Luật sư Võ An Đôn bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên tước giấy phép và xoá tên khỏi danh sách Đoàn luật sư Phú Yên vào chiều Chủ nhật 26 tháng 11, 2017. |
Chiều ngày Chủ Nhật 26 tháng 11, thông tin về việc Luật sư Võ An Đôn, 1 trong 5 luật sư bào chữa cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên kỷ luật và tước giấy phép hành nghề. Đài RFA liên lạc với Luật sư Võ An Đôn vào 10g00 tối cùng ngày để tìm hiểu thêm sự việc. Trước tiên, ông cho biết về hình thức nhận được quyết định kỷ luật xoá tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên.
Luật sư Võ An Đôn: Chiều hôm nay, ngày 26 tháng 11 năm 2017, Ban Chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư Phú Yên họp đoàn và ra quyết định kỷ luật bằng hình thức tước tôi ra khỏi danh sách luật sư Phú yên. Hiện tại tôi chưa nhận được văn bản này, chỉ nghe những người làm trong Ban CHủ nhiệm nói cho tôi biết. Vì Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư mới thông qua hồi chiều, có thể là ngày mai hoặc ngày mốt.
Nguyên tắc khi họp phải có người bị kỷ luật nhưng phiên họp hôm nay không có. Trước đây cũng không có, chỉ là trước có mấy văn bản nói là xem xét kỷ luật, yêu cầu tôi trình bày giải trình sau đó tự họ quyết định. Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên Ban khen thưởng kỷ luật gồm 3 luật sư, trong đó tôi là 1 thành viên nhưng gồm nhưng tôi không được mời, còn lại hai người tự quyết định.
RFA: Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức hay đến khi nào nhận được văn bản hành chính?
Luật sư Võ An Đôn: Hôm nay Ban chủ nhiệm đoàn quyết định xoá tên tôi khỏi danh sách Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên thì quyết định này có hiệu lực ngay. Người bị kỷ luật là tôi có quyền khiếu nại lên liên đoàn. Một là liên đoàn giữ nguyên quyết định. Hai là không chấp nhận. Nhưng từ đây về sau, nếu không có gì thay đổi thì tôi vĩnh viễn không được hành nghề luật sư với tư cách luật sư bào chữa trước phiên toà.
RFA: Quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư Phú Yên đưa ra ngay trước phiên toà phúc thẩm Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Theo ông thì mục đính chính có phải chỉ là ngăn cản sự tham dự của ông ở phiên toà hay có chủ ý khác?
Luật sư Võ An Đôn: Những luật sư ở Việt Nam tham gia những vụ án liên quan đến tù nhân lương tâm thì tiếng nói của họ ở phiên toà chẳng ai nghe cả. Cả Hội đồng xét xử chẳng quyết định được gì. Bản án đã được quyết định từ trên ấn xuống. Một phiên toà chỉ là hình thức. Luật sư chỉ là hình thức. Luật sư những vụ án này có vai trò duy nhất là đưa thông tin cho người dân biết, cũng như thâm nhập bị can bị cáo trong trại giam để thông báo tình hình cho gia đình biết. Chỉ có 2 chức năng đó thôi. Nhưng mà người ta sợ. Mình tham gia bào chữa, nói lên sự thật vụ án người ta rất sợ. Nên người ta bị miệng để tôi khỏi nói lên thông tin đó. Mục đích là như vậy.
RFA: Như vậy phiên toà phúc thẩm blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 30 tháng 11 sắp tới sẽ không có sự tham dự của ông?
Luật sư Võ An Đôn: Tôi đã bị đuổi ra khỏi danh sách luật sư Phú Yên cho nên với tư cách luật sư thì tôi không còn nữa và không có quyền tham gia phiên toà bào chữa cho Mẹ Nấm ngày 30 tháng 11 năm 2017 nữa.
RFA: Không có sự tham dự của ông thì diễn biến chung của phiên toà hôm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Ông và các luật sư còn lại bào chữa cho Mẹ Nấm đã có trao đổi về sự thay đổi này?
Luật sư Võ An Đôn: Tôi không tham gia cũng sẽ có ảnh hưởng đến phiên toà. Thứ nhất là nhiều chi tiết sẽ không ai nói lên sự thật phiên toà và tình tiết mới của vụ án sẽ nhiều người không biết.
Cách đây khoảng 3,4 ngày tôi có vào gặp Mẹ Nấm trong trại giam. Mẹ Nấm cho biết thông tin là luật sư Hà Huy Sơn nói với Mẹ Nấm, khuyên là nhận tội và chỉ còn 2 luật sư thôi. Trước đây có 5 luật sư tham gia bào chữa, nhưng khuyên là chỉ còn 2 và từ chối tôi bào chữa. Mẹ Nấm không nghe lời khuyên, không chịu nhận tội và muốn tôi là người bào chữa. Cho nên họ tìm mọi cách để loại mình trước phiên toà. Đặc biệt hôm nay là ngày Chủ nhật nhưng Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên vẫn ráo tiết mở 1 cuộc họp để khai trừ tôi ra khỏi đoàn.
RFA: Gia đình của blogger Mẹ Nấm có chọn người thay thế không và phiên toà có bị trì hoãn hay không?
Luật sư Võ An Đôn: Tôi chưa liên lạc với gia đình Mẹ Nấm. Theo đúng luật thì phiên toà vẫn diễn ra bình thường. Những luật sư còn lại vẫn ra toà với những hồ sơ đã có. Không có gì thay đổi. Nhưng theo tôi thì có lẽ bản án sẽ giảm vì áp lực của dư luận trong nước và quốc tế sau phiên sơ thẩm
RFA: Sau khi thông tin này được đưa lên các trang mạng xã hội, cộng đồng mạng đã bày tỏ sự quan tâm rất lớn và nêu lên vấn đề rằng tuy Luật sư Võ An Đôn bị tước giấy hành nghề nhưng ông vẫn có thể đại diện pháp lý cho cá nhân khác hoặc tư vấn pháp luật. Ông có thể giải thích và cho biết cụ thể Quyết định của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên ảnh hưởng như thế nào đến công việc của ông?
Luật sư Võ An Đôn: Họ tước giấy phép của tôi là không cho tôi tham gia những vụ án trước đây như vụ án chính trị, dân chủ nhân quyền, oan sai, 1 bên là người dân, 1 bên là chính quyền.
Sau khi tôi bị loại ra khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên thì tư cách luật sư tham gia ở các phiên toà sẽ không còn nữa, chỉ mang tính là 1 công dân biết pháp luật, được quyền tư vấn pháp luật.
Thứ hai là nhận uỷ quyền của người khác bên vụ án dân sự, còn vụ án hình sự thì không được ra toà với tư cách luật sư. Vụ án dân sự thì tôi được ra toà với tư cách là người được 1 công dân uỷ quyền, thay mặt người đó đi đến toà. Việc này ai cũng làm được. Công dân 18 tuổi trở lên là làm được.
Ví dụ 1 ông A khởi kiện ông B đòi nợ hoặc tranh chấp đất đai thì ông A hoặc ông B có quyền nhờ luật sư hoặc 1 người dân bình thường thay mình ra toà. Nhưng với những vụ án hình sự tức là vụ án khởi tốt đi tù, bắt giam thì phải ra toà với tư cách là 1 luật sư chứ với tư cách 1 người dân bình thường được uỷ quyền thì không được. Những luật sư chính thức gia nhập 1 đoàn luật sư nào đó mới được ra bào chữa. Còn luật sư có thẻ mà không gia nhập bất cứ 1 đoàn luật sư nào thì không được hành nghề luật sư.
RFA: Khả năng rút lại quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư Phú Yên có thể xảy ra không? Và cá nhân ông sẽ phản ứng với quyết định này như thế nào?
Luật sư Võ An Đôn: Không đâu. Khó lắm. Trừ khi dư luận phản ứng dữ dội. Ở đây, Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên rút thẻ hành nghề của tôi theo chỉ đạo của Liên đoàn, mà Liên đoàn là chỉ đạo của an ninh cấp trên chứ không phải Đoàn Luật Sư tự ý ra quyết định.
Tôi sẽ khiếu kiện lên Liên đoàn Luật sư Việt Nam vì việc cho mình ra khỏi danh sách đoàn luật sư Phú Yên là hoàn toàn không đúng pháp luật và mang tính chất mờ ám. Tôi không làm gì sai trái, chỉ làm tròn trách nhiệm của 1 luật sư, nói lên sự thật, đứng về phía người nghèo bênh vực họ và bào chữa nhiều vụ án cho là nhạy cảm ở Việt Nam. Bên phía chính quyền người ta gây sức ép cho Liên đoàn Luật sư Phú Yên tước thẻ hành nghề của mình.
RFA: Xin cảm Luật sư Võ An Đôn.
Theo lời kể lại của Luật sư Võ An Đôn, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đã đưa ra 2 phiếu thuận để quyết định kỷ luật ông. Một phiếu chống duy nhất là của Luật sư Nguyễn Khả Thành. Sau cuộc nói chuyện, RFA đã liên lạc với Luật sư Nguyễn Hương Quê, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên và Luật sư Nguyễn Tâm Hoàn, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, là hai người đã đưa ra phiếu thuận, để hỏi về quyết định kỷ luật. Tuy nhiên điện thoại của cả hai vị luật sư này đều không liên lạc được.
Nguồn: Theo RFA
Luật sư Võ An Đôn: Chiều hôm nay, ngày 26 tháng 11 năm 2017, Ban Chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư Phú Yên họp đoàn và ra quyết định kỷ luật bằng hình thức tước tôi ra khỏi danh sách luật sư Phú yên. Hiện tại tôi chưa nhận được văn bản này, chỉ nghe những người làm trong Ban CHủ nhiệm nói cho tôi biết. Vì Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư mới thông qua hồi chiều, có thể là ngày mai hoặc ngày mốt.
Nguyên tắc khi họp phải có người bị kỷ luật nhưng phiên họp hôm nay không có. Trước đây cũng không có, chỉ là trước có mấy văn bản nói là xem xét kỷ luật, yêu cầu tôi trình bày giải trình sau đó tự họ quyết định. Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên Ban khen thưởng kỷ luật gồm 3 luật sư, trong đó tôi là 1 thành viên nhưng gồm nhưng tôi không được mời, còn lại hai người tự quyết định.
RFA: Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức hay đến khi nào nhận được văn bản hành chính?
Luật sư Võ An Đôn: Hôm nay Ban chủ nhiệm đoàn quyết định xoá tên tôi khỏi danh sách Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên thì quyết định này có hiệu lực ngay. Người bị kỷ luật là tôi có quyền khiếu nại lên liên đoàn. Một là liên đoàn giữ nguyên quyết định. Hai là không chấp nhận. Nhưng từ đây về sau, nếu không có gì thay đổi thì tôi vĩnh viễn không được hành nghề luật sư với tư cách luật sư bào chữa trước phiên toà.
RFA: Quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư Phú Yên đưa ra ngay trước phiên toà phúc thẩm Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Theo ông thì mục đính chính có phải chỉ là ngăn cản sự tham dự của ông ở phiên toà hay có chủ ý khác?
Luật sư Võ An Đôn: Những luật sư ở Việt Nam tham gia những vụ án liên quan đến tù nhân lương tâm thì tiếng nói của họ ở phiên toà chẳng ai nghe cả. Cả Hội đồng xét xử chẳng quyết định được gì. Bản án đã được quyết định từ trên ấn xuống. Một phiên toà chỉ là hình thức. Luật sư chỉ là hình thức. Luật sư những vụ án này có vai trò duy nhất là đưa thông tin cho người dân biết, cũng như thâm nhập bị can bị cáo trong trại giam để thông báo tình hình cho gia đình biết. Chỉ có 2 chức năng đó thôi. Nhưng mà người ta sợ. Mình tham gia bào chữa, nói lên sự thật vụ án người ta rất sợ. Nên người ta bị miệng để tôi khỏi nói lên thông tin đó. Mục đích là như vậy.
RFA: Như vậy phiên toà phúc thẩm blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 30 tháng 11 sắp tới sẽ không có sự tham dự của ông?
Luật sư Võ An Đôn: Tôi đã bị đuổi ra khỏi danh sách luật sư Phú Yên cho nên với tư cách luật sư thì tôi không còn nữa và không có quyền tham gia phiên toà bào chữa cho Mẹ Nấm ngày 30 tháng 11 năm 2017 nữa.
RFA: Không có sự tham dự của ông thì diễn biến chung của phiên toà hôm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Ông và các luật sư còn lại bào chữa cho Mẹ Nấm đã có trao đổi về sự thay đổi này?
Luật sư Võ An Đôn: Tôi không tham gia cũng sẽ có ảnh hưởng đến phiên toà. Thứ nhất là nhiều chi tiết sẽ không ai nói lên sự thật phiên toà và tình tiết mới của vụ án sẽ nhiều người không biết.
Cách đây khoảng 3,4 ngày tôi có vào gặp Mẹ Nấm trong trại giam. Mẹ Nấm cho biết thông tin là luật sư Hà Huy Sơn nói với Mẹ Nấm, khuyên là nhận tội và chỉ còn 2 luật sư thôi. Trước đây có 5 luật sư tham gia bào chữa, nhưng khuyên là chỉ còn 2 và từ chối tôi bào chữa. Mẹ Nấm không nghe lời khuyên, không chịu nhận tội và muốn tôi là người bào chữa. Cho nên họ tìm mọi cách để loại mình trước phiên toà. Đặc biệt hôm nay là ngày Chủ nhật nhưng Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên vẫn ráo tiết mở 1 cuộc họp để khai trừ tôi ra khỏi đoàn.
RFA: Gia đình của blogger Mẹ Nấm có chọn người thay thế không và phiên toà có bị trì hoãn hay không?
Luật sư Võ An Đôn: Tôi chưa liên lạc với gia đình Mẹ Nấm. Theo đúng luật thì phiên toà vẫn diễn ra bình thường. Những luật sư còn lại vẫn ra toà với những hồ sơ đã có. Không có gì thay đổi. Nhưng theo tôi thì có lẽ bản án sẽ giảm vì áp lực của dư luận trong nước và quốc tế sau phiên sơ thẩm
RFA: Sau khi thông tin này được đưa lên các trang mạng xã hội, cộng đồng mạng đã bày tỏ sự quan tâm rất lớn và nêu lên vấn đề rằng tuy Luật sư Võ An Đôn bị tước giấy hành nghề nhưng ông vẫn có thể đại diện pháp lý cho cá nhân khác hoặc tư vấn pháp luật. Ông có thể giải thích và cho biết cụ thể Quyết định của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên ảnh hưởng như thế nào đến công việc của ông?
Luật sư Võ An Đôn: Họ tước giấy phép của tôi là không cho tôi tham gia những vụ án trước đây như vụ án chính trị, dân chủ nhân quyền, oan sai, 1 bên là người dân, 1 bên là chính quyền.
Sau khi tôi bị loại ra khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên thì tư cách luật sư tham gia ở các phiên toà sẽ không còn nữa, chỉ mang tính là 1 công dân biết pháp luật, được quyền tư vấn pháp luật.
Thứ hai là nhận uỷ quyền của người khác bên vụ án dân sự, còn vụ án hình sự thì không được ra toà với tư cách luật sư. Vụ án dân sự thì tôi được ra toà với tư cách là người được 1 công dân uỷ quyền, thay mặt người đó đi đến toà. Việc này ai cũng làm được. Công dân 18 tuổi trở lên là làm được.
Ví dụ 1 ông A khởi kiện ông B đòi nợ hoặc tranh chấp đất đai thì ông A hoặc ông B có quyền nhờ luật sư hoặc 1 người dân bình thường thay mình ra toà. Nhưng với những vụ án hình sự tức là vụ án khởi tốt đi tù, bắt giam thì phải ra toà với tư cách là 1 luật sư chứ với tư cách 1 người dân bình thường được uỷ quyền thì không được. Những luật sư chính thức gia nhập 1 đoàn luật sư nào đó mới được ra bào chữa. Còn luật sư có thẻ mà không gia nhập bất cứ 1 đoàn luật sư nào thì không được hành nghề luật sư.
RFA: Khả năng rút lại quyết định kỷ luật của Đoàn Luật sư Phú Yên có thể xảy ra không? Và cá nhân ông sẽ phản ứng với quyết định này như thế nào?
Luật sư Võ An Đôn: Không đâu. Khó lắm. Trừ khi dư luận phản ứng dữ dội. Ở đây, Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên rút thẻ hành nghề của tôi theo chỉ đạo của Liên đoàn, mà Liên đoàn là chỉ đạo của an ninh cấp trên chứ không phải Đoàn Luật Sư tự ý ra quyết định.
Tôi sẽ khiếu kiện lên Liên đoàn Luật sư Việt Nam vì việc cho mình ra khỏi danh sách đoàn luật sư Phú Yên là hoàn toàn không đúng pháp luật và mang tính chất mờ ám. Tôi không làm gì sai trái, chỉ làm tròn trách nhiệm của 1 luật sư, nói lên sự thật, đứng về phía người nghèo bênh vực họ và bào chữa nhiều vụ án cho là nhạy cảm ở Việt Nam. Bên phía chính quyền người ta gây sức ép cho Liên đoàn Luật sư Phú Yên tước thẻ hành nghề của mình.
RFA: Xin cảm Luật sư Võ An Đôn.
Theo lời kể lại của Luật sư Võ An Đôn, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đã đưa ra 2 phiếu thuận để quyết định kỷ luật ông. Một phiếu chống duy nhất là của Luật sư Nguyễn Khả Thành. Sau cuộc nói chuyện, RFA đã liên lạc với Luật sư Nguyễn Hương Quê, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên và Luật sư Nguyễn Tâm Hoàn, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, là hai người đã đưa ra phiếu thuận, để hỏi về quyết định kỷ luật. Tuy nhiên điện thoại của cả hai vị luật sư này đều không liên lạc được.
Nguồn: Theo RFA
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire