Sự kiện sôi nổi nhất trong cuộc
Hội nghị Trung Ương 5 khóa XII vừa qua là xử vụ
án lớn Đinh La Thăng, từng làm thất thóat hàng nghìn tỷ đồng khi còn làm người đứng đầu quản lý ngành dầu khí.
Kết quả là ông Thăng bị đưa ra
khỏi Bộ Chính Trị. Chấm hết.
Không có bản khởi tố. Không có
bản luận tội. Không có bản trình bày của bị cáo. Không có một nhân chứng, vật chứng,
hồ sơ, tài liệu liên quan. Không có
luật sư, không có tranh biện. Không có kết luận, kể rõ những tội, chiếu theo đạo luật nào. Không có bản tuyên án.
Vì vậy, sau khi kết án xong,
nhiều vấn đề xuất hiện, to lớn hơn, quan trọng hơn chính vụ án.
Đó là : 200 vị trong Ban
Chấp hành TƯ có ai chất vấn gì về vụ án hay không ? có ai thắc mắc là việc xử cao hay thấp hay đúng
người, đúng tội ? có ai thắc mắc sao bị cáo vẫn còn ở trong Ban Chấp Hành
TƯ, lại còn là Phó Ban Kinh tế TƯ Đảng ? lại còn là Đại biểu Quốc Hội ? Sao cả gần 200 vị đều
như những chiếc robot vô hồn làm theo lệnh bấm nút của Tổng Bí Thư, ngoan ngõan, nhanh nhẩu giơ tay,
không một ai mở mồm có một ý kiến riêng.
Đây là vụ án về tội vô trách
nhiệm, làm thất thóat tài sản lớn, dính đến tham nhũng, vậy bị can đã tham nhũng
bao nhiêu, phải hòan bồi ra sao ? tài sản bị trưng thu trả lại công quỹ bao nhiêu ? Không ai
được biết. Một vụ án dang dở !
Vụ án thế là đã kết thúc hẳn
hay chưa ? Cũng là chuyện tù mù.Có
nhà bình luận phán đóan sẽ còn 4 bước dành cho bị cáo. Một bước là đưa ra khỏi Ban Chấp
Hành TƯ, đồng thời đưa ra khỏi Ban Kinh tế TƯ. Một bước nữa là đưa ra khỏi Quốc
Hội, để trở thành một công dân, rồi bị truy tố theo luật Nhà Nước. Rồi một bước
đưa ra một Tòa án, ví như Bạc Nhất Ba bên Tàu, có thể bị tử hình rồi hõan thi
hành án, coi như bị tù chung thân, và tài sản bị
xung công. Được như thế còn là hay, là tốt. Nhưng không ai biết sẽ ra sao ! Một nền tư pháp
u ám, mờ ảo.
Ông Tổng bí thư vừa cho biểu diễn một vụ xử án
độc đáo, nhanh chóng, êm đềm, thực thi một nền tư pháp Đảng trị không giống ai,
giơ cao đánh khẽ ; tự khoe là nghiêm minh, nhưng đầy những câu hỏi chưa được
ông giải đáp. Một mình ông, ông làm quan tòa, ông kể tội, ông kết luận,
ông tuyên án và buộc 200 vị giơ tay tán thành, thế là xong.
Chính ông Tổng Bí Thư từng kêu gọi đổi mới nền tư
pháp công bằng minh bạch,
thì nay ông xử một vụ án lớn
sau lưng ngành tư pháp, phớt lờ Viện
kiểm sát, phớt lờ Tòa án Tối cao, phớt lờ Hiến pháp, luật pháp. Ông là
Chúa Sơn Lâm !
Chợt nhớ đến câu nói của bà luật
gia Ngô Bá Thành khi là Đại biểu Quốc hội :
« Ta có cả một rừng luật,
nhưng lại xử theo luật Rừng ! ».
Tức là trong ngôi rừng Việt Nam, vị Chúa Sơn Lâm là kẻ cầm cân nảy mực, muốn trị
ai là trị, có tòan quyền sinh sát, muốn thịt ai là thịt, muốn cho sống
được sống, muốn bắt chết phải chết. Hiến pháp ư ? Luật hình sự ư ? Luật phòng chống tham nhũng ư ? một nền tư pháp công minh, bình đẳng cho mọi
người ? Ông Chúa Sơn Lâm Nguyễn Phú Trọng cóc cần. Vì ông có riêng một nền
dân chủ phát triển đặc biệt, « cao đến thế là cùng ! ».
Xin nhắc nhở vị Chúa Sơn Lâm rằng ông vừa kêu gọi ngành
tư pháp khẩn trương xử 12 vụ án lớn nhất.
Các vụ xử án tới sẽ gay go khó khăn vì các bị cáo
sẽ ghen tỵ với ông Đinh La
Thăng, họ chỉ mong Ngài Chúa Sơn Lâm cho họ hưởng kiểu xử án rất tài tử như Ngài đã làm mẫu ‘’ dơ cao,
đánh khẽ, cho hạ cánh êm ru, an tòan, còn được giữ
nguyên bổng lộc dồi dào cho các đời con cháu ».
Bùi Tín
Bùi Tín’sBlog
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire