Người trung quốc xấu xí, người việt nam không xấu xí
Nguyễn thị Cỏ May
|
(Ảnh minh họa) |
Trước đây, có quyển «Người Trung quốc xấu xí» của Bá Dương được Nguyễn Hồi
Thủ ở Paris dịch ra tiếng Việt Nam. Nhiều người Việt Nam đọc qua, ai cũng ngạc
nhiên sao người trung quốc lại có nhiều cái giống bà con người Việt Nam mình
quá. Hay người Việt Nam mình giống người Trung Quốc. Ai giống ai? Điều đáng ngạc nhiên là cả
«bà già trầu» đọc qua cũng la lên «Sao giống mình quá vậy! Ông này viết hay thiệt!
Giống như đóng tuồng vậy!».
Chẳng lẽ người ta nói « Người Việt Nam và người Trung Quốc đồng văn, đồng chủng»
lại đúng sao?
Nay đọc bài «Kẻ thù của người Trung
Quốc» của Bá Dương, Cỏ May lại giựt mình vì quả thật người Việt
Nam ta sao có nhiều cái giống người Trung
Quốc của Bá Dương mô tả quá đi. Hay người Trung Quốc học ta đó!
Càng đọc, Cỏ May càng kinh ngạc. Và xin mạn phép chủ quan lược ghi vài nét
giống nhau để bạn đọc thấy có đúng không? Điều ước mong thật lòng của Cỏ May là
Ông Bá Dương
chỉ mô tả đúng cho người Trung
Quốc, đồng bào của ông ấy, chớ hoàn toàn không phải của người
Việt Nam chúng ta.
Về văn hóa
Bá Dương so sánh văn hóa Trung
Quốc với hai nền văn hóa cổ đại Ai Cập và Hy Lạp để thấy sự
khác bìệc là văn hóa của hai nước đó đã một thời huy hoàng rực rỡ ảnh hưởng qua
phương Tây nhưng lại sụp đổ, không để lại một sự nối tiếp nào ngoài những chứng
tích có giá trị cho môn khảo cổ học. Người dân hai nước này ngày nay không liên
quan gì với tìền nhân của họ hết cả. Trái lại, văn hóa trung hoa không bị số phận
đó. Nhưng ông lại than phiền:
«Nhưng người Trung Quốc
hôm nay thì đúng là hậu duệ của người Trung Quốc cổ đại. Tại sao ngày nay lại ra nông nỗi
xấu xa ấy? Chẳng những bị người nước ngoài ức hiếp mà còn bị ngay dân mình ức hiếp.
Nào là vua bạo ngược, quan bạo nguợc, mà cả nhân dân cũng bạo ngược.
Ở thế kỷ thứ XIX, có một chuyên viên Anh đóng ở Malaysia nói rằng: “Làm
người Trung Quốc
ở thế kỷ thứ XIX là một tai họa”. Bởi vì ông này đã thấy cộng đồng người Hoa sống
ở quần đảo Nam Dương giống một lũ lợn, vô tri vô thức, tự sinh tự diệt, tùy thời
còn có thể bị sát hại hàng loạt. Thế mà tôi thấy người Hoa ở thế kỷ XX so với
người Hoa ở thế kỷ XIX tai họa của họ còn lớn hơn».
Phải chăng từ khi Mao Trạch-đông về Bắc kinh thì văn hóa, lịch sử và con người
thật sự bắt đầu đoạn tuyệt với cái quá khứ dài liên tục cả ngàn năm của Trung
hoa? Văn hóa trung hoa cổ thời mang giá trị nhân văn bao nhiêu thì cái văn hóa
mác-xít do Mao Trạch-đông đem tới từ năm 1949 lại phi nhân, bạo ngược và dã man
bấy nhiêu. Không phải đây là một hiện tượng gián đoạn lịch sử trung hoa?
Ta thử nhìn lại các cuộc cách mạng ở Trung quốc, từ cướp chánh quyền của Mao
Trạch-đông, phản phong, bước nhảy vọt, cách mạng văn hóa long trời lở đất để thấy
trong lịch sử nhân loại, có những biến cố nào ghê gớm như vậy do chính con người
làm ra, gây tổn thất sanh mạng cả 80 triệu người? Nhưng cái tai họa đó thật sự
nhằm thay đổi con người. Hủy diệt một lớp người thấy không cần thiết để thay thế
vào đó một lớp người khác do họ đào tạo. Mà đào tạo một lớp người mới không gì
khác hơn là hủy diệt nhơn tính, phẩm giá con người để thay thế bằng con người
xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh, đệ tử của Mao, học được và áp dụng
«vì lợi ích một trăm năm, trồng người» bằng đấu tố, tắm máu những người yêu nước
lương hiện không chịu theo cộng sản !
Bá Dương đã phải ngán ngẩm không hiểu cái văn hóa truyền thống kiểu nào mà
sanh ra hiện tượng này? Nó đã khiến cho người Trung Quốc của ông mang trong
người tử lúc nào không biết nhìều mầm ác rất đáng sợ vô cùng.
Khi viết điều này, Bá Dương chưa biết cách làm ăn lượm bạc cắc ngày nay của
người Trung Quốc
của ông là làm thịt đồng bào của họ lúc còn sống để lấy nội tạng bán cho bệnh
nhân. Thầy thuốc, nhà thương hợp tác công khai. Nạn nhân là những hội viên pháp
luân công hoặc người dân nghèo, du khách trẻ đi đơn độc bị bắt cóc. Trong số nạn
nhân gần đây, có không ít gái Việt Nam bị băng đảng ở Việt nam dụ đưa đi qua
Tàu lấy chồng, làm công nhân. Vừa mất tiền ở Vìệt Nam, vừa mất mạng ở Tàu. Tội
ác bán nội tạng ở Trung quốc, vừa được Quốc Hội Mỹ đưa ra thảo luận.
Tập quán lâu đời
Ngoài những tâm tánh ác độc, theo Bá Dương, người Trung Quốc còn có những tập
quán sanh hoạt gia đình và xã hội cho tới ngày nay vẫn chưa cải thiện được. Những
tập quán này rất hiển nhiên, người ngoại quốc, ai cũng có thể nhận thấy dễ
dàng: ăn ở dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Vẫn theo Bá Dương, có nhiều nơi hễ có người
Trung Quốc tới ở
thì những người khác phải dọn đi. Ông có một cô bạn trẻ tốt nghiệp chánh trị học,
có chồng người Pháp nên về Paris ở với chồng. Nhiều bạn bè Trung Quốc của cô, mỗi khi đi
Paris, đều ghé qua ở nhờ nhà cô. Chỉ trong thời gian ngắn, các gia đình người
Pháp láng giềng đều dọn đi hết cả. Thế là người Trung Quốc lần lượt dọn tới.
Ông Bá Dương
nghe nói vậy rất buồn, nhưng khi đi xem xét tận mắt mới thấy là chỗ nào cũng đầy
giấy kem, vỏ hộp, giầy dép bừa bãi, trẻ con chạy lung tung, vẽ bậy lên tường,
không khí trong khu bốc lên một mùi ẩm mốc. Ông hỏi:
“Các người không thể tổ chức quét dọn được hay sao ?”.
Cô ta đáp:
“Làm sao nổi !”.
Còn một nét đặc thù lịch sử thứ hai là ồn ào. Ông Bá Dương phải thừa nhận
«Cái mồm người Trung Quốc
thì to không ai bì kịp, và trong lĩnh vực này, người quảng đông phải chiếm giải
quán quân. Ở bên Mỹ, có một câu chuyện tiếu lâm như sau: có hai người quảng
đông lặng lẽ nói chuyện với nhau. Người Mỹ lại tưởng họ sắp đánh nhau, bèn điện
thoại cảnh sát để kịp can thiệp. Khi cảnh sát Mỹ tới, hỏi họ đang làm gì, họ
đáp:
«Chúng tôi đang thì thầm với nhau» !
Người Việt Nam, khi nghe ai nói chuyện lớn tiếng, thường bảo « Như chệt về
Tàu » .
Ông Bá Dương
giải thích hiện tượng người tàu nói lớn tiếng như đang gây lộn với nhau vì nội
tâm của họ không yên ổn. Họ cứ tưởng lên cao giọng, nói lớn tìếng, là lý lẽ của
mình mạnh, mình có lẽ phải, thuyết phục được người khác.
Ảnh hưởng Xuân Thu Chiến quốc
Không biết có phải vì ảnh hưởng lâu dài nội chiến mà người Trung Quốc mang đặc tính nổi bật
là thích xâu xé nhau đến chết bỏ.
Bá Dương so sánh: «Một người Nhậtt đơn độc, trông chẳng khác nào một con lợn.
Nhưng ba người Nhật hợp lại thì thành một con rồng. Tinh thần đoàn kết của người
Nhật làm cho họ trở thành vô địch».
Bởi vậy trong lảnh vực quân sự và thương mại, người Trung Quốc không thể nào qua mặt
được người Nhật.
Ở cùng phố, ba người Nhật buôn bán, thay vì cạnh tranh nhau, họ tổ chức luân
phiên với nhau: nay phiên tôi, mai phiên anh,…Với người Trung Quốc buôn bán gần nhau
thì anh bán 3 đồng món hàng, tôi sẽ bán 2, 50 món hàng đó. Nếu anh bán 2, 50,
tôi sẽ hạ giá còn 2 đồng, …
Bá Dương mới cho rằng mỗi người Trung
Quốc là một con rồng, nói năng không ai bằng. Cứ như chỉ cần
thổi một cái là mặt trời rớt xuống, dậm cẳng nhẹ là đất sụp ngay .
Ai cũng thấy chỗ nào có người Trung
Quốc là có đấu đá. Người trung quốc vĩnh viễn không đoàn kết
được, tựa hồ thân thể họ được kết tinh bằng những tế bào chia rẽ. Vì vậy khi
người nước ngoài phê phán người trung quốc không biết đoàn kết thì Ông Bá Dương chỉ xin thưa:
“Anh có biết người Trung Quốc
vì sao không đoàn kết không ? Vì Thượng đế muốn thế. Bởi vì nếu một tỷ người
Hoa đoàn kết lại, vạn người một lòng, anh có chịu nổi không? Chính ra Thượng Đế
thương các anh nên mới dạy cho người Hoa mất đoàn kết đó!”.
Người Trung Quốc
không chỉ không đoàn kết, mà họ còn dư sức viết nhiều quyển sách hô hào đoàn kết
nữa. Họ lấy túi khôn của Việt Nam để lập luận «Một cây làm chẳng nên non, ba
cây chụm lại nên hòn núi cao».
Bất cứ một cộng đồng người Hoa nào ở Mỹ, Âu châu, Úc châu, ít nhất cũng phải
có 365 phe phái tìm đủ cách công kích nhau, hạ bệ nhau, thậm chí cả tiêu diệt lẫn
nhau.
Ở Trung Quốc
có câu ngạn ngữ: “Một hòa thượng gánh nước uống, hai hòa thượng khiêng nước
uống, ba hòa thượng không có nước uống”.
Phá sản
Bá Dương tới thăm một người bạn Trung
Quốc. Ông này là một Giáo sư Đại học ở Mỹ. Gặp bạn cũ, ông
thao thao bất tuyệt những lý thuyết cứu nước Trung hoa thoát khỏi ách đô hộ cộng
sản. Ông hô hào mọi người phải bìết dẹp cá tánh, tự ái của mình mà chỉ lấy mẫu
số chung là giải thoát đất nước thoát khỏi chế độ cộng sản độc tài hiện nay.
Bá Dương nghe qua vui mừng, nhờ ông chở giùm tới nhà một người bạn chung,
cũng là người tranh đấu chống cộng sản.
Ông bạn của Bá Dương tỏ vẻ khó chịu, bảo Bá Dương hãy đi một mình vì ông
không muốn gặp người đó.
Nếu đem so sánh người Trung
Quốc với người do thái thì sẽ thấy 2 đặc tính «cần cù và tự
gíác» khác nhau. Đức cần cù ở người Trung
Quốc ngày nay không còn nữa do nhiều cuộc cách mạng văn hớa,
xã hội liên tiếp hủy dìệt tận gốc, để lại đặc tính mới là chỉ biết vận dụng
mánh khóe chụp ngay cái gì trước mắt bỏ túi.
Đặc tính thứ hai, trong sinh hoạt cộng đồng, nếu có hội ý với nhau về một dự
tính gì thì sau khi biểu quyết chấp thuận, mỗi ngưởi sẽ tự tiện hành động theo
ý riêng của mình, không thắc mắc tới kết quả đã quyết nghị.
Nhưng người Trung Quốc
vẫn thường tự hào là dân tộc Đại hán, có hơn 4 ngàn năm văn hiến!
Bá Dương lấy làm tiếc Trung
Quốc, diện tích rộng lớn, văn hóa lâu đời. Thế mà, thay vì có
một tấm lòng bao la, người Trung
Quốc lại có một tâm địa thật hẹp hòi.
Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người
Trung Quốc đã
đánh nhau rồi thì thù hận muôn đời.
Nhưng người Trung Quốc
vẫn giữ một tâm tánh rất tai hại. Mọi người đều sợ sệt đến độ không còn biết
quyền lợi mình là gì thì làm sao còn biết đấu tranh, bảo vệ nó được? Mỗi khi gặp
một chuyện không hay xảy ra cho mình thì sẳn sàng “bỏ qua cho rồi !”.
Mấy chữ “bỏ qua cho rồi” này đã giết hại không biết bao nhiêu người trung quốc
và đã biến dân tộc trung quốc thành một dân tộc hèn mọn.
Cái não trạng sợ hãi này đã nuôi dưỡng bao nhiêu bạo chúa, làm tổ ấm cho bao
nhiêu bạo quan. Viết về truyền thống văn hóa Trung Quốc, Tư Mã Quang nhấn mạnh
«bạo chúa, bạo quan cũng chỉ cần dân chúng cứ bo bo giữ cho riêng mình là được».
Mong những điều « xấu xí » trên đây là của rìêng người Trung Quốc. Có người Việt Nam giống
người Trung Quốc
chỉ là cái nhìn chủ quan vội mà thôi. Bị đô hộ ngàn năm mà Việt Nam vẫn là Việt
Nam kia mà !
Nguyễn
thị Cỏ May
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire