn cụ Phan 3 tuổi lúc ở Hà Nội làm việc cho tòa Khâm sứ Bắc Kỳ. Cuối năm 1908 được tuyển sang Paris làm phụ giảng tiếng Việt ở trường Ngôn Ngữ Phương Ðông và tiếp tục học đỗ cử nhân luật, có quốc tịch Pháp. Từ năm 1910 ông thuê nhà số 6 Villa des Gobelins. Nơi đây như trụ sở của người Việt yêu nước, cụ Phan cùng đến ở chung thời gian dài, Việt kiều, sinh viên sống tại Paris lúc bấy giờ khoảng hơn 100 người(14)
Cụ Phan và Phan Văn Trường trở thành cột trụ của phong trào Việt Kiều tại Pháp, Phan Châu Trinh viết các bản điều trần gởi cho chính phủ Pháp, nêu lý do Việt Nam được Pháp bảo hộ, nhưng không có tự do, công dân Việt Nam yêu nước chỉ trích chính sách cai trị, đều bị kết án tử hình và bỏ tù, vv.. cụ viết „Trung Kỳ Dân Biến Thỉ Mạt Ký", Jules Roux dịch sang Pháp văn. Tài liệu nầy binh vực, kêu oan cho Trần Quý Cáp và nỗi oan ức của người Việt bi áp bức gây dư luận tại Paris (gởi kèm đến Albert Sarraut chuẩn bị sang làm toàn quyền tại Ðông Dương) gởi thư phản đối chính sách đô hộ tại Việt Nam. Khâm sứ Mahé muốn đào lăng vua Tự Ð?c (1913) tìm vàng, cụ viết báo phản đối việc làm thiếu đạo đức, đi diễn thuyết trong tập thể Kiều bào, kêu gọi lòng yêu nước hướng về Quê hương và thường tiếp xúc với người Pháp có lòng nhân đạo, bác ái bày tỏ nỗi lòng và chỉ trích chính sách cai trị tàn ác của Pháp ở Ðông Dương của Sarraut: "Cách cai trị rộng rãi bên An Nam của ông ấy thế nào?. Nói những sự cải cách giả dối, như viện tư vấn, pháp luật, học hành, sự đầu độc dân ta bằng rượu, bằng thuốc phiện, và sự đoạt quyền tự do của nhân dân ta..."
Tháng 9.1914 chiến tranh Ðức Pháp bùng nổ. Ðức tổng tấn công mặt trận La Somme, vua Duy Tân (Vĩnh San) nổi dậy chống Pháp ngày 6.5.1916 thất bại bị truất phế đày sang đảo Réunion... Pháp tình nghi Việt Kiều có tinh thần chống Pháp liên hệ với Ðức, Phan Văn Tường bị giam ở lao Cherchemidi và Phan Châu Trinh bị giam ngục Santé (Prison de la Santé) Bên quê nhà người vợ hiền bị bệnh qua đời ngày 12.5.1914. Cuộc đời của bà đã hy sinh lo gia đình để chồng hoạt động cách mạng.(chúng ta cần phải vinh danh người đàn bà lý tưởng nầy!). Hai người con gái: Phan Thị Châu Liên (tức cô Đậu 1901- ?) chồng là ông đốc học Lê Ấm (1897-1976) ông bà Lê Ấm ở nhà thờ cụ Phan gần ngã năm Hoàng Diệu Ðà Nẵng Ông bà Lê Ấm có con trai Lê Khâm (1930-1995) tập kết ra Bắc theo học Đại học tổng hợp Hà nội là một nhà văn đã qua đời) và người con gái là Lê Thị Minh. Phan Thị Châu Lan (tức cô Mè 1904 -1944) chồng là ông Nguyễn Ðồng Hợi làm tham tá công chánh (Agent technique) là thân sinh của bà Nguyễn Thị Bình (các cháu không theo thuyết Dân Quyền của ông ngoại, ngược lại theo cộng sản Marxismus).
Các ông Marius Moutet, Jules Roux bênh vực, cãi với viên đại lý Tòa án binh Ðệ nhất tại Paris đến tháng 7-1915 chính phủ Poincaré trả tự do cho cụ Phan. Các quan Bộ Thuộc Ðiạ coi về Ðông Pháp, cắt tiền phụ cấp 450 quan gây đời sống cụ càng khó khăn hơn. Cụ học nghề rưả hình mỗi ngày được 30 quan nuôi con trai là Phan Châu Dật học trung học, dù hoàn cảnh khó khăn không muốn lệ thuộc đồng tiền mua chuộc, cụ sống với lý tưởng cao đẹp : „ phú qúy không tham lam, nghèo khổ không thay đổi lòng dạ, sức mạnh không khuất phục".(15)
Năm 1917 Phan Châu Trinh bị bệnh nặng điều trị lâu, Phan Châu Dật (1897-1921) không muốn nhận giúp đỡ của gia đình ông Roux, tìm việc đưa hàng ở hãng Au Bon Marché để nuôi cha. Vì vất vả và thiếu thốn bị nhiểm bệnh, anh phải bỏ học về nước ngày 27.09.1919 và qua đời tại Huế 14.02.1921 thi hài được đem về mai táng cạnh mộ Mẹ tại Tây Lộc. Vào khoảng cuối năm 1916 sang đầu năm 1917 Nguyễn Ái Quốc đến Paris được Phan Châu Trinh giúp đỡ. Nguyễn Ái Quốc viết: " Cụ Phan đã giúp mình rất nhiều, thực sự là người đỡ đầu cho mình trong một thời gian khi mình ở Paris"(16). Năm 1920 tư tưởng hoạt động Nguyễn Ái Quốc khác Phan Châu Trinh, ông ta theo chủ nghĩa cộng sản quốc tế, tham dự đại hội Tours và sang Liên Xô năm 1923? nếu Nguyễn Ái Quốc tiếp tục theo đường lối hoạt động của Phan Châu Trinh thì lịch sử Việt Nam đã thay đổi Pháp tổ chức cuộc triển lãm quốc tế tại Marseille năm 1922 vua Khải Ð?nh (1916-1925) sang tham dự, lối phục sức cho đến việc tiếp xúc ngoại giao những điều chướng tai gai mắt. Cụ viết bằng chữ Hán gởi đến vua Khải Ð?nh "Ký Khải Ðịnh Hoàng Ðế Thư " ngày 15-7-1922 kể bảy tội là " tôn bậy quân quyền, lạm hành thưởng phạt, thích chuộng sự qùy lạy, xa xỉ qúa độ, ăn bận không phải lối, tội chơi bời, chuyến đi có ám muội ". dịch ra Việt ngữ và Pháp văn đăng trên báo chí gây dư luận xôn xao tại Pháp, vua Khải Ðịnh nhận thư về nước thời gian ngắn băng hà.
Phan Châu Trinh ở Paris 14 năm, gây ảnh hưởng lòng yêu nước sâu rộng trong giới Việt Kiều và sinh viên, người Pháp kính nể xem cụ Phan là chính trị gia, đại diện cho người Việt tại thủ đô Paris và các nhà cách mạng Việt Nam: " Ông vừa thể hiện tính kiên quyết, thẳng thắng, vừa biết thận trọng cân nhắc lời lẽ, thông minh nhạy bén trong hiểu và đoán ý người khác, có quan điểm đạo nghĩa sâu sắc, coi thường mặt vật chất kinh tế".
Phan Châu Trinh về nước bị bệnh mất
Phan Châu Trinh xuống tàu Fontainebleau, ngày 29.5.1925 sau một tháng, cụ Phan và Nguyễn An Ninh về tới Sài Gòn 26-6-1925. Nguyễn An Ninh đưa Phan Châu Trinh về thẳng khách sạn Chiêu Nam Lầu(*). Cho đến 29-6-1925 được Nguyễn An Ninh đưa về nhà cha của ông, là cụ Nguyễn An Khương, ở Mỹ Hoà để tiện việc tiếp đón bạn bè đến thăm hỏi, trao đổi công việc; đồng thời cũng để tiện cho cụ Nguyễn An Cư (Chú ruột của Nguyễn An Ninh, một lương y nổi tiếng ở Nam Kỳ) chăm sóc sức khoẻ cho Phan Châu Trinh đang thời kỳ suy yếu nhất. Thời gian ở Chiêu Nam Lầu và tại nhà cụ Nguyễn An Khương, Phan Châu Trinh tiếp xúc với các nhân vật như: Trần Quang Nghiêm, Nguyễn Kim Ðính, Khánh Ký, Lâm Hiệp Châu, De Jean de la Bâtre, Paul Monin, Malraux... Trong các cuộc tiếp xúc nầy, cụ Phan bày tỏ tâm tình:"Một khi đã trở lại sống trên quê hương xứ sở, tôi nguyện đem hết nghị lực bình sinh mà thức tỉnh dân khí ba miền đồng tâm, hiệp lực đạp đổ cường quyền áp chế".
Chính vì tâm quyết phụng sự cho dân quyền, nên dù sức khỏe còn yếu, cụ Phan cùng Nguyễn An Ninh (với vợ chồng người con gái là ông bà Lê Ấm) đi xuống các tỉnh Trà Vinh, Mỹ Tho... để vận động tài chánh cho việc tái bản tờ "La Cloche Fêlée". Nhờ vậy, ngày 26-11-1925, báo "La Cloche Fêlée" số 20 được tái bản. Thời gian bị bệnh nhưng cụ cố gắng diễn thuyết thêm hai đề tài
- Ðạo đức và luân lý đông tây
- Quân trị chủ nghiã và dân trị chủ nghiã
Bài diễn văn cuối cùng Phan Châu Trinh nói chuyện tại Hội Thanh Niên Sàigòn "Tôi nghĩ rằng vì cái độc quân chủ nó giết hẳn cái lòng ái quốc của dân tộc Việt Nam ta.. Nói theo đạo Nho đó kỳ thật không có thi hành một chút đạo Nho nào, chỉ còn sót lại một hai điều trong gia đình mà thôi. kỳ dư là những điều mấy ông Vua chuyên chế đựa vào đạo Nho để đè nén dân".
Về Ðạo Ðức và Luân Lý Ðông Tây
"Xem như thế thì xưa nay nước ta không có quốc gia luân lý, chỉ có một cái luật via tôi bắt buộc dân phải theo vua với dân không có luân lý gì dính nhau, chẳng qua vua và tôi tớ của vua hiệp lại với nhau lấy sức mạnh để đè lên dân mà thôi .. Nay muốn một ngày kia nước Việt nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt nam phải đoàn kết".
Các bài diễn thuyết của cụ Phan gây ảnh hưởng sâu xa đến thế hệ trẻ văn minh tại Sàigòn, tiêu biểu trong đó có nhà cách mạng Tạ Thu Thâu (1906-1945) Trong thời gian trở về Sài gòn cụ bị bệnh được cả gia đình nhà cách mạng Nguyễn An Ninh (1900-1943) lo giúp đỡ thuốc men, tiếp đón thân nhân và khách đến thăm và cho đến những ngày cuối cùng. Tình thần gia đình Nguyễn An Ninh thật đáng quý lưu danh cho hậu thế, nhưng thương tiếc thay. Phan Châu Trinh đang thoi thóp trên giường bệnh lại hay tin Nguyễn An Ninh đã bị bọn mật thám Pháp bắt tại nhà vào lúc 11g30 trưa 24-3-1926. Phan Châu Trinh trút hơi thở cuối cùng vào lúc 21g30 tối 24.3.1926 tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại nhà số 54 đường Pellerin, nhà của ông Huỳnh Đình Điển (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai tức đường Pasteur trước 30-4-1975) Ủy Ban tổ chức lễ quốc táng nhà yêu nước Phan Châu Trinh đã được hình thành ngay trong đêm 24-3-1926. Những thành viên của ủy ban tổ chức tang lễ nhà chí sĩ Phan Châu Trinh gồm nhiều nhân sĩ, trí thức. tang lễ được đại diện thân hào nhân sĩ Sài Gòn tổ chức cử hành theo nghi thức quốc tang. Hai người con gái đã có mặt bên linh cữu của cha, tại Sài Gòn không phân biệt chính trị, đảng phái, tôn giáo đều tham dự, đưa linh cữu cụ Phan đến nơi an nghỉ cuối cùng lúc 6 giờ sáng 4.4.1926 tại nghiã trang của hội Gò Công tương tế. Hàng ngàn câu đối, trướng, la liệt bàn phúng điếu các Sư chùa Nam Sơn tỉnh Sóc trăng gởi mấy câu đối. Tiên sinh thật là vị cao tăng trong giác thế, gồm đủ từ bi và trí huệ
Người đời sau ngưỡng trông tòa pháp Cộng Hòa, biết bao nhiêu công đức như cát sông Hồng Hà
Hai mươi năm trống sớm chuông chiều, khua tỉnh ái hà con ma chuyên chế, nhìn muôn dặm mưa dòn gió dập, kêu gọi người ngủ mê trong biển trần
Phan Bội Châu đang được an trí ở Huế thay mặt cho đồng bào Huế gởi 2 câu đối Thương hải vi điền, Tinh vệ hàm thạch
Chung Kỳ ký một, Bá Nha đoạn huyền(17)
Huỳnh Thúc Kháng thay mặt cho anh em Trung-Việt đã đọc một bài điếu văn mang ý nghĩa lịch sử rõ nét nhất về quan điểm chính trị „Một đoạn lịch sử của tiên sinh hơn hai mươi năm trời, nào bị tù đày, ở nước này sang nước khác, trải bao nhiêu phen nguy hiểm, trong giây phút này không thể lược thuật lại cho được; chúng tôi xin tóm tắt lại mà nói sơ: Chủ nghĩa tiên sinh đệ nhất là đánh đổ chuyên chế, làm cho dân quyền tự do, còn cái phương pháp tiến hành thì tiên sinh thường nói rằng
-Tình hình trong nước ta bây giờ đang vào nguy ngập, nếu muốn cải cách thì cần liên lạc đoàn thể mới được. Tiếc cho người nước mình còn đang mê mộng, đồng chí với tiên sinh chẳng được mấy người . Vì vậy mà tấm lòng bị phân hóa ra uất ức, uất ức hóa nên đại bệnh huống gì những điều mắt thấy tai nghe dể làm cho tiên sinh cảm xúc mà đau được, chết được, thương ôi!
-Thôi, đất vàng một nắm, giấc mộng ngàn thu, sự nghiệp anh hùng, ngày nay hết cuộc. Chúng tôi chỉ mong mai sau này những người kế chí tiên sinh, làm cho vẻ vang dân tộc Việt Nam ta. Thì linh hồn tiên sinh sẽ được yên ổn mà ngậm cười nơi suối vàng
Phan Châu Trinh tranh đấu bất bạo động với chủ thuyết Dân Quyền, Phong Trào Duy Tân làm thay đổi lịch sử Việt Nam dưới thời thuộc điạ, từ đó người Pháp phải thay đổi chính sách cai trị. Phan Châu Trinh một vì sao sáng trên vòm trời Việt Nam của đầu Thế kỷ 20.
-Chủ trương chính trị của Phan Châu Trinh có thể được xem là nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ Việt nam ngày nay. Trước Phan Châu Trinh, tại Việt nam chưa có ai nghĩ đến dân chủ, dân quyền..Chẳng những Phan Châu Trinh là người đầu tiên thổi một luồng gió mới vào chính trường Việt nam, Ông cũng là người Việt nam đầu tiên gây được uy tín lớn lao với chính trường nước Pháp là nước đang đô hộ Việt Nam.(18).
Phan Châu Trinh sống phục vụ đất nước, cống hiến cuộc đời cho tổ quốc Việt Nam. Cụ mất để lại tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo. Dân Quyền và Nhân Quyền là giấc mơ của toàn dân Việt nam cuộc đời Phan Châu Trinh gắn bó với công cuộc cách mạng để khai trí dân tộc, để lại những tác phẩn văn chương:
Đầu Pháp chính phủ thư (1906) Hợp quần doanh sinh thuyết quốc am tự (1907)
Tỉnh quốc hồn ca I & II (1907)
Tuồng Trưng nữ Vương soạn chung với Hùynh thúc Kháng,Phan thúc Duyện (1910)
Trong thời gian sống ở Paris và về nước viết các tác phẩm
Trung kỳ dân biến thỉ mạt ký (1911)
Giai nhân kỳ ngộ (1913-1915)
Tây Hồ và Santé thi tập ! (1914-1915)
Khải Ðịnh Hoàng Ðế thư (1922)
Bức thư trả lời cho người học trò tên Ðông (1925)
Ðông Dương Chính trị luận (1925)
Xin mượn lời sau, để kết thúc bài viết kỷ niệm ngày giỗ thứ 85 của cụ Phan, Phan Châu Trinh là "một nhà yêu nước nồng nhiệt, một nhà dân chủ nồng nhiệt, một con người có con tim và tình cảm vĩ đại… " (Jules Roux nhà trí thức PCT. kỷ yếu Hội Nhân quyền số 9 Paris 1926, Nguyễn Quyết Thắng dịch)
___________________________________________________________________________________
1/ Quảng Nam trong lịch sử tác giả Trần Gia Phụng
2/ Phong Trào Duy Tân tác giả Nguyễn Văn Xuân
3/ Phong Trào Duy Tân tác giả Nguyễn Văn Xuân
4/ Thành Thái người điên thế kỷ tác giả Thái Vũ trang 236
5/ Ðông Kinh Nghĩa Thục tác giả Nguyễn Hiến Lê trang 95
6/ Quân sử trang 333 xuất bản Bộ tổng tham mưu QÐ VNCH
7/ Phan Bội Châu Ngục trung thư trang 50
8/ Phan Châu Trinh Thế Nguyên
9/ Ðông Kinh Nghĩa Thục tác giả Nguyễn Hiến Lê
10/ Phong Trào Duy Tân tác giả Nguyễn Văn Xuân
11/ Quân sử trang 338 xuất bản Bộ tổng tham mưu QLVNCH
12/ Phong Trào Duy Tân tác giả Nguyễn Văn Xuân
13/ Lam Giang trang 211
14/ Những hoạt động của Phan Châu Trinh Ts Thu Trang 15/ Phong Trào Duy Tân tác giả Nguyễn Văn Xuân trang 172
16/ Những hoạt động của Phan Châu Trinh Ts Thu Trang trang 125 17/ Phan Chu Trinh Thế Nguyên
18/ Quảng Nam trong lịch sử tác giả Trần Gia Phụng
Tài liệu tham khảo
Quảng Nam trong lịch sử tác giả Trần Gia Phụng Nxb Non Nước Toronto 2000
Phan Châu Trinh (1872 - 1926) Tác giả Thế Nguyên tủ sách Tân Việt
Phong Trào Duy Tân tác giả Nguyễn Văn Xuân Nxb Lá Bối
Thành Thái người điên thế kỷ tác giả Thái Vũ Nxb Văn Học Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925 Tác giả Thu Trang Nxb Văn Học Từ Hi Thái Hậu cuốn 2 tác giả Mộng Bình Sơn Nxb Xuân Thu
Bộ Quân sử do bộ tổng tham QLVNCH mưu xuất bản
Quảng Nam đất nước và nhân vật 1 &2 Nguyễn Quyết Thắng
* Khách sạn Chiêu Nam Lầu do chính bà Nguyễn Thị Xuyên (bí danh Chiêu Nam Lầu) là cô quản, nhằm làm nơi liên lạc, đưa đón, học tập và an dưỡng các sĩ phu đương thời; còn là nơi đưa rước du ruột của Nguyễn An Ninh, cùng bà Nguyễn An Khương (mẹ của Nguyễn An Ninh) tổ chức và cai học sinh sang Nhật trong phong trào Ðông Du. Ðịa điểm khách sạn tại số 49 Nguyễn Huệ ngày naỵ
Nguồn: Theo Khai Dân Trí
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire