Trương Khắc Trà
(GDVN) - Đối với trộm cắp vặt thì chúng quẳng con dao,
đem bán hoặc cầm cố tài sản, còn với những kẻ cắp đội lốt “quan phụ mẫu” thì họ
“rửa ghế” để tẩu tán sai phạm.
Khoa học hình sự dùng thuật ngữ “rửa tiền” để mô tả
những hoạt động được tiến hành nhằm cố ý hợp thức hóa những khoản tiền, tài sản
có nguồn gốc từ các hành vi phạm tội.
Rửa tiền (Ảnh: infonet.vn). |
Theo các sử gia, thương nhân Trung Hoa đã biết đến thủ
thuật “rửa tiền” hơn ba ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình.
Tuy nhiên, hoạt động này đã bùng nổ với toàn cầu hóa,
gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các nước đang
phát triển hoặc chuyển tiếp.
Ngày nay, hoạt động “rửa tiền” còn mạnh bạo và phổ
biến hơn, giả dụ, một ông quan tham nhũng, đục khoét của công đem tiền mua biệt
thự, lâu đài, chi phí cho con cái học hành tận nước ngoài, hoặc mở những tài
khoản ngân hàng đứng tên người khác… đó chính là hoạt động “rửa tiền”.
Nói một cách ngắn gọn, lấy tiền của nhân dân rồi “phù
phép” thành của mình thì gọi là “rửa tiền”.
Nói về “rửa ghế”,
đây không phải là một động từ mà là một tính từ mô tả trạng thái, tính chất
của sự việc, đó là tình trạng “nhảy cóc” qua nhiều vị trí chức vụ khác nhau
nhưng khi gặp “trục trặc” ở khâu nào đó khiến cơ quan chức năng vào cuộc thì
sai phạm ở những chiếc “ghế cũ” mới lòi ra.
Hiện tượng này gieo vào suy nghĩ của nhiều người nghi
vấn: Phải chăng đã xuất hiện tình trạng “tẩu tán” sai phạm bằng cách nhảy lên
những vị trí chức vụ khác nhau?
Và ở chức vụ mới, “ghế mới” đương sự lại khoác tấm áo
mới bóng bẩy để tha hồ tung hoành ngang dọc, để rồi những sai phạm “lót đường”
trước đây sẽ tan tành theo năm tháng!?
Dĩ nhiên, những người thăng tiến bằng năng lực, trình
độ, dù nhanh đến mức nào thì không gọi là “nhảy ghế” hoặc “rửa ghế” theo nghĩa
bóng.
Vụ việc Trịnh Xuân Thanh vỡ
lở từ chiếc Lexus mang biển xanh làm “nhức mắt” thiên hạ, và kết quả là một đại
án tham nhũng kinh thiên động địa bị phanh phui cùng một loạt các tên tuổi có
“máu mặt”.
Một trong những diễn tiến của vụ án khiến dư luận đặc
biệt quan tâm là mặc dù ở chức vụ, cương vị nào ông Thanh cũng gây ra sai phạm,
thất thoát lớn nhưng sự nghiệp của ông ta không những không chùng lại mà càng
phất nhanh như diều gặp gió, “kinh” qua nhiều vị trí, đỉnh điểm là Phó Chủ tịch
tỉnh và trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XII.
Nếu không có cái “tuýt còi” kịp thời của Tổng Bí thư và
các cơ quan chuyên trách thì chắc giờ này ông ta vẫn chễm chệ ở phòng Diên Hồng
– đại diện cho nhân dân bàn quốc gia đại sự.
Dư luận chắc chưa quên cái nhà máy đầy tai tiếng, đó
là Xơ sợi Polyester Đình Vũ – Hải Phòng có vốn đầu tư hàng ngàn tỷ, làm tốn
không ít giấy mực của báo chí, bất kể làm ăn bết bát, thua lỗ chẳng khác nào
ném tiền qua cửa sổ, nhưng “tác giả” của “tác phẩm” này vẫn “thăng quan tiến
chức” đều đều.
Thậm chí coi thường kỷ cương, tự ý vắng mặt nhiều ngày
ở nơi làm việc không có lý do!?
Vì sao ông Duy vắng mặt bất thường?
Ai đã chống lưng cho nhân sự này có thể trụ lại lâu ở
vị trí cao như vậy? Dư luận thừa tinh tường để biết những “râu ria” liên quan
đến ngành dầu khí luôn là nơi rủng rỉnh tiền bạc.
Cụ thể, trong 2 năm sau khi rời khỏi chức vụ Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), để lại dự án Nhà máy Xơ
sợi Polyester Đình Vũ đối mặt thua lỗ nặng, 2.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu gần
như mất, ông Vũ Đình Duy được luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau với những
quyết định bổ nhiệm để lại nhiều điều tiếng. [1]
Người Việt có câu thành ngữ “cùng hội cùng thuyền”, có
phải vì sợ “chìm thuyền” sẽ chết cả lớn lẫn bé nên cố bưng bít, bao che cho
nhau, những “mắt xích” yếu nhất được vá víu bằng cách luân chuyển “đúng quy
trình”.
Đó là biểu hiện rõ ràng của lợi ích nhóm, chúng cấu
kết với nhau chống lại chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
gây mất đoàn kết nội bộ và tạo hình ảnh xấu đối với nhân dân.
Lại thêm một câu chuyện về nhân sự liên quan đến tỉnh
Hải Dương - trong khi sự việc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh này có 44 lãnh đạo trong tổng số
46 người đang được làm rõ, mà theo như giải thích của vị Giám đốc Sở này (đã
luân chuyển) bổ nhiệm như vậy là… vì nhân dân!?
Có vì nhân dân hay không thì phải đợi kết luận, nhưng
xem ra vị lãnh đạo này đã làm nhân dân… nóng đầu!
“Dính nhiều sai phạm vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo cơ
quan chống… tham nhũng” [2],
ông Vũ Quang Sang, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bình Giang, được bổ
nhiệm làm Phó Chánh Thanh tra tỉnh Hải Dương khiến nhiều người không khỏi ngạc
nhiên, bởi ông này đã từng dính sai phạm về tài chính cùng những sai phạm khác.
Theo đó, ông Sang có nhiều sai phạm trong công
tác giải phóng mặt bằng, tuyển dụng viên chức ngành giáo dục, bổ nhiệm nhân
sự… mà theo kết luận số 88-KL/UBKTT của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tỉnh Hải
Dương là “trái với quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng công
chức, viên chức”. [3]
|
Các tiêu chuẩn về bổ nhiệm, luân chuyển, đề bạt cán bộ
ở đươc quy định rất rõ trong Luật Cán bộ, Công chức và các Chỉ thị, Nghị quyết,
Thông tư dưới luật.
Với những tội trạng rõ như ban ngày thì những vị quan
trên có thể nhận 1 trong 4 hình thức kỷ luật, cộng với chủ nghĩa lý lịch nặng
nề như hiện nay thì đến đời con cháu chưa chắc đã “rửa sạch” chứ đừng nói là
nghiễm nhiên thăng chức và… tự nhiên sạch tội.
Năm 2014, có một sự việc liên quan đến nhân sự, tuy
cấp thấp nhưng nực cười và ngược đời không kém.
Đó là chuyện ông Nguyễn Hoàng Hải, Bí thư Đảng ủy xã
Chàng Sơn (Thạch Thất- Hà Nội), quyết định tuyển dụng Phí Đình Hưng, và Nguyễn
Văn Thiết, là hai trong số 3 tù nhân đang thụ án tù treo theo bản án số
58/2013/HSST vào làm việc tại Uỷ ban Nhân dân xã Chàng Sơn với các vị trí: Phí Đình Hưng làm
kế toán, Nguyễn Văn Thiết là tổ trưởng văn phòng. [4]
Sự việc chưa có tiền lệ này khiến ta lầm tưởng nó chỉ
xuất hiện đâu đó ở một thế giới khác chứ không phải Việt Nam, nơi muốn vào công
chức phải chứng minh được lý lịch “trong sáng” về chính trị, phẩm chất đạo đức
chuẩn mực chứ chẳng ai dám nghĩ tù nhân có thể “rửa sạch” tội trạng bằng cách
chuyển nghề làm… công chức!
Theo lẽ thường, mỗi khi cần trút bỏ tội trạng thì
đương sự phải tẩu tán sai phạm, đối với trộm cắp vặt “đầu trâu mặt ngựa” thì
chúng quẳng đi con dao, đem bán hoặc cầm cố tài sản, còn với những kẻ cắp đội
lốt “quan phụ mẫu” thì tìm cách “rửa ghế” để tẩu tán sai phạm?.
Tài liệu tham khảo:
[4]
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/thue-tu-nhan-lam-can-bo-va-chuyen-la-nuoc-viet-198079.html
Trương
Khắc Trà
Nguồn: Theo GDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire