* BÙI VĂN BỒNG
Mấy
ngày qua, cứ dân mạng và dư luận “dồn sức”, căng óc theo dõi vụ tranh chấp đất
đai, biểu tình đòi đất, đòi công bằng xã hội, đòi tự do dân chủ ở Mỹ Đức ( Hà
Tây, nay Hà Nội). Đối trận giữa người dân với công an nhiều khi gay gắt, căng
thẳng, phức tạp,..rất nguy hiểm. Nhìn lại từ vụ Tiên lãng (Cống Rộc), Hải
Phòng, và nhiều vụ khác, dư luận đang đắt ra dấu hỏi: “Công an nhân dân” hay là
“Công an công quyền”?...
Ngày 21/4/2012, Bộ
trưởng công an Trần Đại Quang (nay ở cương vị Chủ tịch nước), đã dự, phát biểu
tại lễ bế giảng lớp bồi dưỡng chức danh Giám đốc, Cục trưởng và tương đương
khóa 2 năm 2012 ở Học viện An ninh nhân dân đã đánh giá cao tinh thần
gương mẫu của các đồng chí tham gia lớp bồi dưỡng chức danh, thực hiện nghiêm
túc điều lệnh CAND, đảm bảo an ninh, trật tự tại các đơn vị, địa phương có hiệu
quả hơn, góp phần cùng toàn lực lượng tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong thực
hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự. Sau đó, ông đến dâng hương tưởng niệm,
tri ân đức Quốc Tổ đã có công khai thiên, lập quốc; đồng thời khẳng định lực
lượng CAND sẽ đoàn kết một lòng, mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ kính
yêu đã chọn, giữ vững thành quả mà cách mạng Việt Nam đã đạt được, góp phần làm
cho đất nước vững mạnh, trường tồn. Ông nhấn mạnh ý nghĩa của “Uống nước,
nhớ nguồn” đối với cán bộ, chiến sĩ công an.
Nhưng chỉ 3 ngày sau,
ngày 24/4, hàng trăm học viên trường cảnh sát được điều động đi trấn áp những
nông dân nghèo ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên). Chưa cần “nhớ
nguồn” nào xa xôi, chỉ cần nhớ đến công lao nhân dân đã vun đắp, xây dựng
nên truyền thống ngành công an, nhớ lời Bác Hồ dạy công an: “Đối với nhân
dân phải kính trọng, lễ phép”. Thế mà đã quên luôn rồi, thì còn nhớ được
“nguồn” nào nữa?
Điều đáng nói là,
không biết xuất phát từ động cơ gì và theo lệnh của ai mà trong vụ thu hồi đất
ở Văn Giang lại điều động những học viên đang học tập, rèn luyện trở thành
người sĩ quan công an chân chính, đi tham gia việc đánh đập, cưỡng bức nhân dân
để giúp việc thu hồi đất cho nhà đầu tư. Với cách rèn, dạy học viên như vậy,
khi tốt nghiệp phong cấp hàm ra trường, những sĩ quan công an trẻ đó sẽ làm
việc và đối xử với dân như thế nào? Tập cho công an biết ”thực hành” trấn áp
nhân dân à? Công an được giáo dục truyền thống “Vì nước quên thân, vì dân phục
vụ”. Thế nhưng, ngay từ khi những sĩ quan tương lai chưa rời ghế trường đào tạo
đã được điều động đi trấn áp dân lành, thì công an phục vụ ai, chuyên chính với
ai? Công an thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với nhân dân, không bị
địch lợi dụng, không bỏ sót tội phạm, không làm oan nguwoif ngay. Công an là
“thanh bảo kiếm trung thành bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ”, nhưng
từ nhiều năm qua, những việc làm qua tả, bạo hành, ngược đãi người dân, hống
hách, cửa quyền, làm mất tín nhiệm của nhân dân, ảnh hưởng uy tín lãnh đạo của
Đảng, không bảo vệ nhân dân, làm cho dân oán thán chế độ XHCN, vậy công an bảo
vệ ai? Làm việc vì cái gì? Việc học và làm theo 6 điều Bác dạy công an như thế
nào?
Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục, đào tạo, rèn luyện phẩm chất đạo đức,
quan điểm quần chúng cho lực lượng công an. Bác nói: “Công an là bạn dân, công
an của ta là công an nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà
làm việc. Mọi hoạt động của Công an nhân dân Việt Nam đều nhằm bảo vệ lợi ích
của nhân dân, một lòng một dạ vì nhân dân phục vụ, nhằm bảo vệ cuộc sống yên
vui và hạnh phúc của nhân dân. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ dừng
lại ở đó mà còn chỉ ra phương pháp công tác của công an nhân dân Việt Nam là
phải đi đúng đường lối quần chúng của Đảng; phải biết dựa vào dân, biến sức
mạnh của nhân dân thành sức mạnh của mình.
Để phát huy sức mạnh
của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự, lực lượng công an
phải “làm cho dân tin, dân yêu, dân ủng hộ”. Muốn vậy, công an phải thường
xuyên chỉnh đốn, xây dựng lực lượng thực sự trong sạch, vững mạnh; mỗi cán bộ,
chiến sĩ công an dù ở vị trí công tác nào cũng phải thường xuyên tu dưỡng, rèn
luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo 6 điều Bác Hồ dạy, gắn bó mật thiết với
nhân dân, nêu cao tinh thần, ý thức phục vụ nhân dân; kiên quyết đấu tranh
chống các biểu hiện hách dịch, sách nhiễu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.
Đầu năm 1950, khi cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp đang bước vào giai đoạn chuẩn bị tổng phản
công, trường Công an Trung ương được giao nhiệm vụ tăng cường công tác đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo Công an các tỉnh, thành phố, quận,
huyện từ miền Trung trở ra. Cũng chính tại đây, ngày 28/4/1950, từ khu ở và làm
việc, Bác Hồ đã đến thăm cán bộ học viên khoá 7của trường. Toàn thể cán
bộ, học viên vinh dự được nghe Bác giảng về đường lối, quan điểm cách mạng của
Đảng, phải biết thương yêu nhân dân, thực sự dựa vào dân, phai rtrowr thanh
fbanj tốt của dân, được nhân dân yêu mến, tin tưởng. Bác lấy trong túi áo một
lá thư của cụ già ở tỉnh Hà Nam gửi cho Bác, phàn nàn về việc làm của
một số cán bộ công an chưa thực sự coi trọng nhân dân. Bác đọc cho cả lớp nghe.
Sau đó Bác bảo: "Lần sau Bác đến thăm thì phải là một cái thư khen chứ
không phải thư chê". Ban lãnh đạo Nha, học viên, cán bộ chiến sĩ nhà
trường hứa với Bác sẽ cố gắng nỗ lực học tập rèn luyện bảo vệ thành quả cách
mạng và phục vụ kháng chiến thành công.
Thế nhưng, trong thực
tế hiện nay, công an đã tham gia rất nhiều vụ cưỡng chế, cưỡng bức, đánh đập,
trấn áp nhân dân, làm mất niềm tin của nhân dân đối với công an. Công an là bạn
dân, nhưng nay dân rất sợ công an. Vậy, công an phục vụ ai mà gần đây liên tiếp
xảy ra các vụ bạo lực với nhân dân đến mức “tiếng kêu dậy đất, oán ngờ lòa
mây”, vừa Tiên Lãng tai tiếng lai đến Văn Giang oán hờn, rồi nhiêu fvuj kinh
hoàng, phúc tạp khác, nay lại Đồng Tâm (Mỹ Đức – Nội)?!!
Nguồn: Theo Blog Bùi Văn Bồng
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire