02/11/2017

Tướng Cương nói Đảng không nên có cán bộ thiếu trung thực như ông Phạm Sỹ Quý


XUÂN QUANG 




Thiếu tướng Lê Văn Cương: "Càng khó chấp nhận khi bố trí ông Quý vào vị trí Phó Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.

Bởi lẽ dư luận, cử tri khó mà chấp nhận một cán bộ vi phạm công tác tại cơ quan dân cử - nơi đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri.

Bản thân cán bộ đã vi phạm thì sao có thể nói/chỉ đạo được người khác phải nghe theo mình", Tướng Cương nói.

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an cũng cho rằng: "Đúng ra cơ quan có thẩm quyền phải cách chức mọi chức vụ của ông Quý và không bố trí công tác cho cán bộ này."




 (GDVN) - "Tổ chức Đảng không thể tồn tại cán bộ vi phạm như vậy... đã không trung thực, có vi phạm thì không đủ tiêu chuẩn cán bộ, dù là trưởng thôn". 




Tài sản của ông Quý còn lớn hơn cả "vua Mèo"


Tỉnh Yên Bái đã thực hiện xử lý kỷ luật đối với ông Phạm Sỹ Quý - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Quý; cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái.


Điều động ông Quý đến nhận công tác tại Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, đảm nhiệm chức vụ Phó Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân.

Hôm 31/10, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) cho biết, bản thân ông chưa hài lòng với mức kỷ luật đối với cán bộ nói trên.

"Xử lý kỷ luật ông Quý cũng là cách để giáo dục răn đe cán bộ vi phạm.

Tuy nhiên tôi cũng như nhiều người khác cho rằng, hình thức kỷ luật cán bộ như vậy còn quá nhẹ và chưa đủ sức răn đe, thuyết phục dư luận. 

Chúng ta còn gì để mà thương tiếc cán bộ có vi phạm nghiêm trọng như vậy.

Về nguyên tắc, cán bộ đã không trung thực, có vi phạm thì không đủ tiêu chuẩn để bố trí làm cán bộ lãnh đạo được, dù đó chỉ là chức trưởng thôn.

Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an). Ảnh đăng trên Báo Điện tử Petrotimes.


Càng khó chấp nhận khi bố trí ông Quý vào vị trí Phó Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.

Bởi lẽ dư luận, cử tri khó mà chấp nhận một cán bộ vi phạm công tác tại cơ quan dân cử - nơi đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri.

Bản thân cán bộ đã vi phạm thì sao có thể nói/chỉ đạo được người khác phải nghe theo mình", Tướng Cương nói.

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an cũng cho rằng: "Đúng ra cơ quan có thẩm quyền phải cách chức mọi chức vụ của ông Quý và không bố trí công tác cho cán bộ này.

"Tài sản của vợ chồng ông Phạm Sỹ Quý còn lớn hơn cả ông "vua Mèo" Vương Chí Sình ngày xưa. Tuy nhiên việc xác minh tài sản vợ chồng ông Quý không hề đơn giản. Có thể hồ sơ tài liệu về tài sản đất đai, nhà cửa của cán bộ này đã được hợp thức hóa", Tướng Cương nhận đinh. 

Thậm chí, nếu làm nghiêm chỉnh hơn thì phải khai trừ Đảng đối với ông Quý, bởi vì tổ chức Đảng không thể tồn tại cán bộ vi phạm như vậy", Tướng Cương nói.

Về việc kiểm tra tài sản kê khai có dấu hiệu không trung thực của ông Quý, Tướng Lê Văn Cương cho rằng, điều này rất khó thực hiện.

"Có thể hồ sơ tài liệu về tài sản đất đai, nhà cửa của cán bộ này đã được hợp thức hóa.

Điều này sẽ gây ra không ít khó khăn trong quá trình kiểm tra xác minh nguồn gốc tài sản của cán bộ", Tướng Lê Văn Cương nhận định.


Chưa làm rõ tài sản thì phải làm tiếp


Nhận định về việc vợ chồng ông Phạm Sỹ Quý sở hữu khối tài sản lớn, ông Ngô Văn Sửu – nguyên Vụ trưởng Vụ I (Ủy ban Kiểm tra Trung ương) cho rằng, đây là điều hết sức bất thường.

"Nếu là bộ công chức nhà nước chỉ làm công ăn lương đơn thuần thì làm gì có được tiền tỷ để mua đất, làm nhà.

Với mức lương như hiện nay, nếu người ta phải làm quần quật mấy đời cũng chưa chắc có được tiền tỷ trong nhà.

Cho nên, phải làm rõ khối tài sản của vợ chồng ông Quý do đâu mà có. Có phải anh lợi dụng chức vụ quyền hạn để có được số tài sản đó không?", ông Sửu đặt nghi vấn.


Khu dinh thự nhiều tỷ đồng của vợ chồng ông Phạm Sỹ Quý.

Nguyên Vụ trưởng Vụ I cho rằng, việc Thanh tra Chính phủ kết luận về tài sản của vợ chồng ông Quý còn mang tính chất nửa vời.

"Luật phòng chống tham nhũng đã nói rất rõ về việc kê khai tài sản, giải trình nguồn gốc, sự hình thành tài sản. 

Trong trường hợp đã xác định được việc tài sản cán bộ kê khai không trung thực thì phải làm rõ được câu hỏi, người ta làm gì để có tiền, mua nhiều đất, nhiều nhà như vậy?


Phải xem xét tài sản của cán bộ đó có được là chính đáng hay không chính đáng.

Trường hợp tài sản của vợ chồng ông Quý có dấu hiệu chưa minh bạch, rõ ràng, gây hoài nghi trong dư luận thì cơ quan có thẩm quyền cần phải tiếp tục vào cuộc làm rõ.

Trong trường hợp Thanh tra Chính phủ chưa làm rõ được nguồn gốc tài sản của vợ chồng ông Quý, thì các cơ quan khác của Đảng cần vào cuộc", ông Sửu cho biết.

Từ những phân tích trên ông Sửu cho rằng, chỉ khi làm rõ được nguồn gốc tài sản vợ chồng ông Phạm Sỹ Quý đang sở hữu, mới có thể đưa ra được hình thức kỷ luật tương xứng.

"Cơ quan quản lý cấp trên mà trực tiếp là Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái cần chỉ đạo cơ quan kiểm tra vào cuộc để xác định rõ nguồn gốc tài sản của vợ chồng ông Phạm Sỹ Quý, để tránh hoài nghi dư luận", ông Sửu đề nghị.


XUÂN QUANG

Nguồn : Theo GDVN

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire