Xuân Dương:"Có thể thấy con số 8 triệu người mà ông Vương Đình Huệ
nêu thấp hơn nhiều so với con số mà các chuyên gia đề cập.
Cụ thể bà Phạm Chi Lan cho rằng cả nước có tới 11
triệu người hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách. [2]
Sự chênh lệch này cũng dễ hiểu vì ông Vương Đình Huệ
chưa đề cập đến một lực lượng đông đảo nhân sự hoạt động trong các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp được ngân sách tài trợ."
(GDVN) - Cái gì “của Xê Da hãy trả cho Xê Da”, cái gì của dân, của nước hãy trả cho dân, cho nước, đừng hy vọng đến hoàng hôn nhiệm kỳ sẽ lui về sân sau an hưởng...
Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa 12, Bộ Chính trị đã công bố
“Đề án một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và “Đề án đổi mới cơ
chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công
lập”.
Dễ nhận thấy tuy là hai đề án khác nhau song đều có
điểm chung, đó là vấn đề nhân sự.
Thống kê mà Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu trong
cuộc tiếp xúc cử tri hai huyện Hương Khê và Cẩm Xuyên được Baochinhphu.vn tường
thuật:
“Cả
nước có 8 triệu người, tương ứng 10% dân số hưởng lương từ ngân sách trong đó
có 600.000 công chức, 2,2 triệu viên chức giáo dục, 2,1 triệu cán bộ cấp xã và
hưởng phụ cấp từ ngân sách, 3 triệu người hưởng lương hưu và phụ cấp người có
công”. [1]
Có thể thấy con số 8 triệu người mà ông Vương Đình Huệ
nêu thấp hơn nhiều so với con số mà các chuyên gia đề cập.
Cụ thể bà Phạm Chi Lan cho rằng cả nước có tới 11
triệu người hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách. [2]
Sự chênh lệch này cũng dễ hiểu vì ông Vương Đình Huệ
chưa đề cập đến một lực lượng đông đảo nhân sự hoạt động trong các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp được ngân sách tài trợ.
Theo một nghiên cứu công bố năm 2016 được
Vietnamnet.vn trích dẫn, bên cạnh hệ thống cơ quan Đảng, Việt Nam có 6 tổ chức
chính trị - xã hội lớn là Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Hội
Nông dân và Hội Cựu chiến binh.
Cả 6 tổ chức này đều có quy mô từ trung ương xuống đến
xã, phường.
Bên cạnh đó còn có gần 30 hội nghề nghiệp đặc thù như
Hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật, Hội Nhà báo, Hội Liên hiệp văn học - nghệ
thuật,…
Chi phí cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã
hội và các hội đặc thù dao động trong khoảng từ 45,6 đến 68,1 nghìn tỷ
đồng, tương đương 1-1,7% GDP của cả nước, trong đó phần lấy từ ngân sách khoảng
14 nghìn tỷ. [2]
Người hương lương từ ngân sách nhiều nhưng đóng góp
của họ cho xã hội thế nào?
Vẫn theo ý kiến của ông Vương Đình Huệ, Việt Nam đang
“thừa cán bộ quản
lý, thiếu cán bộ khoa học có năng lực”.
Người viết cho rằng Việt Nam không chỉ thừa cán bộ
quản lý trong bộ máy công quyền mà còn thừa quá nhiều nhân sự tại các tổ chức
chính trị - xã hội và nghề nghiệp.
Khi doanh nghiệp S&H Vina Thạch Thành (Thanh Hoá)
đưa ra quy định “nhà có người chết
phải báo trước 3 ngày; tai nạn, ốm đau, bệnh tật hay đi đám hiếu, đám hỷ cũng
phải báo trước mấy ngày” thì tổ chức Công
đoàn Thanh Hóa ở đâu, tại sao chỉ khi 6.000 công nhân đình công phản đối
thì mới thấy xuất hiện đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa?
Phải chăng Công đoàn chỉ đại diện cho bộ phận thiểu số
công nhân trong doanh nghiệp nhà nước?
(Một nghiên cứu công bố năm 2014 cho thấy, tổng số
công nhân là 12,13 triệu người, số người làm việc trong các doanh nghiệp nhà
nước là 1,53 triệu, chiếm 12,7%. [3] )
Nguyên nhân nào khiến Việt Nam “thừa cán bộ quản lý, thiếu cán bộ khoa học có năng lực”?
Trả lời câu hỏi này chỉ có thể tìm hiểu qua cách thức
tuyển dụng cán bộ mà những người có trách nhiệm đã thực hiện.
Người có trách nhiệm cao nhất tại các địa phương là Bí
thư cấp ủy.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh trả lời báo chí việc con trai 30 tuổi được
bổ nhiệm làm Giám đốc sở như sau:
“Thời
điểm đó kinh tế thị trường khó khăn nên năm 2009, tôi chuyển hướng Bảo về làm
việc cho Nhà nước,…”. [4]
Chắc chắn vị nguyên Bí thư Tỉnh ủy không phải lỡ lời,
vậy nên có thể hiểu do con trai không thể “thích ứng” với “kinh tế thị trường”
nên ông nguyên Bí thư đã quyết định đưa con về làm công chức nhà nước.
Nói cách khác, theo suy nghĩ của vị nguyên Bí thư này,
cơ quan nhà nước được xem là nơi nương náu cho người thân không đủ năng lực tự
bươn chải, tự kiếm sống ngoài xã hội, trong “kinh tế thị trường có định hướng”
(chưa nói tự làm giàu cho bản thân).
Quan điểm của ông Lê Phước Thanh chưa thể nói là đại
diện cho “một bộ phận không nhỏ” đồng liêu, đồng cấp nếu không có thêm các dẫn
chứng khác.
|
Bà Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà đã bổ nhiệm em trai làm Giám đốc sở
khi người này chưa đủ tiêu chuẩn, thậm chí từng đánh bạc bị công an bắt quả
tang. [5]
Ông nguyên Bí thư tỉnh Hải Dương có con trai, con rể
“băng băng trên con đường quan lộ”. [6]
Báo Nld.com.vn ngày 17/9/2016 viết:
“Ngày
17/9, trao đổi với báo chí, ông Triệu Tài Vinh, Bí
thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang, thừa nhận một số mối quan hệ gia đình của ông với
lãnh đạo một số Sở, Ngành của tỉnh miền núi này như thông tin đã đưa trên mạng
xã hội.
Tuy nhiên, ông Vinh
khẳng định các chức vụ mà người thân ông được bổ nhiệm đều tuân thủ đúng quy
định của Đảng, Nhà nước”.
Có lẽ không cần kể thêm nữa vì quá nhiều vụ việc liên
quan đến “người nhà” lãnh đạo đã được truyền thông đăng tải.
Vậy câu nói của một vị lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh
“Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc” đúng mấy
phần và sai mấy phần?
Không thể đổ tất cả lỗi cho những “vua con” ở địa
phương bởi dù muốn hay không họ không thể bỏ qua các quy định vốn được gọi dưới
cái tên khác là “quy trình”.
Chắc chắn “quy trình” mà địa phương đặt ra không thể
phủ định “quy trình” do Trung ương ban hành.
Cái “lưới” quy trình sở dĩ không ngăn được những “bàn
tay nhúng chàm” xuyên thủng phải chăng xuất phát từ thực tế: “Người ta lớn chỉ
vì ngươi cúi xuống”?
Nếu cấp trên không “cúi xuống” liệu các “vua con” có
thể “lớn” lên?
Bên cạnh “quy trình”, còn một nguyên nhân khiến đất
nước “thừa cán bộ quản lý” như ý kiến của một vị đại tá được Vov.vn trích dẫn:
“Bởi
thực tế, bộ máy của Đảng và nhà nước ta rất cồng kềnh.
Đảng có Ban, Ngành
nào thì Nhà nước có Ban ngành đó, như thế không cần thiết.
Do đó, Đảng cần
tinh giản và gọn nhẹ để tập trung trí tuệ giúp cho Đảng có tầm nhìn bao quát và
có khả năng chỉ đạo vĩ mô.
Nếu bộ máy cồng
kềnh sẽ không chọn được người tài để tập trung xử lý công việc”.
[7]
Nói như trên có thể chưa rõ, muốn rõ ràng, cụ thể có
lẽ nên nói thế này: Đảng có Ban, Ngành nào thì Chính phủ, Quốc hội cũng có Ban,
Ngành đó, gần như Nhà nước tồn tại đồng thời ba bộ máy quyền lực.
Với quyết định kết thúc hoạt động của ba Ban Chỉ đạo
Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và sắp tới có thể là sáp nhận một số Ban Đảng
với các cơ quan bên Chính phủ, việc loại bỏ những nhân vật yếu kém năng lực, tư
cách trong Đảng sẽ là động lực thúc đẩy quá trình loại bỏ khỏi bộ máy nhà nước
các “hạt giống đỏ” được gieo một cách vội vã như điều đã xảy ra tại Hậu Giang,
Đà Nẵng,…
Tính đến ngày 19/4/2017, cả nước có 713 đơn
vị hành chính cấp huyện (gồm: 68 thành phố trực thuộc tỉnh, 50 thị xã, 49 quận
và 546 huyện).
Chỉ cần việc nhất thể hóa chức vụ Bí thư và Chủ tịch
thực hiện đại trà ở cấp quận, huyện, cả nước sẽ bớt được số tiền nhiều tỷ đồng
chi cho lương lãnh đạo, lái xe và các khoản phục vụ khác.
Nếu có thể chuyển các trung tâm chính trị cấp huyện
thành trường phổ thông, cả nước sẽ có thêm khoảng 700 trường mà không tốn nhiều
kinh phí xây dựng.
Cũng như ngành Giáo dục tiến tới bỏ hệ Cao đẳng Sư phạm, đã là giáo viên phải tốt nghiệp đại
học, chúng ta có nên yêu cầu đã là lãnh đạo Đảng phải tốt nghiệp lý luận chính
trị trung - cao cấp hệ chính quy?
Vấn đề là tại sao từ trước đến nay chúng ta không làm
được chuyện này?
Câu trả lời nằm ở năng lực người đứng đầu.
Ban hành chủ trương, đường lối do tập thể cấp ủy thảo
luận, thống nhất, trong khi chỉ đạo điều hành nếu có lỗi thì quy cho người đứng
đầu bên chính quyền.
Vậy nên tâm lý không muốn “ôm rơm” không phải là không
tồn tại.
Năng lực kém có một phần nguyên nhân do một bộ phận
khá lớn cán bộ cấp xã, huyện (không loại trừ cả cấp tỉnh) không được đào tạo
chính quy, kể cả các chương trình bắt buộc với cán bộ nguồn về trình độ chính
trị sơ, trung, cao cấp.
Đã có một “Làn sóng tẩy chay hệ đại học tại chức” như
tại các tỉnh Quảng Nam, Hà Nam, Nam Định, Đà Nẵng, Quảng Bình… và đó không chỉ
là lỗi của người học mà còn của ngành Giáo dục.
Năng lực kém nên không dám nhận trọng trách vừa chỉ
đạo đường lối, vừa điều hành thực hiện tức vừa làm Bí thư, vừa làm Chủ tịch.
Do hạn chế năng lực, do sợ trách nhiệm nên hệ quả là
phải có nhiều cấp phó để làm thay cấp trưởng, biểu hiện rõ nhất là cấp trưởng
thường đẩy cho cấp phó họp báo, trả lời phỏng vấn,…
Sau Hội nghị Trung ương 6 khóa 12, nhiều ý kiến vui
mừng, hoan nghênh việc “lò đã nóng và củi tươi đã cháy”.
Thực ra đó chính là chuyện buồn nhất, bởi như Tổng Bí
thư Nguyễn Phú trọng đã nói: “Kỷ luật cán bộ rất đau xót, nhưng phải
làm”.
“Củi khô, củi vừa vừa” khi biến thành hàng rào, nhất
là khi biến thành gậy (chống lưng) bị đốt là chuyện bình thường, buộc phải đốt
“củi tươi” thực sự là điều cần suy nghĩ.
Trong Di chúc, Hồ Chủ tịch nhắc nhở: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Vậy những “gốc cây, thân cây” chứa đầy “sâu” bên trong
nhưng lại chưa bị biến thành “củi” có lỗi gì không khi hôm nay chúng ta buộc
phải cho “củi tươi” vào lò đốt?
Sẽ là bi kịch chứ không phải hạnh phúc cho dân tộc nếu
nhiều “củi tươi” bị cho vào lò, trong khi những “củi vừa vừa” như vụ vỡ ống
nước sạch Sông Đà - Hà Nội, vụ biệt phủ Yên Bái bị “ngâm tôm” không biết đến bao giờ mới
có kết quả.
Trung ương đã mở một con đường cho những ai đó trót
tay đã nhúng chàm. Cách tự gột rửa là hãy thành khẩn xin rút, xin nghỉ sớm và
xin được khoan hồng.
Cái gì “của Xê Da hãy trả cho Xê Da”, cái gì của dân,
của nước hãy trả cho dân, cho nước, đừng hy vọng đến hoàng hôn nhiệm kỳ sẽ lui
về sân sau an hưởng thái bình.
Và nếu điều đó xảy ra, đó mới chính là hạnh phúc của
dân tộc.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Pho-Thu-tuong-Vuong-Dinh-Hue-tiep-xuc-cu-tri-tai-Ha-Tinh/288450.vgp
Xuân
Dương
Nguồn: Theo GDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire