Người dịch: Vũ Ngọc
Yên
CAMBRIDGE
– Trong một cuộc thăm tại Bắc Kinh hồi tháng 10 tôi luôn bị hỏi sự phê
phán Trung Hoa mới đây của phó tổng thống Mỹ Mike Pence có ý nghĩa như
một tuyên bố chiến tranh lạnh mới
hay không?. Tôi trả lời là Mỹ và Trung đang bước vào một giai đoạn mới
trong mối quan hệ. Nhưng nói bóng
gió là chiến tranh lạnh thì sẽ dẫn đến lầm lẫn.
Trong cuộc
chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô đã chĩa hàng chục ngàn vũ khí vào
nhau và hai nước không có quan hệ mậu dịch hay văn hoá.
Ngược lại
Trung quốc có kho nguyên tử giới hạn, kim ngạch thương mại giữa Mỹ -
Trung lên đến 500 tỉ USD, hơn 350.000 sinh viên và trên 3 triệu du khách Trung quốc mỗi năm
đến Mỹ. Nên diễn giải mối bang giao song phương hiện nay đúng hơn là
một sự "cạnh tranh hợp tác" .
Từ khi
chấm dứt thế chiến thứ hai, những quan hệ hai nước đã trải qua 3 giai
đoạn. Và mỗi giai đoạn kéo 20 năm. 20 năm thù nghịch sau chiến tranh
TriềuTiên. Tiếp theo chụyển qua giai đoạn hợp tác giới hạn chống Liên
xô qua chuyến Hoa du nổi tiếng của
Tổng Thống Nixon vào năm 1972.
Cụộc
chiến tranh lạnh kết thúc khởi động cho giai đoạn thứ ba hợp tác kinh tế với việc Mỹ giúp đỡ Trung hội nhập nền kinh tế
toàn cầu và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới vào năm 2001. Tuy
nhiên trong thập niên đầu hậu chiến tranh lạnh, chính quyền Bill Clinton
đã có biện pháp phòng ngừa như
tăng cường liên minh Mỹ Nhật, cải thiện bang giao với Ấn Độ. Nay,
từ 2017 chiến lược an ninh quốc gia
Mỹ, tập trung vào sự cạnh tranh của các cường quốc mà Trung quốc và
Nga Sô bị xem là đối thủ chính của Mỹ.
Trong khi
nhiều nhà phân tích Trung quốc đổ trách nhiệm giai đoạn thứ tư cho
Tổng Thống Trump thì Chù tịch nhà
nước Tập Cận Bình cũng không hẳn vô tội. Ông này đã bỏ đường lối
khôn ngoan của Đặng Tiểu Bình là Trung quốc không nên biểu hiện quá
đáng trên trường quốc tế, hủy
bỏ hạn chế nhiệm kỳ Chủ tịch nuớc và công bố "giấc mơ Trung quốc" một cách mang nặng
tinh thần dân tộc . Tưởng như Tập đội nón đỏ mang hàng chữ "Làm Trung Hoa vĩ đại
trở lại" (Make china great again).Trước bầu cử
Tổng Thống 2016 , dư luận tại Mỹ đối với Trung quốc đã
không tốt. Những tuyên bố cường điệu và áp thuế của Trump chỉ là dầu đổ thêm vào ngọn
lữa đang bập bùng.
Trật tự
thế giới cởi mở góp phần cho Trung quốc phát triển kinh tế nhanh và
giảm nghèo đáng kể. Tuy nhiên nước này đã lạm dụng luật chơi trong
lãnh vực thương mại. Trung quốc bao cấp các doanh nghiệp nhà nước, dọ
thám kinh tế và đòi hỏi các công ty ngoại quốc phải chuyển
nhượng sở hữu tinh thần cho đối tác nội địa. Trong khi đa số chuyên
viên kinh tế lập luận Trump phạm sai lầm khi tập trung vào sự thiếu hụt thương mại song
phương , thì cũng có nhiều người hỗ trợ những chỉ trích của ông về
những nỗ lực của Trung quốc đang thách đố ưu thế công nghệ kỹ thuật
của Mỹ. Ngoài ra sức mạnh quân sự của Trung quốc đang đặt ra mức độ
an ninh gây tổn hại cho mối bang giao song phương.
Giai đoạn
quan hệ thứ tư này ít nhiều phản ảnh một cuộc tranh chấp thương mại
tựa như cuộc xung đột mới đây của Mỹ với Gia Nã Đại về nhập hàng vào thị trường sữa Gia Nã
Đại, chứ không phải là chiến tranh lạnh vì mức độ lệ thuộc lẫn nhau
rất lớn.
Một vài
phân tích gia nhận định giai đoạn thứ tư này đánh dấu khời đầu một
cuộc xung đột, theo đó một bá quyền củng cố sẽ bước vào cuộc chiến
chống lại một bá quyền đang trổi dậy. Trong giải thích về cuộc chiến Peloponnesus, sử gia Thucydies
cho r ằng sự sợ hãi của Sparta trước sự trổi dậy
Ahten đã gây ra chiến tranh. Các phân
tích gia này tin rằng sự trổi dậy của Trung quốc đang tạo ra nỗi lo ở Mỹ. Họ so sánh
tình trạng tương tự của Thế chiến
thứ nhất khi nước Đức trổi dậy tạo nguy cơ cho bá quyền Anh. Tuy nhiên
nguyên nhân thế chiên thứ nhất phức tạp hơn , bao gổm nhiều lý do khác như
sức mạnh của Nga lúc đó cũng làm Đức sợ. Chủ nghĩa quốc gia
dâng cao ở vùng Balkan và nhiều nước khác và những rủi ro cố tình
gây ra của Vương quốc Habsburg nhằm chống lại sự suy vong .
Một điểm
còn quan trọng hơn nữa là trong năm 1900 mức sản xuất kỹ nghệ Đức đã
vượt hẳn Anh. Trong khi Tổng sản lượng nội địa GDP của Trung quốc (tính theo Dollar) hiện chỉ bằng 3/5 nền kinh tế Mỹ. Mỹ có
thời gian và phương tiện để
chế ngự sự gia tăng sức mạnh của Trung quốc nhiều hơn Anh so với Đức . Trung quốc
còn bị giới hạn trong một hệ thống cân bằng sức mạnh ở Á châu. Nhật,(
nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới) và Ấn Độ ( dân số sẽ vượt Trung hoa trong thời
gian gần) không muốn bị Trung quốc thống trị.
Nếu chấp
nhận sự sợ hải mà Thucidies diễn tả,
thì một sự tiên đoán tự đắc có lẽ không cần thiết cho nước
Mỹ. May mắn các dự đoán ý kiến cho thấy công luận Mỹ chưa nhìn nhận
sự thể hiện kích động Trung quốc là kẻ thù mạnh bạo như Liên xô
trong thời chiến tranh lạnh.
Mỹ và
Trung quốc không đe dọa sự sinh tồn đối với nhau như Hitler của Đức và
Stalin của Liên xô. Trung quốc không đứng trước cuộc đổ bộ vào Mỹ và
cũng chẳng ép Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương nơi mà nhiều nước mừng sự hiện diện của Mỹ. Nhật, một
bộ phận quan trọng của chuỗi đảo phòng thủ tuyến đầu đang đảm
nhận 3/4 chi phí cho 50.000 lính Mỹ trú đóng trong nước.
Chuyến
viếng thăm Tokio mới đây cùa tôi đã
xác nhận quan điểm cùa tôi là Liên minh Mỹ mạnh nếu Trump duy trì
điều này và triển vọng Trung quốc đẩy Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình
Dương hay thậm chí có thể thống
trị thế giới thì rất mỏng manh. Mỹ sở hữu những con bài chiến lược
tốt và không cần tự tạo cho mình cảm giác sợ hãi Thucydides .
Tuy nhiên
còn một chiều hướng khác chuyển biến giai đoạn thứ tư này thành một "sự cạnh tranh hợp tác" thay vì chiến tranh
lạnh. Trung và Mỹ đang đứng trước
những thách đố xuyên quốc gia và chỉ giải quyết được với sự hỗ
tương lẩn nhau. Sự biến đổi khí hậu, Mực nước biển dâng cao theo quy luật vật lý , chứ không
theo chính trị. Và các tệ trạng từ buôn nha phiến, ma túy đến bệnh
truyền nhiễm đi qua biên giới không kiểm soát, tất cả đòi hỏi các
nền kinh tế lớn phải cộng tác để ngăn chận những mối nguy cơ này.
Một vài
khía cạnh bang giao mang tính chất một cuộc chơi ai cũng được cả. An
ninh quốc gia Mỹ sẻ đòi hỏi sức mạnh cùng Trung quốc , chứ không trên Trung quốc . Vấn đề chính là Mỹ
có thể hiểu khaí niệm "Cạnh tranh hợp tác" hay không. Chúng ta vừa đi
và vừa nhai kẹo cao su được không?. Trong thời chủ nghiã quốc gia dân
tuý, các nhà chính trị rất dễ kích động sợ hãi về một cuộc chiến
tranh lạnh.
Joseph S.
Nye , GS Đại Học Harvard, Mỹ : The cooperative Revalry of US-China Relations
(Projekt Syndicates 6.11.2018)
Người
dịch: Vũ Ngọc Yên
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire