(TBKTSG) - Thống kê từ dữ liệu ngân sách nhà nước trên cổng thông tin của Bộ Tài chính cho thấy chi cho các trung ương hội của tổ chức chính trị - xã hội, cũng như các trung ương hội khối các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã tăng gấp hơn 3 lần trong 10 năm qua, từ năm 2006 đến năm 2015. Nhưng đó chỉ là một phần của bức tranh.
Ngân sách hội - đoàn thể là con số
không nhỏ
Rất nhiều hội đặc thù, ở cả trung ương và địa phương cũng được ngân sách tài trợ một phần như Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Hội Đông y, Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi, Hội Người mù và rất nhiều các hội đoàn khác. Ảnh: vov.vn
Theo Dự toán chi ngân sách trung
ương năm 2016, tổng chi cho các cơ quan trung ương của sáu tổ chức chính
trị - xã hội tới 1.503,740 tỉ đồng, gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc
Việt Nam (92,435 tỉ đồng); Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
(551,505 tỉ đồng); Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (158,685 tỉ
đồng); Hội Nông dân Việt Nam (346,515 tỉ đồng); Hội Cựu chiến binh Việt Nam
(80,830 tỉ đồng); Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (273,770 tỉ đồng). Nếu
tính luôn cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì tổng
chi lên đến 1.615,710 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đây mới là phần thông
tin chi cho các hội - đoàn thể được công khai. Còn rất nhiều hội đặc thù, ở
cả trung ương và địa phương cũng được ngân sách tài trợ một phần, nhưng
chưa được công khai trong dữ liệu của Bộ Tài chính, từ Liên đoàn Bóng đá Việt
Nam đến Hội Đông y, Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi, Hội Người mù và rất
nhiều hội đoàn khác.
Một trong những nghiên cứu hiếm
hoi về ngân sách cho các hội - đoàn thể của Viện Nghiên cứu kinh tế và
chính sách (VEPR), ngân sách (ước tính) chi khoảng 14.000 tỉ đồng cho toàn
bộ khối này, tức là lớn hơn dự toán ngân sách năm 2016 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (khoảng 11.000 tỉ đồng) - một bộ được coi là siêu
bộ, gần gấp đôi ngân sách của Bộ Giáo dục và Bộ Y tế, chỉ thua Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, và Bộ Tài Chính. Nghiên cứu này cũng ước tính, nếu
tính đủ cả chi phí kinh tế - xã hội, tức là gồm cả đất đai, nhà cửa, xe cộ
và các tài sản khác, chi phí toàn hệ thống của các tổ chức hội đoàn này
hàng năm dao động từ 45.600-68.100 tỉ đồng, tương đương 1-1,7% GDP.
Những
khó khăn gay gắt của ngân sách trong giai đoạn hiện nay chính là cơ hội
để Quốc hội và Chính phủ đánh giá lại và cải tổ hệ thống hội đoàn. Luật
về hội đã được đưa vào nghị trình xây dựng cần nắm bắt cơ hội này.
|
Hầu hết các hệ thống hội đoàn,
trong đó đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội, được tổ chức theo mô
hình hành chính, có biên chế, nhà cửa, trụ sở, xe cộ, với hệ thống tổ chức
và mô hình hoạt động hầu như không thay đổi từ thời bao cấp đến nay.
Mơ hồ cách thức phân bổ và hiệu quả
hoạt động
Phải bỏ ra chi phí khổng lồ như
vậy nhưng những người trong cuộc, tức là “cán bộ” của các hội, trong nhiều
phát biểu công khai đều “kêu” thiếu kinh phí cho hoạt động. Nhìn vào phân
bổ ngân sách chi tiết của các trung ương hội, có thể thấy chi thường xuyên,
tức chi cho lương bổng, chi phí hành chính trung bình chiếm khoảng 90% ngân
sách được hỗ trợ. Thế nên tình trạng phổ biến là chỉ có kinh phí nuôi bộ
máy, mà hầu như không còn kinh phí để làm việc. Các hội đoàn, mặc dù có
thành viên, nhưng hội phí thành viên đóng góp, cũng như huy động tài trợ từ
các nguồn phi ngân sách là hầu như không đáng kể. Trong khi đó, hiện nay
chưa có những tiêu chí rõ ràng cho việc phân bổ ngân sách tài trợ cho hoạt
động của các tổ chức này. Ngân sách, rốt cuộc, được phân theo kiểu cào
bằng, chứ không dựa trên kết quả hay đầu ra hoạt động cụ thể.
Một mặt khác, dù mang danh là các tổ chức quần
chúng, thành lập trên cơ sở tự nguyện cũng như phục vụ nhu cầu của các nhóm
cộng đồng, thực tế các tổ chức này còn hoạt động như những cánh tay nối dài
của Nhà nước, phục vụ cho “nhiệm vụ chính trị” của Nhà nước. Tổ chức theo
mô hình hành chính, mơ hồ trong chức năng, lại mang bản chất là những hội
độc quyền (trong mỗi lĩnh vực, trên mỗi địa bàn chỉ được phép thành lập một
hội) và dựa vào bao cấp nhà nước, khiến các hội đoàn, trong đó đặc biệt là
các hội đặc thù, khó có thể thực hiện được sứ mệnh thực sự của nó.
Bắt buộc cải cách hệ thống tổ chức
Những quan ngại về mô hình tổ
chức và hiệu quả hoạt động của các hội đoàn nhà nước đã được nêu lên trong
nhiều năm qua. Do đó, những khó khăn gay gắt của ngân sách trong giai đoạn
hiện nay chính là cơ hội để Quốc hội và Chính phủ mới được kiện toàn đánh giá
lại và cải tổ hệ thống hội đoàn.
Ngay từ những năm đầu thập niên
1990, khi góp ý cho Hiến pháp 1992, Giáo sư Phan Đình Diệu, và tiếp đó là
nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã đặt ra những yêu cầu xác đáng về chuyển các
hội đoàn thành những tổ chức tự nguyện, phục vụ nhu cầu của các nhóm cộng
đồng. Hội đoàn phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động,
bằng cách gây quỹ từ cộng đồng, tìm tài trợ, hội phí. Nhà nước có thể tài
trợ một phần kinh phí hoạt động, nhưng là tài trợ dựa trên các tiêu chí rõ
ràng và minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh và xét đến hiệu quả hoạt động của
từng hội đoàn cụ thể.
Sau ba thập kỷ tiến hành cải
cách mở cửa, những điểm mạnh và những khuyết tật của các thiết chế thị
trường và Nhà nước đồng thời được thể hiện. Nhà nước rõ ràng có những thất
bại của Nhà nước, và thị trường có những khuyết tật của thị trường. Hội
đoàn phải dựa trên các thiết chế tự quản, điều chỉnh bằng sự tự đồng thuận,
bằng các chuẩn mực và đạo đức, cho phép bổ khuyết cho những thất bại của
Nhà nước và thị trường. Xã hội công dân ở Việt Nam cần được tạo không gian
và môi trường để có thể phát triển, trưởng thành và đóng vai trò bệ đỡ như
mong đợi.
Quốc hội và Chính phủ khóa mới,
với Luật về hội đã được đưa vào nghị trình xây dựng cần nắm bắt cơ hội này.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire