Thiện Tùng
Theo
quan sát, chuyến thăm VN của tổng thống Mỹ Obama, ngoài đơn phương thông báo “bãi
bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam” thì không còn gì đáng
nói.
Sau khi hội đàm riêng chung gì đó,
ngày 23/5/2015, cùng với chủ tịch nước VN Trần Đại Quang ra trước báo giơi,
tổng thống Mỹ Obama tuyên bố: bãi bỏ lịnh
cấm vận vũ khí sát thương vô điều kiện đối với Việt Nam. Tuyên bố nầy khiến
cho những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ trong và ngoài nước Việt nam
bất ngờ và không vui.
Obama và Trần Đại Quang trong cuộc họp báo chung ngày 23/5/2016. (Ảnh: Reuters) |
Những người trong nước đấu tranh cho dân chủ tỏ ra thất vọng đã đành, ngay 2 ông giám đốc và phó giám đốc tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cũng quá đổi bất ngờ.
Ông John Sifton,
giám đốc đặc trách Châu Á của tổ chức nầy nói: “Trong nhiều năm qua chính phủ Mỹ luôn nói với chính phủ Việt Nam rằng
họ cần phải chứng tỏ có tiến bộ về hồ sơ nhân quyền nếu họ muốn được tưởng
thưởng bằng các mối quan hệ quân sự và kinh tế gần gũi hơn (xóa cấm vận vũ khí
và hiệp ước thương mại Thái Bình Dương -TPP). Thế nhưng hôm nay (23/5/2016),
tổng thống Mỹ Obama đã tưởng thưởng cho Việt Nam mặc dù chính phủ Việt Nam chưa
làm được gì để được thưởng như vậy: Việt nam chưa bãi bỏ bất cứ luật đàn áp
nào, chưa trả tự do cho một số lượng đáng kể tù nhân chính trị, và chưa đưa ra
bất kỳ cam kết quan trọng nào.”
Còn ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức này, nói: “Trong khi ông Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ
khí thì chính quyền Việt Nam bận bắt giữ ký giả Đoan Trang và các nhà hoạt động
nhân quyền và blogger khác ngoài đường phố và trong nhà họ. Trong một quyết định
bất ngờ, tổng thống Obama đã từ bỏ lợi thế còn lại của Hoa Kỳ để cải thiện nhân
quyền ở Việt Nam, và cơ bản không nhận được điều gì.”
Trong và sau khi tuyên bố “xóa cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt
Nam”, ông Obama không quên nhấn mạnh
3 nội dung:
-“...Tương
tự như mọi thỏa thuận trong lĩnh vực quốc phòng với tất cả các nước đồng minh
và đối tác của Hoa Kỳ, việc bán vũ khí của chúng tôi cần phải kèm theo các yêu
cầu nghiêm ngặt, bao gồm các yêu cầu liên quan đến vấn đề nhân quyền”.
-“...Mặc
dầu chúng ta đã đạt được những tiến bộ quan trọng như tôi vừa nêu trên, hai Chính
phủ vẫn phải tiếp tục giải quyết những điều bất đồng, trong đó có các vấn đề về
dân chủ và nhân quyền”.
-“Hoa
Kỳ không áp đặt thể chế Chính phủ của mình lên Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào
khác, tôn trọng độc lập toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Nhưng, chúng tôi cũng vẫn
sẽ tiếp tục lên tiếng về nhân quyền. Vì chúng tôi tin tưởng đó là quyền phổ
quát của toàn nhân loại. Đó là những quyền: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự
do tín ngưỡng, quyền tự do hội họp,...”. “ Việt Nam cần tôn trọng tự do ngôn
luận, báo chí, lập hội và biểu tình đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam. Việt
Nam không cần phải sợ việc nâng cao những quyền đó. Làm vậy sẽ giúp tăng cường
ổn định và không đe dọa đến quốc gia”.
Những nội dung phát
biểu trong và sau khi tuyên bố bãi bỏ lịnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt
Nam của tổng thống Mỹ Obama cho thấy: Quan hệ Việt – Mỹ về chính trị còn mặc cả
với nhau, lợi dụng nhau, có chăng chỉ nhích lên đôi chút về giao thương kinh tế.
Một số người thắc mắc, vui buốn trong việc Mỹ xóa cấm vận vũ khí đối với Việt
Nam, e rằng không đúng thực chất, hời hợt, nóng vội. Người viết xin nêu những
hiện tượng để cùng suy gẫm:
1/ Khi Tập Cận Bình đến
Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam phải ép dân cầm cờ 6 sao (1) ra nghinh đón. Ngoài
21 phát đại bác, giới lãnh đạo từ thấp đến cao “hai tay xoa tít, cái đít cong vòng, một báo cáo anh, hai báo cáo anh”
(cách nói của Trần Bạch Đằng). Có lẽ đón Tập Cận Bình là đón anh cả đỏ, là đồng
chí tốt như vàng phải đủ lễ nghi như thế.
2/ Vì sao tứ trụ triều
đình Việt Nam tỏ ra lạnh nhạt, trông có vẻ miễn cưỡng khi đón tiếpTổng thống Mỹ
Obama ? – Phải chăng khách là kẻ thù
truyền kiếp, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mời hoặc sợ phật lòng với giới lãnh đạo
Trung Quốc, nên lãnh đạo Việt Nam tiếp đón ông Obama với trạng thái, cử chỉ bất
đắc dĩ ?.
3/ Trước đây khi Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, dân Mỹ thờ ơ Việt kiều đả đảo; còn chính giới Mỹ thì, ngoài 21 phát
đạn bác, còn mời ông Trọng làm việc nơi cao sang nhứt (phòng Bầu Dục). Giờ đây,
khi Tổng thống Mỹ Obama sang Việt Nam, dân Việt Nam nói chung, không phân biệt ngày đêm, tìm mọi cách vượt
phải chướng ngại tiếp cận đoàn của ông Obama chỉ để hoan hô; còn chính giời Việt Nam cử vài ba thuộc hạ ra sân bay, với bó lá
nhiều hơn hoa tặng Tổng thống đại cường quốc Hoa kỳ Obama. Cấp cao chào đón chẳng
những không có bắn đại bác, mà tiếp riêng lẻ, đơn sơ, mặt lạnh như tiền – nhìn
vẻ mặt ông Chủ tịch Quang là đủ biết.
4/ Việt Nam định mua
vũ khí gì, Mỹ bán định bán thứ vũ khí gì đều chưa nói rõ. Vậy thì đâu có gì mới,
vẫn thuận mua vừa bán từng phần (từng mặt hàng) chớ đâu phải toàn phần (những
gì Mỹ có). Nếu Việt Nam còn vi phạm nhân quyền hay còn thân thiện với Trung Quốc
thì Mỹ chẳng dại khờ gì mà “nỏ thần vô ý trao tay giặc...”?. Vũ khí, phương tiện
chiến tranh tầm thường Việt Nam mua để làm gì ? Nếu Việt Nam muốn mua tàu ngầm
hạt nhân tàng hình hay máy bay không người lái chẳng hạn, Mỹ nói các thứ đó
chúng tôi sản xuất chỉ đủ xài rồi sao?.
5/ Việt Nam lấy tiền
đâu mua vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ ?. Nếu vét hồ bao mua thì thì nền kinh tế sẽ sụp
đổ ?. Mua để làm gì, có ai xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải mình đâu ngoài Trung quốc
?. chẳng lẽ mua để đánh người đồng chí “môi hở răng lạnh” của mình sao ?. Những
cái đã mua của Nga cũng chỉ để làm kiểng, làm động tác gia để tạm thời an dân
mà thôi.
6/ Nếu Mỹ thật sự bán, Việt Nam thật sự mua vũ khí và phương tiện
chiến tranh hiện đại của Mỹ để đối đầu với Trung Quốc thì, chưa có cái dại nào
hơn, một lần nữa Việt Nam bị sụp bẫy “Cò ngư tranh hùng ngư ông đắc lợi”, Mỹ sẽ
“tọa sơn quan hổ đấu” ?.
7/ Thay vì Việt Nam,
chỉ cần trang bị theo khả năng của mình, liên minh liên kết với Mỹ,với Asean tạo
thành sức mạnh tổng hợp để phòng vệ đất nước là an toàn nhứt. Chẳng phải Trung
Quốc đang áp dụng chính sách ngoại giao
song phương, tối kỵ đa phương đó sao ?.
8/ Tại sao Việt Nam
ta không “đầu tư” chừng 1 trung đoàn hay ít nhất 1 tiểu đoàn tinh nhuệ vào lực
lượng giữ gìn hòa bình thế giới, làm nhiệm vụ giúp người để khi cần người giúp
lại ta?
9/ Trong thời đại
ngày nay, Trung Quốc làm hùm làm hổ nhiều lắm chỉ để chiếm biển đảo nói chung,
nhứt là Biển Đông, chớ không dám ngang
nhiên đánh chiếm bất kỳ nước nào. Giữ Biển Đông là quyền lợi và nghĩa vụ của
nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đối với Việt Nam, đáng lo ngại nhứt là họ xâm
lược mềm như: mua chuộc lãnh đạo;
lũng đoạn về kinh tế; đầu độc văn
hóa; cài cấm người chiếm đất cho mắc
gốc rễ; khuyến khích nam lấy vợ người
bản xứ lai tạo giống dân mà họ thủ vai bên nội (đạo quân thứ 5); nắm các tử huyệt như ngăn chặn nước ở
thượng nguồn Mékong, tàn phá và gây ô nhiễm môi trường, nhứt là xả độc vào không
khí và nước như trường hợp Bauxite Tây nguyên và khu công nghiệp Vũng Áng chẳng
hạn. Họ dùng sức ép mọi mặt để buộc Việt Nam từng bước từ lệ thuộc dẫn đến phụ
thuộc vào Trung Quốc theo nội dung mật nghị Thành Đô năm 1990 do Tổng Linh dẫn đầu.
Đáng lo là vận nước, vận dân đang rơi vào tình thế
cấp bách. Nhưng điều đáng mừng là dân đã
bắt đầu thức tĩnh, nhất là lớp trẻ. Qua việc Formosa xả độc, qua việc bầu cử
không dân chủ và qua việc đón tiếp Tổng thống Mỹ Obama cho thấy: dân bắt đầu
ngã về phương Tây, muốn thoát Trung, bớt sợ hãi, đang đấu tranh đòi dân quyền,
dân chủ, dân sinh. Chính nghĩa ngày một thuộc về nhân dân. Phái độc tài bảo thủ
thân Trung Quốc từng bước bị cô lập, họ đang phải chọn một trong hai con đường
đứng về phía dân hay tiếp tục ngã theo Trung Quốc. Tất yếu lịch sử: đứng về
phía dân thì tồn, mãi quốc cầu vinh là vong – nếu muốn khỏi vong mạng phải lập tức vong quốc như Tổng thống
Yanukovich ở Ukraine.
25/5/2016
T.T
--------------
(1)
Cờ Trung Quốc hiện
tại có 5 sao biểu hiện 5 sắc tộc: Sao lớn là Hán, 4 sao nhỏ là Tạng, Hồi, Mông,
Mãn – 6 sao là sao cờ Việt Nam sang “tập sự”bên cờ Trung Quốc để chuẩn bị nhập
Trung.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire