Ben Ngô BBC
Tiếng Việt
Nhà báo kỳ
cựu đang bị báo Tuổi Trẻ "xem xét kỷ luật" nói với BBC rằng "các
tổng biên tập phải để nhà báo được quyền mở miệng".
Hôm 12/8,
ông Ngọc Vinh, một trong các thư ký tòa soạn của báo Tuổi Trẻ, cho biết trên
mạng xã hội rằng ông đang bị tòa soạn "xem xét kỷ luật" vì các post
Facebook bị cáo buộc "có dấu hiệu vi phạm pháp luật", "gây chia
rẽ vùng miền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc", "đưa thông tin ko
đúng sự thật, xuyên tạc vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân
phẩm của cá nhân".
Kèm theo là
văn bản "Thực hiện quy trình xử lý kỷ luật…" có chữ ký của chánh văn
phòng thừa lệnh tổng biên tập báo Tuổi Trẻ.
Trong một
post hôm 8/8 dẫn link bài về việc "Vinashin tái cơ cấu thành SBIC: Tiếp
tục thua lỗ gần 2.900 tỷ đồng trong năm 2018", ông Ngọc Vinh viết:
"Câu hỏi đặt ra là, nếu thua lỗ triền miên như vậy, tại sao ko xóa sổ nó
đi? Tiền dân đâu phải là tiền chùa để chi tiêu vào lũ này? Những tập đoàn như
Vinashin là ung nhọt trên cơ thể quốc gia, vậy mà các tay bác sĩ chủ chốt cứ
nuôi dưỡng chúng chứ ko chịu dùng đến dao mổ. Quá cay đắng!"
Một post
khác trên trang cá nhân của ông viết: "Đã đến lúc chúng ta xoay chuyển
nước Mỹ, từ một đất nước tuyệt vọng và giận dữ thành một đất nước vui sướng và
thành công," Tổng thống Trump nói. Nước Mỹ đang là số một thế giới mà lão
còn chưa hài lòng, muốn đòi hỏi thêm nữa hả lão Trump? Với một nước áp bét như
Việt Nam, thật mong chờ có một lãnh tụ nào đó nói ra được cái câu đầy khao khát
và gây xúc cảm cho người dân tôi như lão!"
'Quy tội quá đao to búa lớn'
Trả lời BBC hôm 13/8, nhà báo Ngọc Vinh nói: "Theo tôi, văn bản cáo buộc các post Facebook của tôi sai cả về lý và về tình."
"Về lý,
tôi đã nghiên cứu các văn bản mà họ đưa ra để "định tội" tôi, thì
thấy rằng tôi chả có sai phạm gì. Thật ra, vài điều trong các văn bản đó, như
nhiều văn bản pháp luật khác của Việt Nam, nếu quan tòa cố ý buộc tội thì có
tội, còn nếu luật sư cố gắng tranh biện thì không phải phạm tội."
Tôi có cảm giác mình như người lính
ra trận bị chỉ huy bắn vào lưng vậy, và nó cực kỳ đau đớn. Tôi không thể nghĩ
ra một tổng biên tập của Tuổi Trẻ lại có cách hành xử thiếu tình người, tình
đồng nghiệp như thế
nhà báo Ngọc Vinh |
"Như
quy định 10 điều về "Đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam" mà
họ cho rằng tôi vi phạm chẳng hạn. Họ dẫn Điều 3 của quy định này, cho rằng tôi
"phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc" qua post "Lật tẩy hiện
tại" nói về chủ đề đoàn kết quốc gia. Nếu các anh có đọc post này của tôi,
các anh sẽ thấy rằng họ quy tội quá đao to búa lớn và thiếu căn cứ. Còn với
post có mấy dòng nói về cuốn sách Gạc Ma-Vòng Tròn Bất Tử của tôi thì họ càng
gán ghép vô lý hơn khi bảo rằng nó sai sự thật, xuyên tạc, vu khống…"
"Về
tình, là một nhà báo phục vụ tờ Tuổi Trẻ với thâm niên 30 năm và hiện là người
lớn tuổi nhất cơ quan, đáng lẽ tôi được nhận cảnh báo trước nếu như post đầu
tiên của tôi có sai phạm. Anh em có thể trao đổi, bàn bạc, để tôi nhận lời
khuyên bảo nếu có."
"Nhưng
họ không làm như vậy. Đột ngột, họ tống cho tôi môt văn bản "Thực hiện quy
trình xử lý kỷ luật…" trong buổi sáng rồi yêu cầu 16:00 ngày hôm sau là
hạn chót để nộp bản kiểm điểm. Tôi có cảm giác như mình là một nghi phạm bị
tống đạt cáo trạng phạm tộ , điều đó khiến tôi bị tổn thương, bị xúc
phạm."
"Tôi có
cảm giác mình như người lính ra trận bị chỉ huy bắn vào lưng vậy, và nó cực kỳ
đau đớn. Tôi không thể nghĩ ra một tổng biên tập của Tuổi Trẻ lại có cách hành
xử thiếu tình người, tình đồng nghiệp như thế."
Khi được hỏi
vụ việc này có gì khác với vụ của nhà báo Đỗ Hùng, báo Thanh Niên ba năm trước, ông
Ngọc Vinh đáp: "Cậu ấy [ông Đỗ Hùng] bị nạn vì vài dòng trạng thái cợt nhả
dính tới danh nhân. Còn tôi bị nạn có lẽ vì đã mở miệng khá tự do trên mạng xã
hội để nói về những tồn tại cay đắng của đất nước."
Ông Ngọc
Vinh cho biết: "Tính đến trưa 13/8, tôi chưa nhận được thông báo mới. Có
lẽ họ [ban biên tập] đang giận dữ vì tôi đã công khai vụ việc này trên mạng xã
hội. Nếu họ bỏ qua vụ này như một sự hiểu lầm thì quá tốt (cười)"
"Tôi đã
suy nghĩ rất kỹ và bàn bạc với gia đình trước khi công khai vụ việc vì chuyện
này ảnh hưởng đến cơm áo vợ con tôi. Tôi còn một năm rưỡi nữa là về hưu và
khoản thu nhập từ báo Tuổi Trẻ là khoản thu nhập duy nhất trong đời làm báo của
tôi từ trước đến nay."
Ông cũng nói
thêm rằng mình "đã tuân thủ" điều khoản trong quy định của báo Tuổi
Trẻ về việc "sử dụng các dịch vụ trên Internet và thông tin trên
mạng" ban hành nội bộ từ năm 2016.
"Khoản
3 Điều 3 của quy định này ghi rõ: "Không sử dụng các dịch vụ để nhân danh
cơ quan báo Tuổi Trẻ dưới bất kỳ hình thức nào. Việc sử dụng các dịch vụ trên
Internet là dịch vụ cá nhân, thể hiện quan điểm cá nhân, cá nhân chịu trách
nhiệm trước pháp luật và quy định của cơ quan báo Tuổi Trẻ."
Image
caption Một trong những post được cho là khiến ông Ngọc Vinh bị báo Tuổi Trẻ
"xem xét kỷ luật"
"Nghề
báo là nghề mở miệng và cung cấp dịch vụ mở miệng cho dân chúng, vậy thì các
tổng biên tập phải để nhà báo được quyền mở miệng, nếu không được mở miệng trên
báo chính thống thì cho phép họ mở miệng trên mạng xã hội. Nghề mở miệng cũng
là để khai dân trí và chấn dân khí. Nếu không được mở miệng, nghề báo sẽ tiêu
điều. Ông Hồ Chí Minh có nói một câu nổi tiếng, đại ý "Dân chủ là làm cho
người dân được mở miệng". Tôi thích câu nói đó!," nhà báo Ngọc Vinh
nói với BBC.
Cũng trong
hôm 13/8, Luật sư Nguyễn Hà Luân bình luận với BBC về văn bản "Thực hiện
quy trình xử lý kỷ luật…" đối với ông Ngọc Vinh: "Toàn bộ nội dung
mang tính quy kết đó là dưới góc nhìn của ông lãnh đạo đó [tổng biên tập]. Ông
ta có quyền nhìn nhận theo chủ quan của mình."
"Chỉ có
điều, những ông như vậy thì khồng bao giờ chấp nhận người ta được quyền nghĩ
theo cách nghĩ của riêng người ta. Ông đó chỉ muốn người người đều phải nghĩ
theo cái cách mà ông ta nghĩ."
"Dù sao
thì đây mới là thông báo về việc sẽ xem xét kỷ luật chứ chưa có quyết định. Đây
là loại văn bản nội bộ, không phải đối tượng để kiện."
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45165972
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire