Mõ có người
bạn chí thân, gốc Bắc, vô làm ăn ở MN và SG sau ngày 30/4/1975 . Họ vốn là
những nông dân cần cù trên đồng ruông châu thổ sông Hồng nhưng quanh năm vẫn
thiếu thốn...Nhưng nay thì đã khác xưa một trời một vực . Khi tôi gửi người bạn
ấy lời chúc "vui vẻ nhân ngày QK 2/9 " thì bạn ấy gửi ngay 1 tin nhắn
đáp trả " Với tôi, không có khái niệm ngày Quốc khánh !" Mõ tôi quả
thật "đắng lòng", nhưng biết nói sao nữa ! Mỗi người một cách
nhìn, cánh đánh giá lịch sử. Thời đại IT đừng hòng mà bắt người nào cũng phải
nghĩ cũng phải tin theo một lối mòn ! Vì thế, nên Mõ hồ hởi ( tất nhiên từ MN
xa xôi hướng về HN) hướng về Ba Đình lịch sử, cùng sục sôi hát theo bài ca 19/8
và Vừng đông đã hửng sáng theo nhịp bước của các khối quân đội diễu hành trên
màn ảnh nhỏ, thì cũng có những người mang tâm trạng như anh bạn PV đài Truyền
hình Úc ACB dưới đây . Chỉ có điều buồn, là báo chí ta lại hiểu sai thâm ý của
tác giả , "bốc thơm" rất chi là "ngây thơ" ....
NGÂY THƠ
Sáng nay đọc một bản tin trên vtc.vn,
"Báo Australia: 'Gộp hết lễ hội lớn của Úc cũng không bằng
diễu binh 2/9 ở Việt Nam'" (1) mà thấy có cái gì ngây thơ trong
bài báo. Bài báo trích dẫn nhận xét của kí giả Úc Phillip Adams của đài
truyền hình ABC, trong đó có câu trên, hàm ý nói rằng báo chí quốc tế như
Úc khen buổi diễu hành ngày 2/9. Nhưng tôi sợ là nhà báo đã hiểu sai, vì đọc
nguyên bản bài viết của kí giả Adams thì câu đó là một cách nói xỏ xiên, mỉa
mai.
Nguyên văn
tiếng Anh của bài "Resplendent, colourful, fantastic: Phillip Adams on
Vietnam's independence celebrations" (2). Trong bài viết dài (bản dịch
dưới đây của Lê Quốc Tuấn), Phillip Adams nhận xét rằng trong các chế độ cộng
sản, người ta thích phô trương, và diễu hành là một hình thức như thế. Adams
còn nhắc đến Hitler như là một đạo diễn tuyệt vời về những màn diễu hành. Trong
một đoạn gần cuối bài viết, có câu độc: "nếu bạn gom hết các cuộc tuần
hành và các đám rước ở Úc, cộng luôn những người đã tham gia vào Mardi Gras ở
đường Oxford hoặc Moomba ở Melbourne, hoặc các lễ hội Thế vận hội ở Sydney, hay
những lễ lạc ăn mừng sau một trận đấu bóng đá, bạn sẽ vẫn không có được một sự
kiện lớn mà tôi vừa chứng kiến."
Lễ hội Mardi Gras là dành
cho người đồng tính, rất màu mè, phường tuồng. Do đó, đặt câu đó trong văn
cảnh, đó không phải là một lời khen, mà là một cách nói mỉa mai.
Người phương Tây có nhiều cách xỏ xiên và mỉa mai rất thâm thuý, mà nếu không am hiểu tiếng Anh thì tưởng rằng họ khen! Cũng giống như mấy ông giáo sư Tây khi đến Việt Nam khen y tế Việt Nam rất tuyệt vời làm cho các quan chức y tế và bác sĩ nở mũi, nhưng họ không biết đó là những cách nói mỉa mai – mỉa mai bằng cách khen.
Người phương Tây có nhiều cách xỏ xiên và mỉa mai rất thâm thuý, mà nếu không am hiểu tiếng Anh thì tưởng rằng họ khen! Cũng giống như mấy ông giáo sư Tây khi đến Việt Nam khen y tế Việt Nam rất tuyệt vời làm cho các quan chức y tế và bác sĩ nở mũi, nhưng họ không biết đó là những cách nói mỉa mai – mỉa mai bằng cách khen.
Viết về buổi diễu hành 2/9 tôi nghĩ khó có ai có nhận xét ngắn gọn, hay mà sâu sắc như Huy Đức, khi anh viết " Cờ - đèn - kèn - trống chỉ có giá trị sân khấu. Tự do của dân chúng mới là tượng đài vững bền. Tượng đài độc lập" (3).
====
(1)
http://vtc.vn/bao-australia-gop-het-le-hoi-lon-cua-uc-cung-…
(2) http://www.abc.net.au/…/phillip-adams-vietnam-celeb…/6742830
(3) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/864631136905402?fref=nf
Bản dịch bài báo trên ABC của Lê Quốc Tuấn:
(2) http://www.abc.net.au/…/phillip-adams-vietnam-celeb…/6742830
(3) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/864631136905402?fref=nf
Bản dịch bài báo trên ABC của Lê Quốc Tuấn:
6 giờ sáng, cả thành phố hầu như trong tình trạng nội bất xuất ngoại bất nhập phía dưới toà nhà bằng đá chứa thi thể Hồ Chí Minh dáng lù lù đe doạ tại Quảng trường Ba Đình nơi ông tuyên bố một nước Việt Nam độc lập vào năm 1945.Tất nhiên, nói độc lập như thế là cực kỳ lạc quan. Bởi vì Việt Nam sẽ không đạt được tự do đích thực, trừ khi, tính đến những thời điểm rất gần đây, chế độ hiện hành có thể được mô tả là một chế độ tự do. Kể từ ngày tuyên bố độc lập ấy, hết đợt này đến đợt khác của những cuộc chiến tranh xâm lược đã diễn ra. Hôm nay, người dân ăn mừng chiến thắng của mình.
Nhiều tháng trời diễn tập đã mang lại những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay, và các chi phí tốn kém chắc chắn phải khiến có người lo ngại về ngân sách. Chúng tôi đã được thầm mách bảo cho biết rằng khi nhìn thấy đội dân tộc thiểu số, một trong 54 sắc dân như thế ở Việt Nam, diễn hành trong trang phục màu sắc đa dạng của họ, sự thực chỉ là những người dân địa phương Hà Nội, đóng bộ lên mà thôi. Hoá ra, ngay cả trong dịp trọng đại này, cũng phải xem lại cách chi tiền của chính phủ.
Hiện chúng tôi đang dồn trong khu vực của các nhà báo, nhìn sự kiện trước mặt qua các chân máy quay phim chụp ảnh. Không nhiều người nước ngoài lắm. Có một đoàn quay phim từ NHK bên cạnh chúng tôi, và tất cả mọi người đang chụp ảnh tôi khi tôi tường thuật, đại đa số phóng viên truyền thông chung quanh là người địa phương đó một bài phát biểu điển hình nói về cuộc đấu tranh lâu dài dành độc lập, tự do từ nước ngoài và các tầng lớp phong kiến, và một biểu hiện lạc quan lớn lao về văn hoá, chính trị. Và sẽ được bắt đầu bằng bài quốc ca, theo sau là 21 phát đại bác mà tôi phải đau khổ đứng chào.
Đó là một truyền thống của người
cộng sản. Tôi cho rằng hai sự kiện hoành tráng nhất trong những ngày này là các
lễ khai mạc thể thao Olympic và các cuộc diễu hành quân sự như thế này.
Tôi đã được cho biết là sẽ được xem một cuộc diễn hành kỷ niệm 70 năm thậm chí còn vĩ đại hơn cả Bắc Kinh, và dường như ở Bắc Triều Tiên thì cứ hai ngày lại có một cuộc diễn hành loại này. Nhưng không khí ở đây rất thoải mái; đó không khí hạnh phúc. Đông người lắm, nét mặt ai cũng ngời sáng vẻ vui sướng, chờ đợi cuộc diễu hành, không phải để sóng bước theo mà chỉ xem.
Người ta ước tính rằng có thể đến tám triệu người Việt thuộc về đồng phục của một tổ chức này hay tỗ chức khác. Thành thử không khó để tổ chức một cuộc diễn hành lớn, với số lượng quân đội, không quân, hải quân đông đảo, vì tất cả đều có số đông đáng kể.Nhưng cũng có những chiếc xe hoa, các nhóm cựu chiến binh, công nhân, nông dân, doanh nhân, người lao động, thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số (bằng những người dân địa phương đóng giả). Khi đi ngang qua các quan chức cấp cao, họ đều hô vang những âm thanh như “ho ho ho”.
Nhóm mà chúng tôi thực sự mong muốn được nhìn thấy là nhóm trí thức, nhưng chúng tôi đã không thể tìm thấy họ. Có lẽ họ đi lang thang lẫn lộn trong đám đông chăng ? Bạn biết những trí thức không chịu vào phép ra sao rồi – họ là những người khó có thể phối hợp với nhau.
Nếu muốn có những đại quân đoàn diễn hành, bạn có thể không qua mặt được Nuremburg. Hitler là một biên đạo múa tuyệt vời hoặc chắc chắn đã có những người vũ đạo giỏi – nhưng tất nhiên những cuộc diễu hành quân sự vĩ đại đạt đến sự tôn kính tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, nơi các quan chức đảng trong quá khứ, kể cả Stalin, có thể đứng trên đỉnh lăng mộ của Lenin để xem các tên lửa khổng lồ và Hồng quân diễn hành. Trong những năm qua, những người xung quanh Stalin, từng người một đã bị tẩy xóa, biến mất, thanh lọc, gửi đến các trại tập trung.Khôngcó cảm giác về một thảm kịch ấy ở đây. Đây là một nơi rất tự tin và thanh thản một cách hợp lý. Họ không đứng trên đỉnh lăng mộ của Hồ mà tụ tập ở bên dưới.
Hôm nào tôi sẽ đến thăm ông. Tôi lo là ông có thể không có trong thành phố vì cứ hai tháng mỗi năm, cơ thể của Hồ Chí Minh được đưa đến lăng mộ của Lenin: không phải là một chuyến thăm chính thức nhưng để ông có thể được chăm sóc bởi các tay ngâm dấm chuyên nghiệp. Tôi hy vọng họ sẽ làm một công việc tốt cho Hồ hơn là đã phục vụ cho Lenin, vì đã có một thời điểm rất nổi tiếng vào những năm 1920 khi mũi của Lenin bị rụng xuống. Tôi biết rằng cái xác Lenin mà họ kiểm tra hiện giờ gần như hoàn toàn bằng sáp, và tôi thật không muốn phải nghĩ rằng xác ướp Hồ đã chỉ trở thành một hình nộm của bà Tussaud.
Sẽ có những người dân địa phương xếp hàng dài đến thăm Hồ, và thái độ của họ đối với ông ta là vừa thương vừa oán ghét. Với người ưa thích, ông được cực kỳ ngưỡng mộ như một người chỉ huy, một lãnh tụ cách mạng. Với những người khác, có một số oán hận do ông từng cưỡng bức áp dụng các trang trại nông trường tập thể theo mô hình Mao Trạch Đông, người làm theo tấm gương của Stalin, khiến đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp ở Việt Nam. Nhưng nói chung, ngay những người phê bình ông Hồ cũng thừa nhận là ông ở trong một tình hình chính trị không thể làm theo ý mình.
Sự sùng bái cá nhân ở đây không giống như những gì xung quanh Lenin trong thời kỳ Xô viết, nơi bạn không thể đi bộ quá một sải mà không đụng ngay một bức tượng khổng lồ của Vladimir Illich, nơi mỗi tòa nhà có một hình nộm, mỗi đồng xu và tiền giấy toàn hình Lenin, Lenin và Lenin.
Ở đây, cho đến nay chúng tôi chỉ phát hiện ra hai bức tượng một ở Sài Gòn và một ở Hà Nội. Trong cuộc diễu hành hôm nay có vô số hình ảnh (ông Hồ), nhưng chỉ thực hiện trên những băng-rôn mỏng manh và sẽ được cất đi cho các dịp lễ tiếp theo. Vì vậy, dấu ấn của Hồ không phải là áp chế lắm.
Mục đích của lễ kỷ niệm là để cho thấy sự thống nhất, để chứng minh rằng cái xã hội rất phức tạp này với các dân tộc thiểu số và những khác biệt trong khu vực thực tế hiện nay là một quốc gia thống nhất. Vì mục đích ấy, không chỉ những ai thuộc về một lực lượng vũ trang, bất cứ ai có một bộ đồng phục đều được khuyến khích tham gia diễn hành. Chúng tôi đã rất ấn tượng chẳng hạn như với cuộc diễn hành của các đội cứu hỏa.
Tôi tự hỏi liệu có sẽ thấy một phản đề của những bộ đồng phục – màu đen đơn giản nổi tiếng từng được những người Việt Cộng mặc trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Và rồi, cuối cùng đã có xuất hiện những bộ đồ ngủ màu đen. Nhưng lại không đại diện cho VC, mà đại diện cho người nông dân. Và điều đó nhắc nhở chúng ta rằng cơ sở của một cuộc chiến tranh du kích là những người lính từ tập thể nhà nông và đã từng khiến một quân đội có tổ chức gần như không thể đánh bại được họ.
Bài phát biểu của chủ tịch nước là một nỗ lực lập lại nguyên văn những cụm từ chuẩn mực, nhắc đến các anh hùng dân tộc, nhưng cũng có một chút công bằng của sự tự phê bình, rằng vẫn còn tham nhũng và thiếu đạo đức trong các thành viên hàng đầu của đảng. Vì vậy, chủ tịch nói về sự cần thiết phải liên tục đổi mới và tái tạo sinh khí cho đảng. Tôi hy vọng điều đó không dẫn họ đến việc sao chép cách mạng.
Tôi đã không thể không tự hỏi tướng Giáp sẽ cảm nhận ra sao được khi biết được rằng thành phố mà ông đã chiến đấu để dành được, hiện đã bị một viên đại tá cấp dưới từ miền nam nước Mỹ, Đại tá Sanders KFC (Gà chiên Kentucky) chiếm đoạt mất: một trong rất nhiều biểu tượng của nên kinh tế hỗn hợp, của thực tế rằng nơi đây bây giờ, giống như nhiều nơi của Trung Quốc, là một sự pha trộn của thị trường tự do và trung ương kiểm soát.
Không phải ai cũng xem diễn hành, một tỷ lệ lớn dân số vẫn buôn bán nơi các cửa hàng của họ, hay trên những quầy hàng nhỏ bé trên đường phố, hoặc chỉ đơn giản là đi mua sắm. Tôi có một cảm giác rằng nhiều người trong số họ đã chứng kiến quá nhiều những cuộc diễn hành như thế trong đời mình và đã dành thời gian của mình cho những cái gì hay hơn.
Tóm lại, nếu bạn gom tất cả các cuộc tuần hành và đám rước ở Úc, gom tất cả những người đã tham gia vào Mardi Gras ở đường Oxford hoặc Moomba ở Melbourne, hoặc những đám đông tham dự Thế vận hội Sydney, hay những đám đông vui mừng sau một trận đấu bóng đá, bạn sẽ vẫn không có được một sự kiện quy mô mà tôi vừa chứng kiến.
Hôm nay là một ngày nóng ẩm tiêu biểu trong năm, người diễn hành mệt mỏi kiệt sức, ướt đẫm mồ hôi dưới các trang phục rực rỡ của mình – còn người đứng xem thì cũng hết hơi mệt xỉu.
Tôi đã được cho biết là sẽ được xem một cuộc diễn hành kỷ niệm 70 năm thậm chí còn vĩ đại hơn cả Bắc Kinh, và dường như ở Bắc Triều Tiên thì cứ hai ngày lại có một cuộc diễn hành loại này. Nhưng không khí ở đây rất thoải mái; đó không khí hạnh phúc. Đông người lắm, nét mặt ai cũng ngời sáng vẻ vui sướng, chờ đợi cuộc diễu hành, không phải để sóng bước theo mà chỉ xem.
Người ta ước tính rằng có thể đến tám triệu người Việt thuộc về đồng phục của một tổ chức này hay tỗ chức khác. Thành thử không khó để tổ chức một cuộc diễn hành lớn, với số lượng quân đội, không quân, hải quân đông đảo, vì tất cả đều có số đông đáng kể.Nhưng cũng có những chiếc xe hoa, các nhóm cựu chiến binh, công nhân, nông dân, doanh nhân, người lao động, thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số (bằng những người dân địa phương đóng giả). Khi đi ngang qua các quan chức cấp cao, họ đều hô vang những âm thanh như “ho ho ho”.
Nhóm mà chúng tôi thực sự mong muốn được nhìn thấy là nhóm trí thức, nhưng chúng tôi đã không thể tìm thấy họ. Có lẽ họ đi lang thang lẫn lộn trong đám đông chăng ? Bạn biết những trí thức không chịu vào phép ra sao rồi – họ là những người khó có thể phối hợp với nhau.
Nếu muốn có những đại quân đoàn diễn hành, bạn có thể không qua mặt được Nuremburg. Hitler là một biên đạo múa tuyệt vời hoặc chắc chắn đã có những người vũ đạo giỏi – nhưng tất nhiên những cuộc diễu hành quân sự vĩ đại đạt đến sự tôn kính tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, nơi các quan chức đảng trong quá khứ, kể cả Stalin, có thể đứng trên đỉnh lăng mộ của Lenin để xem các tên lửa khổng lồ và Hồng quân diễn hành. Trong những năm qua, những người xung quanh Stalin, từng người một đã bị tẩy xóa, biến mất, thanh lọc, gửi đến các trại tập trung.Khôngcó cảm giác về một thảm kịch ấy ở đây. Đây là một nơi rất tự tin và thanh thản một cách hợp lý. Họ không đứng trên đỉnh lăng mộ của Hồ mà tụ tập ở bên dưới.
Hôm nào tôi sẽ đến thăm ông. Tôi lo là ông có thể không có trong thành phố vì cứ hai tháng mỗi năm, cơ thể của Hồ Chí Minh được đưa đến lăng mộ của Lenin: không phải là một chuyến thăm chính thức nhưng để ông có thể được chăm sóc bởi các tay ngâm dấm chuyên nghiệp. Tôi hy vọng họ sẽ làm một công việc tốt cho Hồ hơn là đã phục vụ cho Lenin, vì đã có một thời điểm rất nổi tiếng vào những năm 1920 khi mũi của Lenin bị rụng xuống. Tôi biết rằng cái xác Lenin mà họ kiểm tra hiện giờ gần như hoàn toàn bằng sáp, và tôi thật không muốn phải nghĩ rằng xác ướp Hồ đã chỉ trở thành một hình nộm của bà Tussaud.
Sẽ có những người dân địa phương xếp hàng dài đến thăm Hồ, và thái độ của họ đối với ông ta là vừa thương vừa oán ghét. Với người ưa thích, ông được cực kỳ ngưỡng mộ như một người chỉ huy, một lãnh tụ cách mạng. Với những người khác, có một số oán hận do ông từng cưỡng bức áp dụng các trang trại nông trường tập thể theo mô hình Mao Trạch Đông, người làm theo tấm gương của Stalin, khiến đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp ở Việt Nam. Nhưng nói chung, ngay những người phê bình ông Hồ cũng thừa nhận là ông ở trong một tình hình chính trị không thể làm theo ý mình.
Sự sùng bái cá nhân ở đây không giống như những gì xung quanh Lenin trong thời kỳ Xô viết, nơi bạn không thể đi bộ quá một sải mà không đụng ngay một bức tượng khổng lồ của Vladimir Illich, nơi mỗi tòa nhà có một hình nộm, mỗi đồng xu và tiền giấy toàn hình Lenin, Lenin và Lenin.
Ở đây, cho đến nay chúng tôi chỉ phát hiện ra hai bức tượng một ở Sài Gòn và một ở Hà Nội. Trong cuộc diễu hành hôm nay có vô số hình ảnh (ông Hồ), nhưng chỉ thực hiện trên những băng-rôn mỏng manh và sẽ được cất đi cho các dịp lễ tiếp theo. Vì vậy, dấu ấn của Hồ không phải là áp chế lắm.
Mục đích của lễ kỷ niệm là để cho thấy sự thống nhất, để chứng minh rằng cái xã hội rất phức tạp này với các dân tộc thiểu số và những khác biệt trong khu vực thực tế hiện nay là một quốc gia thống nhất. Vì mục đích ấy, không chỉ những ai thuộc về một lực lượng vũ trang, bất cứ ai có một bộ đồng phục đều được khuyến khích tham gia diễn hành. Chúng tôi đã rất ấn tượng chẳng hạn như với cuộc diễn hành của các đội cứu hỏa.
Tôi tự hỏi liệu có sẽ thấy một phản đề của những bộ đồng phục – màu đen đơn giản nổi tiếng từng được những người Việt Cộng mặc trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Và rồi, cuối cùng đã có xuất hiện những bộ đồ ngủ màu đen. Nhưng lại không đại diện cho VC, mà đại diện cho người nông dân. Và điều đó nhắc nhở chúng ta rằng cơ sở của một cuộc chiến tranh du kích là những người lính từ tập thể nhà nông và đã từng khiến một quân đội có tổ chức gần như không thể đánh bại được họ.
Bài phát biểu của chủ tịch nước là một nỗ lực lập lại nguyên văn những cụm từ chuẩn mực, nhắc đến các anh hùng dân tộc, nhưng cũng có một chút công bằng của sự tự phê bình, rằng vẫn còn tham nhũng và thiếu đạo đức trong các thành viên hàng đầu của đảng. Vì vậy, chủ tịch nói về sự cần thiết phải liên tục đổi mới và tái tạo sinh khí cho đảng. Tôi hy vọng điều đó không dẫn họ đến việc sao chép cách mạng.
Tôi đã không thể không tự hỏi tướng Giáp sẽ cảm nhận ra sao được khi biết được rằng thành phố mà ông đã chiến đấu để dành được, hiện đã bị một viên đại tá cấp dưới từ miền nam nước Mỹ, Đại tá Sanders KFC (Gà chiên Kentucky) chiếm đoạt mất: một trong rất nhiều biểu tượng của nên kinh tế hỗn hợp, của thực tế rằng nơi đây bây giờ, giống như nhiều nơi của Trung Quốc, là một sự pha trộn của thị trường tự do và trung ương kiểm soát.
Không phải ai cũng xem diễn hành, một tỷ lệ lớn dân số vẫn buôn bán nơi các cửa hàng của họ, hay trên những quầy hàng nhỏ bé trên đường phố, hoặc chỉ đơn giản là đi mua sắm. Tôi có một cảm giác rằng nhiều người trong số họ đã chứng kiến quá nhiều những cuộc diễn hành như thế trong đời mình và đã dành thời gian của mình cho những cái gì hay hơn.
Tóm lại, nếu bạn gom tất cả các cuộc tuần hành và đám rước ở Úc, gom tất cả những người đã tham gia vào Mardi Gras ở đường Oxford hoặc Moomba ở Melbourne, hoặc những đám đông tham dự Thế vận hội Sydney, hay những đám đông vui mừng sau một trận đấu bóng đá, bạn sẽ vẫn không có được một sự kiện quy mô mà tôi vừa chứng kiến.
Hôm nay là một ngày nóng ẩm tiêu biểu trong năm, người diễn hành mệt mỏi kiệt sức, ướt đẫm mồ hôi dưới các trang phục rực rỡ của mình – còn người đứng xem thì cũng hết hơi mệt xỉu.
6 nhận xét:
Không phải chỉ có các chế độ CS ham phô trương hình thức bằng các cuộc
"biểu dương lực lượng" hoành tráng, mà nói chung, các chế độ độc tài
đều làm như vậy. Ví dụ như Đức Quốc xã, Triều Tiên, Trung Quốc, Saddam Hussein,
Muamar Qaddafi... Độc tài thường làm như vậy để vừa khoe khoang, vừa dọa nạt,
nhằm trụ vững sự độc quyền của mình.
Các chế độ độc tài làm được như vậy, bởi mọi quyền hành đều trong tay kẻ độc tài. Ngân sách nhà nước không do quốc hội quản lý thu chi, mà do "chính phủ" quyết định. Bởi thế mới có chuyện chi văng mạng miễn sao "thật hoành tráng". Còn trong các chế độ dân chủ, không có QH nào chuẩn chi cho những chuyện phô trương hình thức tốn kém, mặc dù ngân sách của họ thừa sức làm to ngất trời!
Chúng ta đã chứng kiến sự hoành tráng của Olimpic Maskva 1980, rồi Olimpic Bắc Kinh 2008. Đã từng thấy diễu binh "khủng" tại Bình Nhưỡng trong khi hàng triệu dân đói kém...
Các chế độ độc tài làm được như vậy, bởi mọi quyền hành đều trong tay kẻ độc tài. Ngân sách nhà nước không do quốc hội quản lý thu chi, mà do "chính phủ" quyết định. Bởi thế mới có chuyện chi văng mạng miễn sao "thật hoành tráng". Còn trong các chế độ dân chủ, không có QH nào chuẩn chi cho những chuyện phô trương hình thức tốn kém, mặc dù ngân sách của họ thừa sức làm to ngất trời!
Chúng ta đã chứng kiến sự hoành tráng của Olimpic Maskva 1980, rồi Olimpic Bắc Kinh 2008. Đã từng thấy diễu binh "khủng" tại Bình Nhưỡng trong khi hàng triệu dân đói kém...
Chủ nghĩa hình thức ngấm sau vào tư duy cùa những người lãnh đạo Việt Nam
.Sự phô diễn này rất giống như ờ Triều Tiên,Trung Quốc ,Nga...Ngân sách phải
chi rất lớn cho hoạt động này.Tất cả lấy từ thuế của người dân Việt Nam.Sức
mạnh của dân tộc chúng ta là sự đoàn kết nhất trí trong công cuộc trấn hưng đất
nước .
Các Cụ đã bình rất sâu sắc,tôi chỉ xin góp thêm ý này. Cuộc
diễu binh diều hành năm nay cố làm cho to cho đẹp mong gây được ấn
tượng mạnh, nhưng sao tôi không thấy người đi diễu hành vui tươi hồ hởi
phấn chấn như hồi năm 45 và 54? Xem lại những thước phim hồi ấy, dù
tổ chức còn sơ sài, quần áo giản dị, hàng ngũ có phần lộn xộn
nhưng mọi người vui lắm,nụ cười luôn rạng ngời trên khuôn mặt. Khi đi
qua lễ đài, họ nhìn lên chào HCT và ban lãn đạo với ánh mắt thân
thương,gần gũi quí mến lắm... Còn bây giờ chỉ thấy nghiêm trang quá,
cương cứng quá,rất đẹp bên ngoài nhưng bên trong khô lạnh? Vì sao? Phải
chăng "lòng dân không thuận"?
Xin thưa với cụ kyvi: Tôi và nhiều người cũng có nhận xét như vậy. Còn Cụ
hỏi "Vì sao vì giăng", thì chính Cụ đã trả lời rồi.
Nếu chỉ để xem cho vui mắt, đẹp lòng thì tôi cho cũng không đạt. Ngày trước
ta háo hức xem duyệt binh, diễu binh là vì ta xem người thực-đồ thực. Bây giờ
cứ thấy giả giả sao đó ! Mà đi đứng cũng không đều bằng lính Nga, lính Tầu,
lính Bắc Hàn đi diễu binh, chưa nói vụ khoe vũ khủng . Về mặt nghề nghiệp ( Xin
lỗi, Mõ tôi từng ngồi xe ghi hình và truyền trực tiếp ít nhất 2 lần ở Ba Đình
HN), thì thấy các em bây giờ làm ẩu hơn chúng tôi ngày xưa. làm đen trắng
nhiều. Cụ thể, các em đạo diễn hình đã chêm vào giữa các đoạn diễu binh của mỗi
lực lương vũ trang 1 clip minh họa rất ẩu. Thí dụ đoạn nói về bộ đội đặc công,
giữa chừng chêm vào mấy hình có cái xe ca có vài người lộn xộn chả biết ta hay
nó, cướp bóc hay đánh nhau , hay làm cái giống gì ! Chưa kịp hiểu thì chuyển
sang cảnh mấy người ôm dù nhẩy ra khỏi máy bay đang bay. Đọan clip này một lúc
sau lại được dùng lại cho Binh chủng nhẩy dù ! Đoạn khoe Trường sĩ quan Không
quân hiện đại, đào tạo phi công cho cả bạn Miên, Lào thì minh họa mấy hình mấy
anh quay cái vòng tròn như thể trò chơi ngoài công viên ! Ngoại trừ đoạn về Hải
Quân là tương đồi tương xứng với lời thuyết minh hoành tráng,( Vì có cảnh tầu
ngầm Kilo mới mua của Nga về, còn lại toàn nói thì to bằng con voi mà hình ảnh
thì như con chuột nhắt ! Cũng bằng cách dùng hình ảnh minh họa như thế này, xem
Trung Quốc họ làm nghiên túc hơn ta làm nhiều lắm !
có môĩ khác trưóc quần áo mũ mảng xiêm áo lòe loẹt hơn ( cà hai làng lính)
,đi đứng hàng lối kém xa năm xưa
Quảng Cáo
Coi cũng đở đói!
RépondreSupprimer