Tạ Đình Chính
- Tại sao Zimbabwe đã độc lập , giầu tài
nguyên nhưng nhân dân vẫn rất nghèo ?
- Tại sao Robert Mugabe từ một nhà lãnh
đạo kháng chiến giành độc lập cho dân tộc lại có thể trở thành một nhà cai trị
độc tài đối với nhân dân và tham quyền cố vị đến như vậy ?
Chúng ta hãy cùng xem WIKIPEDIA viết về
đất nước Zimbabwe :
Zimbabwe:
Quân đội đứng lên lật đổ độc tài |
Cộng hòa Zimbabwe , tên cũ là Cộng hòa
Rhodesia , có diện tích khoảng 390.757 km2 , nằm ở phía nam lục địa Châu Phi ,
phần lớn ở trên thảo nguyên có độ cao 1200-1600 mét, không giáp biển . Khí hậu
nhiệt đới nhưng khá ôn hòa vì ở trên cao .
Zimbabwe giàu tài nguyên thiên nhiên (
Platine , vàng , kim cương , Nikel ) , đất phì nhiêu thuận lợi cho trồng trọt (
thuốc lá , ngô , sợi bông , đường mía ) , nhiều bãi chăn thả gia súc ( bò , dê
, cừu ). Thác nước Victoria ở Zimbabwe lớn nhất và đẹp nhất thế giới , nhiều khu
bảo tồn hoang dã là tiềm năng tạo nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch .
Tương tự cảnh ngộ của Việt Nam trong quá
khứ , từ năm 1880 đến năm 1980 Zimbabwe là thuộc địa của Vương quốc Anh , mang
tên nam Rhodesia . Năm 1965 chính phủ thiểu số da trắng nam Rhodesia do Ian
Smith lãnh đạo đơn phương tuyên bố độc lập , tách khỏi Vương quốc Anh và thành
lập nền Cộng hòa Rhodesia . Từ 1965 đến 1979 tại Rhodesia đã xẩy ra nội chiến
giữa Chính phủ của Smith gọi là Chính quyền UDI với 2 nhóm quân kháng chiến giành
độc lập của người Zimbabwe , thuộc Liên minh quốc gia ( tức là đảng ZANU ) do
Robert Mugabe lãnh đạo và Liên minh người Phi Zimbabwe ( tức là đảng ZAPU ) do
Joshua Nkomo lãnh đạo . Tháng 12 năm 1979 đoàn đại biểu Vương quốc Anh đã cùng
với các bên tham gia nội chiến ở Rhodesia ký bản Thỏa thuận chấm dứt ngừng
chiến . Năm 1980 Chính phủ Anh chỉ định Soames là người Anh toàn quyền tổ chức
bầu cử và trao trả độc lập cho người Zimbabwe . Trong cuộc bầu cử tháng 2/1980
Mugabe và đảng ZANU đã giành thắng lợi lớn . Do đó , ngày độc lập của
Zimbabwe , tách khỏi Vương quốc Anh tính từ năm 1980 .
Sau cuộc bầu cử tháng 2/1980 , giữa ZANU
của Mugabe và ZAPU của Nkomo đã xảy ra xung đột bạo lực đẫm máu . Năm 1988 ZANU
và ZAPU mới đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột bạo lực và hợp nhất thành
đảng ZANU-PF . Tháng 3/1990 Mugabe và ZANU-PF lại giành được 117/120 ghế trong
một cuộc bầu cử có nhiều tai tiếng là không có tự do và có gian lận .
Zimbabwe có dân số ước tính năm 2016 là
16,15 triệu người , mật độ 26 người/ 1km2 , trong đó sắc tộc người da trắng ( Anh ,
Hy Lạp , Bồ Đào Nha , Hà Lan ) khoảng 1% , Sắc tộc lai ( lai Ấn Đô và Trung
Quốc ) khoảng 0,5% . Dân số theo Đạo
Thiên Chúa chiếm 85% , theo đạo Hồi khoảng 1% .
Zimbabwe có 8 tỉnh và 2 thành phố vị thế
ngang cấp tỉnh , tên Thủ đô là Harare .
Tỉ lệ người biết chữ ở Zimbabwe là 93% (
cao nhất Châu Phi ) nhưng tỉ lệ này đã suy giảm từ năm 1995 . Cả nước có 7
trường đại học công lập và 4 trường đại học của Nhà Thờ . Trước khi học đại học
, học sinh phải học 7 năm cấp 1 và 6 năm cấp 2 . Có 3 ngôn ngữ chính : tiếng
Shona , tiếng Ndebele và tiếng Anh . Đơn vị tiền tệ là Đôla Zimbabwe ( ZWD ) .
Từ năm 2009 do đồng nội tệ mất giá , các giao dịch thương mại đều dùng Đô la Mỹ
.
HDI của Zimbabwe năm 2015 là 0,516 (
hạng thấp ) .
Trong 5 năm đầu tiên kể từ sau khi độc
lập vào năm 1980 , Zimbabwe đã được quốc tế coi là đã hoàn thành mục tiêu chăm
sóc y tế nhưng tình hình bắt đầu suy giảm từ năm 2000 do khủng hoảng kinh tế .
Trong 4 bệnh viện chính đã có 3 bệnh viện phải đóng cửa vì không có các loại
thuốc cơ bản . Năm 1997 có đến 25% dân số nhiễm HIV . Hiện nay tuổi thọ của
người Zimbabwe thấp nhất thế giới : nam 44 tuổi , nữ 43 tuổi . Tỉ lệ tử vong
trẻ em năm 2004 lên đến 12,3% .
Chính trị ở Zimbabwe :
- Chế độ chính trị của Zimbabwe là Cộng
hòa bán Tổng thống , có Tổng thống là nguyên thủ quốc gia , đứng đầu ngành hành
pháp và có Chính phủ Nghị viện . Theo quy định của Hiến pháp 2005 Nghị viện có
2 Viện là Thượng viện và Hạ viện ( gọi là Quốc hội ) . Robert Mugabe đã tự
phong là Tổng thống . Mugabe là Chủ tịch đảng kiêm Tổng bí thư đảng ZANU . Đảng
ZANU của Mugabe là đảng cầm quyền . Thống đốc các tỉnh do Tổng thống chỉ định .
- Quân đội Zimbabwe viết tắt là ZNA có
lục quân và không quân , thành lập năm 1980 , do sát nhập các lực lượng vũ
trang của 2 nhóm quân kháng chiến của ZANU và ZAPU và tuyển mộ thêm , do đó
trên thực tế Mugabe và đảng ZANU-PF đương nhiên kiểm soát quân đội . ZNA có 4
sư đoàn , gồm 28 tiểu đoàn , ban đầu được huấn luyện bởi huấn luyện viên người
Anh và do ZANU-PF chỉ định Thủ trưởng chính trị . Lực lượng cảnh sát của
Zimbabwe có khoảng 25.000 người .
- Về đối nội , chính quyền Mugabe và
Đảng ZANU đã nhiều lần bị Tổng thư ký LHQ , Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ lên án
vi phạm nhân quyền có hệ thống , đàn áp quyền tự do báo chí , tự do ngôn luận
của người dân và các tổ chức xã hội dân sự . Trong thập niên 1990 , Mugabe đã
dùng ZNA và cảnh sát đàn áp các cuộc biểu tình tuần hành của sinh viên và công
đoàn các giới giáo chức , y tế , công nhân, phản đối Chính phủ của Mugabe kiểm
soát gắt gao tự do học thuật trong các trường đại học , phản đối các cuộc bầu
cử không tự do và các vấn đề lương bổng .
- Về đối ngoại , chính quyền Mugabe chủ
trương không liên kết nhưng coi trọng mối quan hệ với các nước Châu Phi và năm
1999 đã đưa 12.000 quân đến Congo , giúp nước này chống lại các nước láng giềng
là Rwanda , Uganda .
- Đảng lớn thứ hai ở Zimbabwe , đồng
thời là đảng đối trọng với đảng ZANU-PF của Mugabe là đảng MDC , có tên là “
Mặt trận vì Thay đổi Dân chủ “ lại bị chia rẽ thành 2 phái , có chính kiến mâu
thuẫn nhau đối với đấu tranh Nghị trường . 1 phái do Arthur Mutambara , là một
giáo sư ngành Robot lãnh đạo , gọi là phái MDC-M . Phái kia do Morgan
Tswangirai lãnh đạo , gọi là phái MDC-T . Đến năm 2006 hai phái này đã có 1 đại
hội chung .Từ năm 2008 , Mặt trân vì Thay đổi Dân chủ đã trở nên nổi bật trên
chính trường , huy động được những cuộc tuần hành lớn đến 20.000 người . Dưới
sự lãnh đạo của Mutambara , MDC-M đã giành được 5 ghế trong Thượng Viện . Ngày
28/4/2008 , hai nhà lãnh đạo của MDC-T và MDC-M đã có cuộc họp chung và ra
thông báo rằng 2 phái đã hợp tác với nhau để MDC có tiếng nói rõ ràng trong
Nghị viện .
- Giữa tháng 9/2008 , dưới sự giám sát
của các lãnh đạo Nam Phi và Mozambique , Mugabe ( ZANU-PF) và Tswangirai (
MDC-T) đã ký Thỏa thuận chia sẻ quyền lực trong ngành hành pháp . Mugabe vẫn là
Tổng thống kiêm quyền kiểm soát quân đội ZNA , Tswangirai giữ chức Thủ tướng .
Kinh tế tuột dốc và
khủng hoảng :
- Sau khi độc lập vào năm 1980 , Chính
quyền của Mugabe đã tịch thu tài sản của 4.000 chủ trang trại người da trắng để
cấp ruộng đất cho người da đen , ban hành Luật lao động và thực hiện chính sách
ôn hòa với người da trắng . Nhà nước nắm những lĩnh vực kinh tế quan trọng (
Ngân hàng , hầm mỏ , tài nguyên thiên nhiên , xuất nhập khẩu ) , lập các Hợp
tác xã nông nghiệp , xí nghiệp công nghiệp . Chính quyền Mugabe tiếp tục thực
hiện chính sách của người Anh , cho tự do hóa nền kinh tế , khuyến khích khu
vực kinh tế tư nhân , tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài .
66% lực lượng lao động của Zimbabwe làm
nông nghiệp , góp vào 17,9% GDP , với các nông sản ngô , sợi bông , thuốc lá ,
đường mía , thịt cừu , thịt dê , thịt lợn . 10% lực lượng lao động làm công
nghiệp , góp vào 24,3% GDP , với các sản phẩm khai khoáng , quần áo may sẵn ,
giày da , thực phẩm , đồ uống . 24% lực lượng lao động làm dịch vụ , góp vào
57% GDP , trong đó chủ yếu là thu nhập của ngành du lịch . Năm 2010 Zambabwe
nhập khẩu 4,04 tỷ USD từ Trung Quốc và Nam Phi , xuất khẩu đạt 2,54 tỷ USD .
Trong thập niên 90 của thế kỷ trước mức
tăng trưởng kinh tế hàng năm của Zimbabwe đạt khoảng 5% GDP , nhưng chi phí
tham chiến ở Congo đã chiếm 10% GDP . Thêm vào đó là sự yếu kém về năng lực
quản trị quốc gia và nạn tham nhũng của Chính quyền Mugabe , kể từ năm 2000 ,
đã đưa nền kinh tế tuột dốc thảm hại .
Sau khi tịch thu trang trại của người da
trắng và cấp ruộng đất cho người da đen , kỹ thuật tổ chức và canh tác lạc hậu
dẫn đến năng lực xuất khẩu nông sản vốn là thế mạnh xuất khẩu hàng đầu của
Zimbabwe đã giảm mạnh . Từ đó Zimbabwe thiếu hụt ngoại tệ , dẫn đến lạm phát
rồi siêu lạm phát , thường xuyên thiếu nhiên liệu và hàng nhập khẩu . Khủng
hoảng kinh tế và lương thực đang là cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất hiện nay
của Zimbabwe , kể từ ngày giành được độc lập từ Vương quốc Anh .
Từ năm 1998 , tỷ lệ lạm phát hàng năm đã
tăng 32% . Theo số liệu của Văn phòng thống kê trung ương quốc gia tháng 8/2008
, mức lạm phát ở Zimbabwe đã lên đến 11.200.000.000% ( mười một ngàn hai trăm
triệu phần trăm ) . Sau mỗi đợt 3 ngày , giá sinh hoạt tăng lên gấp hai lần .
Người dân phải mua phần lớn vật dụng thiết yếu cho cuộc sống từ các nước láng
giềng , như Nam Phi , Botswana , Zambia . Tỉ lệ thất nghiệp chính thức là 80% .
Chính quyền thu thuế và phí với tỉ lệ rất cao đối với các doanh nghiệp tư nhân
nhưng trợ cấp rất nhiều cho các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ . Chi tiêu của
Chính phủ năm 2007 chiếm 67% GDP . Thiếu hụt ngân sách , Chính quyền in thêm
tiền dẫn đến siêu lạm phát . Tháng 1/2009 Chính phủ Zimbabwe phải phát hành “
Đồng tiền giấy có mệnh giá một trăm ngàn tỷ Đô la Zimbabwe” .
Việc chia sẻ quyền lực trong Chính phủ
vào năm 2009 giữa Đảng ZANU-PF và Đảng MDC đã góp phần cải thiện được một phần
tình hình kinh tế so với trước . Sang năm 2010 , GDP của Zimbabwe đã đạt 4,27
tỷ USD . Tốc độ tăng trưởng đạt 5,9% . Tỉ lệ lạm phát còn 5,03 % . Tuy
vậy đến nay GDP bình quân theo đầu người vẫn chỉ ở mức 400 USD/ 1
người/ 1 năm ( tức là 1,09 USD/ 1 người/1 ngày , tính theo tỉ giá ngày
25/11/2017 là 22.760 VND x 1,09 USD = 25.000 VND/ 1 người/ 1ngày
) .Tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 95%. Trong khi đó , theo báo chí ,
truyền thông trong nước và nước ngoài , Tổng thống Mugabe đang sở hữu một tài
sản khổng lồ trị giá khoảng 1,5 tỷ USD và nhiều dinh thự sa hoa tráng lệ trong
nước và ở nước ngoài . Riêng chiếc xe ôtô Rolles-Royce Phantom IV của
Mugabe đã có giá trị xấp xỉ tổng sản phẩm quốc nội GDP của Zimbabwe (
bản tin của Soha.vn ngày 17/11/2017 ) .
Chính biến vừa xảy ra
ở Zimbabwe
Theo báo chí và truyền thông , giữa
tháng 11/2017 vừa rồi tại Zimbabwe đã có sự can thiệp quân sự vào chính trường
. Quân đội ZNA đã dùng đến xe tăng , chiếm quyền kiểm soát Thủ đô Harare . Tổng
thống Mugabe đã bị quản thúc . Ngày 21/11/2017 Mugabe đã tuyên bố từ nhiệm
nhưng quân đội lại khẳng định đây không phải là cuộc đảo chính . Về sự kiện này
, báo chí và truyền thông có những nhận định khác nhau . Một trong những nhận
định đó là :
” Nếu gọi đây là cuộc đảo chính thì nó chỉ
là hành động phản ứng trong cuộc nội chiến của đảng ZANU-PF . Lựa chọn tốt nhất
cho Zimbabwe lúc này là dàn xếp tiến trình chuyển tiếp với sự tham gia của
nhiều Đảng để ổn định đất nước trong lúc Cộng đồng phát triển Nam Phi cam kết
ủng hộ để đảm bảo bầu cử diễn ra “ ( báo NLĐ.com.vn ngày
22/11/2017 ) . Một nhận định khác là :” Đảo chính ở Zimbabwe không phải là lý
do để ăn mừng . Không hy vọng gì nhiều vào sự can thiệp của giới quân sự . Sự
thay đổi được sinh ra từ âm mưu trong cung điện chứ không phải là sự phản kháng
của nhân dân , có nghĩa là mọi thứ vẫn như cũ “ ( báo Dân Luận ngày 18/11/2017
) . Một nhận định thứ 3 là :” Có bóng dáng Trung Quốc trong khủng hoảng
Zimbabwe . Trung Quốc đã đổ tiền vào Zimbabwe như nước và Tướng Emmerson
Muangagwa đã từng theo học quân sự ở Trung Quốc “ ( Đài Pháp RFI ngày
20/11/2017 ) . Một nhận định thứ 4 là :” Tình hình Zimbabwe cho các tổ chức xã
hội dân chủ nước ta và Quân đội nhân dân một mô hình đáng tham khảo và suy ngẫm
“ ( đây là ý kiến của tác giả Bùi Tín viết trong “ bài học sống động tự diễn
biến ...” , đăng trên báo Tiếng dân ngày 22/11/2017) .
Các nhận định này đều có luận cứ riêng
xác đáng và đầy tinh thần trách nhiệm đối với vận mệnh của dân tộc ta .
Sự kiện Zimbabwe chưa kết thúc . Câu
chuyện chính trị có thể có những biến động khó lường trước . Chúng ta hãy tỉnh
táo tiếp tục theo dõi sự kiện này .
Mặt khác , từ sự kiện này , có những câu
hỏi chưa có lời giải , đang mong chờ bạn đọc giải đáp :
- Tại sao Zimbabwe đã độc lập , giầu tài
nguyên nhưng nhân dân vẫn rất nghèo ?
- Tại sao Robert Mugabe từ một nhà lãnh
đạo kháng chiến giành độc lập cho dân tộc lại có thể trở thành một nhà cai trị
độc tài đối với nhân dân và tham quyền cố vị đến như vậy ?
T.Đ.C
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire