PHẠM ĐÌNH TRỌNG
nhà văn Nguyên Ngọc |
Ngày thứ ba, 13.3.2018, ban Tuyên giáo của Trung ương đảng Cộng sản Việt
Nam ra chỉ thị do ông Phó Trưởng ban thường trực Võ Văn Phuông kí yêu cầu tổ
chức đảng của bộ Giáo dục Đào tạo: Rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham
gia tổ chức “Văn Đoàn Độc Lập” ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn học ngữ
văn mới.
Ngày chủ nhật 25.3.2018, Văn Đoàn Độc Lập tổ chức cuộc họp mặt đầu xuân tại
Sài Gòn. Nhiều nhà văn đã bảo nhau dành rượu sang, bánh quí, dành của ngon vật
lạ từ Tết Mậu Tuất như dành tấm lòng thơm thảo mang đến với nhau trong ngày vui
gặp mặt đầu xuân. Nhưng y như rằng mỗi lần Văn Đoàn Độc Lập hẹn gặp nhau thì
đám an ninh nhà nước cộng sản lại kéo cả đám, cả bầy đến chặn cửa trước nhà các
nhà văn thành viên Văn Đoàn Độc Lập.
Điểm mặt lũ công cụ rải trước nhà, tôi ngao ngán phôn cho ông bạn Lời Ai
Điếu. Những lần Văn Đoàn Độc Lập họp mặt trước đây, ông viết lên lời ai điếu
thảm thiết của xã hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản vẫn vượt qua được sự ngăn
chặn của đám sai nha đến cụng li rượu với bầu bạn Văn Đoàn Độc Lập. Lần này ông
cũng đành chịu chung cảnh bị cầm tù tại nhà như tôi.
Chặn cửa, trắng trợn vi phạm pháp luật, ngang nhiên tước đoạt quyền cơ bản
của con người, quyền tự do đi lại, hèn hạ mang cả đám công cụ nhà nước nhiều
như giăc cỏ và hung hăng như bầy kiến lửa bị phá ổ, quyết phá đám một sinh hoạt
hợp pháp, bình thường của một tổ chức xã hội dân sự hiền lành, bé nhỏ.
Loại bỏ tác phẩm của các nhà văn
tham gia Văn Đoàn Độc lập ra khỏi sách giáo khoa ngữ văn trong nhà trường là
chống lại nhân dân, chống lại đất nước về văn hóa, làm méo mó, xấu xí, nghèo
nàn gương mặt văn hóa đất nước với thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai.
Lặng lẽ né tránh lối làm ăn nô lệ, làm thuê, giả dối, dong công chấm của
hợp tác xã nông nghiệp, những người nông dân chân chính hăm hở nhận khoán chui
vừa để giải phóng sức sản xuất, vừa để được thực sự làm chủ mảnh đất máu thịt,
làm chủ con người mình và điều quan trọng hơn cả là được thực sự làm người nông
dân, giữ được nhân cách, giữ được những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân
truyền thống, được làm thiên chức lao động sáng tạo ra của cải, làm ra nhiều
nhất, tốt nhất hạt lúa củ khoai nuôi xã hội.
Những nhà văn rời bỏ hợp tác xã văn chương của ông chủ nhiệm Hữu Thỉnh
không còn nhân cách văn hóa, không còn nhân cách nhà văn, chỉ còn là nô bộc cho
chính trị cũng là để thực sự được làm nhà văn có nhân cách, có lương tri, có
trách nhiệm với nền văn hóa đất nước, có trách nhiệm với nhân dân, với đất
nước.
Những nhà văn chân chính đều thấy bị xúc phạm khi ông Hữu Thỉnh chủ nhiệm
hợp tác xã văn chương quốc doanh nhân danh các nhà văn nằn nì thảm thiết với
Thủ tướng xin từ chiếc xe ô tô sớm đi tối về đến kì kèo xin bằng được từ tiền
thuế nghèo của dân hết chục tỉ tiền này đến chục tỉ tiền khác chỉ để làm tha
hóa các nhà văn. Những chục tỉ tiền rủng rỉnh từ thuế mồ hôi nước mắt của dân
rót về hội Nhà Văn, hợp tác xã văn chương quốc doanh Hữu Thỉnh, đã tạo ra những
cuộc chạy đua hối hả và bất tận.
Chạy đua vào hợp tác xã Nhà Văn Hữu Thỉnh để được vênh váo mang danh nhà
văn, mang thẻ nhà văn. Chạy! Chạy! Chạy! Nhiều cái tên quá xa lạ với văn
chương, nhiều người viết vè, viết ngâm vịnh nhạt nhẽo bỗng trở trở thành “nhà
văn” trong hợp tác xã văn chương Hữu Thỉnh.
Chạy! Chạy! Chạy! Những người được hợp tác xã văn chương Hữu Thỉnh trao
giải thưởng văn chương thực ra chỉ là những người có thế lực trong cuộc chạy
đua còn quyết liệt, đông đảo và ồn ào hơn cả cuộc chạy đua vào hợp tác xã văn
chương Hữu Thỉnh. Những nhà văn chân chính làm sao không bị xúc phạm khi những
tập sách văn chương kém cỏi được tôn vinh chỉ vì người viết là kẻ thắng cuộc
trong cuộc chạy đua ngoài văn chương đó.
Văn chương đòi hỏi sự phong phú đa dạng. Phong phú, đa dạng trào lưu, phong
cách nghệ thuật. Phong phú, đa dạng cả quan niệm thái độ của nhà văn với cuộc
sống, với thời cuộc, với chính trị. Sự phong phú, đa dạng là bản chất của nghệ
thuật. Như tình yêu là bản chất của cuộc sống. Văn Đoàn Độc Lập xuất hiện chỉ
làm phong phú thêm đời sống văn hóa đất nước, làm lành mạnh, khỏe khoắn nền văn
học đang xanh xao, còi cọc, thiếu sự sống dưới sự trùm lớp của nền chính trị
độc tài cộng sản. Văn Đoàn Độc Lập trả nhà văn về vị trí đích thực của nhà văn.
Văn Đoàn Độc Lập đòi hỏi nhà văn phải là gương mặt văn hóa của đất nước, tác
phẩm của nhà văn phải là tiếng nói chân thực của nhân dân, của cuộc sống chứ
không phải là thứ minh họa nhạt nhẽo, thứ tụng ca sáo rỗng của chính trị.
Loại bỏ tác phẩm của các nhà văn trong tổ chức Văn Đoàn Độc Lập ra khỏi
sách giáo khoa ngữ văn là việc làm nhỏ nhen, thiển cận và rất phi chính trị của
những nhà chính trị cộng sản. Cũng như sách giáo khoa ngữ văn trong nhà trường
suốt bao năm qua không có một chữ nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa, không một dòng
nhắc đến lịch sử mở cõi của cha ông người Việt ở Hoàng Sa, Trường Sa là những
người làm sách giáo khoa ngữ văn đã rắp tâm bán nước, loại bỏ Hoàng Sa, Trường
Sa trong tâm hồn những thế hệ trẻ.
Rừng Xà Nu, Đường Chúng Ta Đi của nhà văn Nguyên Ngọc, chủ soái của Văn
Đoàn Độc Lập là hào khí của một thời lịch sử bi tráng. Hào khí đó đã nâng một
dân tộc đứng lên trong máu và nước mắt.
Với kí sự ngổn ngang tư liệu lịch sử viết lên Lời Ai Điếu, văn Lê Phú Khải
là văn Tư Mã Thiên của thời bóng tối cộng sản trùm lên đất nước Việt Nam, đè
lên số phận dân tộc Việt Nam đau thương.
Những đội binh nhà Lê, nhà Nguyễn vượt biển dữ đến nhận đất Hoàng Sa hôm
qua, những người lính hải quân Việt Nam có mặt ở Trường Sa hôm nay là sự khẳng
định chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa trong lịch sử. Tiếng hát à ơi
ru con Chiều chiều sóng dậy biển đông / Thương gái có chồng đi lính Hoàng Sa là
sự khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa trong tâm hồn người Việt.
Những truyện ngắn và bút kí chân thực với hiện thực và giàu cảm xúc văn học
viết về biển đảo, viết về Trường Sa trong những tập truyện ngắn Rừng Và Biển,
Sự Tích Những Hòn Đảo và trong những tập bút kí Đảo Vàng, Một Thuở của Phạm
Đình Trọng là sự khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa trong văn
học.
Nền giáo dục loại bỏ, ngăn chặn những tác phẩm văn chương đó, loại bỏ, ngăn
chặn những tư cách nhà văn đó trong sách giáo khoa ngữ văn chỉ chứng tỏ đó là
một nền giáo dục thấp kém, què quặt và độc tài.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire