Xuân Dương: " Ta đang xử lý hậu quả mà công tác cán bộ mang lại chứ chưa “đào tận gốc, trốc tận rễ”.
Sau hơn hai mươi năm đấu tranh chúng ta vẫn chưa giành được thắng lợi trong cuộc chiến chống tham nhũng có phải vì chưa “biết địch biết ta” hay vì “địch mạnh như … ta”?
Câu hỏi tưởng chừng đơn giản này thực ra lại là câu hỏi hóc búa nhất bởi như ý kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chống ngoại xâm đã khó, chống nội xâm còn khó hơn vì là ta đánh vào ta” .
Bình luận ý kiến của Tổng Bí thư, Vietnamnet.vn viết: “Rút dây sợ động cả gỗ quý”.
Một khi đã dành sự quan tâm đến “củi” thì có nên chỉ chú đến “củi khô, củi vừa vừa, củi tươi, củi ướt, củi to”?
Kinh nghiệm dân gian cho thấy chỉ có “củi mục” bên trong mới có nhiều sâu, mọt, bỏ qua loại củi này có phải chỉ là “Thế chiến quốc, thế xuân thu; Gặp thời thế thế thời phải thế”? "
Năm 2015, Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã thống nhất chủ trương
đưa 8 vụ án trọng điểm ra xét xử sơ thẩm trước Đại hội Đảng lần thứ XII.
Ngày 17/4/2017, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã thống nhất truy tố, xét xử dứt điểm 12
đại án tham nhũng kinh tế trong đó có 5 vụ liên quan đến các hoạt động tín
dụng, ngân hàng.
Có thể thấy các đại án
được Ban Chỉ đạo điểm danh tập trung chủ yếu vào các hoạt động kinh doanh, sản
xuất, thương mại, một vài lĩnh vực hình như chưa có vụ nào được xem là đại án.
Ảnh minh hoạ trên
haiquan.hochiminhcity.gov.vn |
Ngoài 20 vụ trọng điểm
đã nêu, mới nhất là vụ khởi tố hai ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh, hai
người này đều là đại biểu Quốc hội khóa 14 và đã bị đình chỉ tư cách đại biểu.
Với ông Nguyễn Quốc
Khánh, tội danh được cơ quan điều tra xác định là “Cố ý làm trái quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Với ông Đinh La Thăng,
ngoài tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng”, quyết định khởi tố còn thêm hai tội danh
khác là “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “tham ô tài sản”. [1]
Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng liệt kê ba loại củi cho vào lò nóng tất phải cháy là “củi khô, củi vừa
vừa, củi tươi”.
Một vị đại biểu Hội
đồng nhân dân thành phố Hà Nội - ông Hoàng Huy Được (Ba Vì) phát hiện thêm “củi
ướt” khi nêu ý kiến:
“Người ta cho rằng phải chăng củi ướt
mà không khởi tố được, mà không cháy được”? [2]
Báo Dantri.com.vn thì
tìm thêm được loại củi khác là “củi to” trong bài “Củi to, củi ướt cũng đã cháy
rồi!” [3]
Thực ra vẫn còn một
loại củi khác cho vào lò nóng nhất định sẽ cháy đó là “củi mục”.
Người xưa có câu:
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Các cuộc kháng chiến
chống Pháp kéo dài 9 năm (1945-1954), chống Mỹ kéo dài 21 năm (1954-1975),
chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc khoảng 10 năm (1979 - 1989) chúng
ta đều giành thắng lợi.
Cuộc chiến chống tham nhũng, tính từ
khi Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa 8 ban hành Nghị quyết 14-NQ/TW
ngày 15/5/1996 về “Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng” đến nay cũng đã 21
năm nhưng kết quả thu được như thế nào?
Trả lời câu hỏi này,
xin trích ý kiến Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái:
“Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến
phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ
việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài,
chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và
hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà
nước ta”. [4]
Sau hơn hai mươi năm
đấu tranh chúng ta vẫn chưa giành được thắng lợi trong chuộc chiến chống tham
nhũng có phải vì chưa “biết địch biết ta” hay vì “địch mạnh như … ta”?
Câu hỏi tưởng chừng
đơn giản này thực ra lại là câu hỏi hóc búa nhất bởi như ý kiến Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng:
“Chống ngoại xâm đã khó, chống nội xâm
còn khó hơn vì là ta đánh vào ta”.
Bình luận ý kiến của
Tổng Bí thư, Vietnamnet.vn viết: “Rút dây sợ động cả gỗ quý”. [5]
Để giành thắng lợi
trong cuộc chiến chống tham những, lãng phí, lợi ích nhóm, cần xác định loại
hình tội phạm nào là nguy hiểm nhất, cần được trấn áp mạnh mẽ nhất?
Theo thiển ý của người
viết, việc chọn hàng chục vụ án kinh tế làm đột phá có gì đó chưa ổn về mặt
chiến lược.
Giải thích quan điểm
này, xin viện dẫn các di huấn của Hồ Chủ tịch.
Hồ Chủ tịch từng nói:
“Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc;
Muôn việc
thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém;
Bất cứ
chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi.
Không có
cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”. [6]
Theo di huấn của Cụ
Hồ, công tác cán bộ là quan trọng
nhất, “là cái gốc của mọi công việc”.
Với cách hiểu như thế,
các vụ gọi là “đại án kinh tế” thực ra mới là xử lý
phần ngọn, xử lý hậu quả mà công tác cán bộ mang lại chứ chưa phải “đào tận
gốc, trốc tận rễ”.
Hậu quả của công tác
cán bộ trong mấy chục năm qua là tạo nên “một bộ phận không nhỏ” cán bộ,
công chức - trong đó có cả lãnh đạo cấp cao thoái hóa, biến chất, là góp
phần tạo nên các “nhóm lợi ích” chi phối hầu như
toàn bộ nền kinh tế và phần nào cả chủ trương, đường lối vĩ mô.
Một sự việc xem ra có
vẻ không mấy to tát là “thất lạc” hồ sơ liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, vốn được lưu trữ tại Bộ Nội vụ.
Điều này cũng khá
giống với vụ “không còn hồ sơ” của đương sự trong vụ “hot girl” ở Thanh Hóa.
Do không biết chính
xác nội tình, do chưa được cơ quan điều tra công bố nguyên nhân nên không thể
ngăn cản suy luận trong dân chúng, rằng đây có thể là một vụ trộm nhằm phi tang
bút tích mà ai đó không muốn để lộ.
Những câu chuyện mà
báo chí không ngớt đề cập về “thăng tiến thần tốc”, “cả họ làm quan”, “tứ ệ, ngũ ệ”,… luôn có bóng dáng của công tác cán bộ
và đương nhiên không thể nói là không có trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan
liên quan.
Biểu hiện dễ nhận thấy
thời gian qua không phải chỉ có không ít người thuộc khối hành pháp, tư pháp bị
xem xét kỷ luật hoặc hình sự mà còn khá nhiều lãnh đạo Đảng từ cấp cơ sở đến Ủy
viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật.
Riêng khối lập pháp có
tới 5 đại biểu Quốc hội bị miễn nhiệm chưa kể thành viên Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh.
Hoạt động yếu kém
trong thời gian qua không phải là về kinh tế, bởi thế giới dành nhiều nhận xét
khả quan về triển vọng kinh tế Việt Nam.
Hoạt động yếu kém
trong thời gian qua không phải là về Y tế, Giáo dục bởi hơn nửa thế kỷ qua nền
Y tế, Giáo dục Việt Nam dường như … vẫn thế.
Vậy phải chăng công
tác cán bộ là hoạt động yếu kém hơn cả?
Chính chủ trương không
hợp lý về đội ngũ viên chức giáo dục đã tạo nên lực lượng nhà giáo được tuyển
chọn từ những người “chuột chạy cùng sào”, đã
khiến nhà giáo lương không đủ sống.
Chính việc ban hành
tiêu chuẩn bằng cấp cán bộ đã góp phần hình thành một đội ngũ thạc sĩ, tiến sĩ
làm việc bàn giấy, không nghiên cứu khoa học, một đội ngũ phó giáo sư, giáo sư
không giảng dạy tại bất kỳ trường, lớp nào.
Nếu không phải do công
tác cán bộ góp phần quyết định vào việc hình thành các “nhóm lợi ích quan chức
- doanh nghiệp” bên cạnh các “nhóm lợi ích kinh tế - chính trị” thì do đâu?
Liệu có tồn tại trong
thực tế những “đại án” liên quan đến vấn đề nhân sự.
Nếu có thì có nên xem
đó là những “đại án” hàng đầu cần phải giải quyết bên cạnh các lĩnh vực khác,
thậm chí là còn phải ưu tiên hơn?
Thiết nghĩ chừng nào các
vụ đại án chỉ tập trung vào kinh tế thì chừng đó thắng lợi trong cuộc chiến
chống nội xâm vẫn sẽ rất xa vời bởi gốc rễ của vấn đề là cán bộ và gốc rễ của
cán bộ là những người chịu trách nhiệm giới thiệu, đề cử, phê duyệt.
Một khi đã dành sự
quan tâm đến “củi” thì có nên chỉ chú đến “củi khô, củi vừa vừa, củi tươi, củi
ướt, củi to”?
Kinh nghiệm dân gian
cho thấy chỉ có “củi mục” bên trong mới có nhiều sâu, mọt, bỏ qua loại củi này
có phải chỉ là “Thế chiến quốc, thế xuân thu; Gặp thời thế thế thời phải thế”?
Tài liệu
tham khảo:
Xuân
Dương
Nguồn : Theo GDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire