Phạm Toàn
(GDVN) - Hãy
nghĩ lại! Hãy để các nhóm và cả các cá nhân tự do đóng góp để có thêm người lùn
cùng công kênh những người khổng lồ.
LTS: Nhà giáo Phạm
Toàn và nhóm Cánh Buồm gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết mới: Ý
kiến nhỏ về điều bất biến trong Tư duy Giáo dục.
Đây là toàn văn nội
dung bản tham luận thầy Toàn và Cánh Buồm gửi tới Hội thảo Giáo dục 2017 về chất
lượng giáo dục phổ thông, do thời gian hạn hẹp, các tác giả chỉ có
thể nêu vắn tắt.
Tòa soạn xin mời
quý bạn đọc theo dõi và trân trọng cảm ơn nhà giáo Phạm Toàn cùng nhóm Cánh
Buồm. Tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt.
Vấn đề
Chúng ta đang bàn bạc về sự nghiệp Giáo dục của Dân
tộc.
Chúng ta đang bàn bạc về công việc lớn lao này trong
nỗi lo lắng và tinh thần trách nhiệm.
Lo lắng và trách nhiệm đè nặng lên vai từng cá nhân có
mặt ở Hội thảo này, và chúng ta còn gánh nặng cả những nỗi ưu tư của biết bao
con người vắng mặt tại đây, trong đó có những nhà khoa học và có cả những phụ
huynh có con em đang đi học.
Và không chỉ có thế, vắng mặt hôm nay nhưng luôn luôn
có mặt, còn là tổ tiên chúng ta, những ân nhân đã giao lại đất nước này cho
chúng ta, và còn là cả những bé em sẽ ra đời trên mảnh đất thiêng liêng này,
những thế hệ của trăm năm, của nghìn năm sau.
Không ai buộc chúng ta phải lo lắng và phải có trách
nhiệm như vậy. Tự chúng ta từng người từng người mang nỗi lo và mang trách
nhiệm đó, đơn giản vậy thôi.
Chúng ta nhất trí trong nỗi lo và tinh thần trách
nhiệm.
Nhưng chúng ta lại rất khó nhất trí trong giải pháp
cứu nguy, chấn hung sự nghiệp Giáo dục của Dân tộc.
Và mối bất đồng to lớn nhất lại rơi vào một điều cốt
lõi của mọi điều cốt lõi: tư duy về Giáo dục.
Cái bất biến của
Giáo dục
Khi chúng ta tư duy để tìm cách cứu nguy nền Giáo dục
hiện thời, chúng ta luôn luôn đứng trước hai cách lựa chọn.
Lựa chọn thứ nhất là đi tìm một cái nút bấm mà nếu tác
động vào điều bất biến đó thì mọi việc sẽ hanh thông.
Lựa chọn thứ hai là sa đà vào những điều khả biến với
vẻ ngoài đầy hấp dẫn, nhưng sẽ làm ta rơi vào một cái bẫy mê hồn trận.
Lựa chọn thứ nhất dẫn nhà giáo dục (và các lực lượng
xã hội khác) đến với trẻ em – người học như một mục tiêu bất biến. Nó bất biến
vì nó nằm trong tầm tay xử trí của nhà giáo dục.
Lựa chọn thứ hai dẫn các nhà cải cách đến những vấn đề
thuộc thể chế, nằm ngoài tầm tay xử lý của nhà giáo dục.
Cả hai lựa chọn đều là hai cuộc đại phiêu lưu.
Không có lựa chọn nào dẫn đến thành công “thần tốc”
hết.
Nhưng lựa chọn thứ nhất sẽ tạo ra một sự thâm canh –
cũng hệt như thâm canh trong sản xuất nông nghiệp – trong khi chọn lựa thứ hai
cũng tương tự như đi tìm cách thay đổi chế độ tô thuế.
Có điều là “thâm canh” trong sự nghiệp Giáo dục sẽ tạo
ra một cái nền mầu mỡ, để một trăm năm nữa (có khi còn lâu hơn thế!) sẽ có
những sản phẩm mà những bậc thầy ngày hôm nay không sánh kịp.
Con hơn cha, trò hơn thầy, đó là mơ ước của công cuộc
thâm canh vào cái bất biến cần được tư duy đổi mới Giáo dục nhận ra ngay ngày
hôm nay: trẻ em.
Nghịch lý cõng
người khổng lồ
Nhà cải cách giáo
dục đúng sẽ thành công nếu trong tư duy giáo dục và dạy học họ luôn luôn
nghĩ rằng mình đang cõng trên vai những người khổng lồ.
Không nên quá kiêu ngạo để luôn luôn nghĩ mình mãi mãi
là Thầy – mãi mãi là người khổng lồ để các em đứng lên vai.
Ấy thế nhưng, ở nơi đây và vào lúc này, here and now, họ vẫn đang là
thầy!
Nghịch lý là ở chỗ đó.
Diễn đạt theo cách khác sẽ nói như sau: nhà cải cách giáo dục như những chú lùn có sứ mệnh tạo
ra những con người cao ráo hơn mình.
Khi chúng ta đang nhắc lại những khái niệm như tự do hoặc khai phóng, vô tình hay hữu ý,
ta đang thực hiện một phương thức bất biến chi phối công việc đào tạo những
người khổng lồ.
Vì thế, đừng có nghĩ nền Giáo dục được ta lên kế hoạch
chấn hưng sẽ đào tạo những học trò có vài ba năng lực nào đó cộng với dăm bẩy
giá trị nào đó rập theo tiêu chuẩn đang biến động của những chốn vu vơ nào đó!
Một cách khiêm nhường nhưng đủ tự tin như một nghịch
lý, chúng ta hãy tổ chức sự trưởng thành của cái đối tượng bất biến mà chúng ta
đang phục vụ qua việc vun trồng bằng chính bàn tay tầm thường của chúng ta ở
đây và ngay lúc này, here and now.
Mục tiêu tổ
chức sự trưởng thành của trẻ em, đến lượt nó, cũng
thành một điều bất biến
trong tư duy Giáo dục.
Không phải là tổ chức cuộc chạy đua học giỏi, mà tổ
chức sự trưởng thành về tâm hồn, về trí tuệ và về lối sống của một nhân cách
đúng nghĩa.
Những sản phẩm mang tầm vóc trưởng thành đó sẽ phải là
những con người có một năng lực bất biến – năng lực tự học – và tự học
để tự lập
thành người Việt Nam chính hiệu!
Lộ diện giải
pháp
Cuối cùng, “trăm dâu đổ đầu tằm”, dù chọn đi theo cách
tư duy nào và theo lý thuyết trời biển gì đi nữa thì cũng phải trình ra xã hội
bộ chương trình và bộ sách giáo khoa.
Đến lượt chúng,
những công cụ này cũng sẽ phải thể hiện một tầm tư duy giáo dục dựa trên
những điều bất biến.
|
Đặt câu hỏi đơn giản hơn: chương trình và sách giáo
khoa có tuổi thọ dài, thậm chí rất dài, hay là chúng cứ bị thay đổi luôn xoành
xoạch theo tuổi dời từng dự án?
Xin nói luôn để đỡ mất công chờ đợi: chương trình và
sách giáo khoa cũng phải bất biến.
Điều này hoàn toàn trái với nhiều phát ngôn đương thời
cho rằng sách giáo khoa “trên thế giới” (thế giới nào?) cũng chỉ có tuổi thọ
dăm bảy năm (?!).
Ta hãy cùng lý giải về tính bền vững của chương trình
giáo dục phổ thông và sách giáo khoa cho học sinh phổ thông. Chúng sẽ bền vững
và có tuổi thọ dài vì những lý do sau:
* Chúng thể hiện cách học của người học;
cách học thể hiện các thao
tác tư duy, là điều bất biến.
* Những vật
liệu dùng để tổ chức cách học của học sinh đều mang tính phổ thông
và do đó là bất biến.
* Sách giáo khoa phải giúp giáo viên dễ thực hiện
nhiệm vụ tổ chức việc học
của trẻ em – một định nghĩa khác về nghề “dạy học” xưa
nay.
Tư duy sáng sủa
Tư duy sáng sủa
Càng dấn thân vào sự nghiệp Giáo dục càng thấy mọi
chuyện không dễ dàng và càng không thể xong trong ngày một ngày hai.
Vì thế, việc tư duy về Giáo dục cần phải rất sáng sủa.
Không được lẫn lộn giữa khái niệm Chương trình tổng
thể với chỉ một việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa phổ thông.
Và ngay cả khi rút gọn việc viết sách giáo khoa như là
cốt lõi của cái tổng thể, thì cũng cần xử lý nghiêm cẩn.
Thời Khổng Tử, sách giáo khoa nằm trong tay vài ba ông
“Tử”, và thế là đủ.
Thời Pháp thuộc cũng còn đơn giản: những tên tuổi đọng
lại không nhiều, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Huy Lục, Đặng Đình Phúc,
Đỗ Thận, và Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Tố, cùng với Brachet, Don
Lafferranderie. Hết.
Sau năm 1945, cả ngành Giáo dục vẫn mới chỉ có một Ban
tu thư lèo tèo. Dẫu sao, các Ban tu thư thời đó đều có uy tín.
Ngày nay, chẳng có ai đủ uy tín để xử lý riêng một
khái niệm “tích hợp”.
Và ai có đủ uy tín để bảo đảm sách đang viết chưa
xong, có xong cũng chưa qua thực nghiệm … liệu có đủ độ tin cậy để được nghiệm
thu và đem dung theo lối cuốn chiếu?
Hãy nghĩ lại!
Hãy để các nhóm và cả các cá nhân tự do đóng góp để có
thêm người lùn cùng công kênh những người khổng lồ.
Hãy minh bạch các sản phẩm – mạng internet có sẵn đó
để mọi người lùn cùng bớt lùn.
Hãy tập sống dân chủ vì dân chủ cũng là cái bất biến
trong tư duy người, còn bao trùm lên cả tư duy Giáo dục nữa.
Hà nội, 14 tháng
9/2017
Phạm
Toàn
Nguồn: Theo GDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire