Thiện Tùng
Phiên họp áp chót của Quốc
hội khóa XIII vào giữa năm 2015 do ông Nguyễn Sinh Hùng làm chủ tịch, trong
chương trình nghị sự có bàn về nạn “mãi dâm” trong xã hội. Giờ đây, phiên họp lần
thứ 6 (giữa nhiệm kỳ) Quốc hội khóa XIV vào những ngày cuối tháng 10 đầu tháng
11/2018 do bà Nguyễn thị Kim Ngân làm chủ tịch, lại phải bàn luận về mãi dâm
trong học sinh, sinh viên, nhứt là sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư
phạm – nơi sẽ cho ra lò những thầy/cô giáo cần có tư chất tốt cho giới trẻ nêu
gương.
Để phù hợp với thực tiễn, mới đây
Bộ Giáo dục - Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại thông tư số
10/2016/TTGD-ĐT. Dự thảo thông tư mới quy định nhiều vấn đề đối với học sinh,
sinh viên. Ở phần phụ lục của dự thảo Thông tư, cấm sinh viên không được làm 3
việc:
1/ Hành nghề mãi dâm
và đi biểu tình, phạm 4 lần sẽ bị đuổi học.
2/ Đánh nhau và lấy cắp tài
sản, phạm 3 lần sẽ bị đuổi học.
3/ Chứa chấp, môi giới mại
dâm chỉ cần 1 lần phạm sẽ bị đuổi học.
Khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo
Thông tư nầy lên trang website của Bộ, từ 29/10/2018, trên mạng Xã hội xuất
hiện nhiều bài viết phản đối việc đề xuất hành xử phi lý, nực cuời về mãi dâm
đối với sinh viên của Bộ GD-ĐT.
Trên báo Tiếng Dân, hôm
31/10/2018 Blogger Bá Tân dẫn lời phản ứng không kém phần gay gắt của
sinh viên đại học Sư phạm đối với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ:
<< “Nếu xưng hô theo kiểu xã giao, chúng
em phải gọi anh là ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo. Nhưng chúng em muốn xưng
hô bằng tiếng nói thực lòng, không hề xã giao, vì thế chúng em gọi ông bộ
trưởng là anh - anh Phùng Xuân Nhạ.
Thưa anh Nhạ, anh là người đàn ông tuyệt vời nhất
của giới đàn bà, nhất là những ai đang trong độ tuổi thanh nữ, trong đó có nữ
sinh viên đại học sư phạm như chúng em. Nữ sinh viên cao đẳng và đại học sư
phạm tôn vinh anh và ngàn lần cảm ơn anh.
Anh là người hiểu chúng em nhất, và thông cảm nhất
cho chúng em–những nữ sinh ở các trường đại học nói chung, không riêng gì đại
học sư phạm.
Tuổi chúng em luôn tràn đầy khát vọng: khát vọng
sống, khát vọng học tập, dĩ nhiên có cả khát vọng tình yêu đôi lứa. Nói đến
tình yêu, nói đến quan hệ nam-nữ, nhất là xã hội đương thời, với sự lãnh đạo
tài tình của đảng ta, thật khó tránh được yêu bằng quan hệ xác thịt.
Các cụ ngày xưa khuyên dạy theo kiểu nhắc nhở từ
xa: “lửa gần rơm lâu ngày sẽ cháy”. Ngày nay, thưa anh Nhạ vô vàn thân mến, nữ
sinh viên chúng em luôn tâm sự với nhau: “xăng gần lửa không cháy” mới là
chuyện lạ.
Nữ sinh viên chúng em ngàn lần đội ơn anh Nhạ, anh
rất hiểu và thông cảm cho chúng em, cho nên anh đưa ra quy định cực kỳ nhân
văn, phải đến lần thứ tư quan hệ tình dục bất chính, nếu bị bắt quả tang, sẽ bị
kỷ luật cao nhứt là đuổii học.
Nữ sinh viên các trường đại học coi anh Nhạ là thần
tượng. Trong phòng trọ, nữ sinh chúng em treo ảnh anh Nhạ là để tỏ lòng cảm ơn
anh. Phòng trọ nhếch nhác lắm, ảnh của anh treo bên cạnh những vật dụng thường
ngày như là xô chậu, quần áo, giấy vệ sinh, nước rửa bát…
Thưa anh Nhạ, sau khi anh đưa ra quy định dành cho
nữ sinh viên đại học sư phạm, chúng em bị mất giá thê thảm. Bạn trai nhìn chúng
em bằng ánh mắt coi khinh, thậm chí một số nữ sinh viên bị bạn trai thẳng thừng
hỏi rằng: “Bạn đã quan hệ… đến lần thứ mấy rồi”? Nhục quá anh Nhạ ơi!
Thưa anh Nhạ, cái quy định dành cho nữ sinh viên
đại học sư phạm, sau khi lan truyền trên mạng xã hội, dư luận cho rằng, tác giả
của nó, chính là anh Nhạ, đã phá trinh đời con gái chúng em!>>.
Ông Phùng Xuân Nhạ trả lời phỏng vấn của phóng viên |
Được biết, chỉ sau
vài giờ khi được báo chi thông tin rộng và lên án về dự thảo Thông tư nầy, vào
lúc 22 giờ ngày 29/10/2018, Bộ GD-ĐT đã rút nó xuống khỏi website của Bộ.
Tại nghị trường
Quốc hội, nhiều đại biểu chất vấn về dự thảo Thông tư nầy. Trả lời chất vấn của
các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: “Bộ
Giáo dục - Đào tạo sẽ rà soát, sửa đổi hoặc loại bỏ tất cả những nội dung không
phù hợp.
Tuy
nhiên, khi điều chỉnh, sửa đổi dự thảo, ban soạn thảo, đặc biệt là các cá nhân
trực tiếp làm công việc này năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém, còn đưa
dự thảo lên website của Bộ dẫn đến phản ứng của xã hội. Khi có thông tin (phản
ứng trái chiều) tôi chỉ đạo xử lý ngay”.
Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã tiếp thu ý kiến dư luận. Các đại biểu Quốc hội đề nghị những quy định gây
phản cảm, bức xúc thì phải sửa ngay trước khi đưa ra lấy ý kiến rộng rãi toàn
bộ xã hội.
Dường như những
người dự thảo thông tư nầy, phần xử lý đối với sinh viên hành nghề mãi dâm, bắt
chước 4 hình thức kỷ luật đối với đảng viên của đảng cầm quyền: “phê bình,
khiển trách, cảnh cáo, khai trừ”.
Đúng là ăn cơm
chúa (Dân) mà múa không xong?!
Người ta thường
nói đến những đôi từ: Phong tục, tập tục, hủ tực, tệ tục…Đâu
phải tất cả đều xấu. Để giữ cốt cách văn hóa của dân tộc phải tôn trọng, kế
thừa, nâng cao phong tục, tập tục; và phải giáo giục xóa bỏ hủ tục, tệ tục .
Tình dục là bẫm
sinh của con người, để lưu truyền nòi giống. Người ta cũng thường nói đến những
đôi từ: thông dâm, mãi dâm, gian dâm, cưỡng dâm…
cũng đâu phài tất cả là xấu: Thông dâm là những đôi nam nữ đã cưới hoặc
chưa cưới đồng tình với nhau làm chuyện ấy - Nếu đã cưới rồi mà làm chuyện ấy
được xem là hợp luật lệ, chưa cưới mà thật tình yêu nhau làm chuyện ấy (đặt cày
trước trâu) được xem là trái luật nhưng hợp lệ. Mãi dâm do nghéo bán
“vốn tự có” để mưu sinh phải tìm cách giúp họ thoát nghèo, bỏ nghề. Còn gian
dâm, cưỡng dâm có tên gọi chung là dâm ô, bằng mọi cách
phải tẩy sạch.
Thiện
Tùng
------------
Tiện đây, người
viết tự giới thiệu bài viết của mình hồi năm 2015 về vấn đề Mãi dâm được nhiều
trang mạng Xã hội chuyền nhau đăng tải, trong đó có Văn Tuyển – Hiệp hội Văn
chương Toàn cầu. Bài viết nầy vẫn còn mang giá trị thời sự:
Mãi dâm “trăm hoa đua nở”
Thiện Tùng
Ngôn ngữ Việt Nam nói về tình dục
cũng phong phú, người ta ám chỉ nó bằng những đôi từ có ngữ nghĩa khác nhau: thông dâm, gian dâm,
cưỡng dâm, mãi dâm... Bài viết nầy, người viết chỉ nói mãi dâm, một thứ hiện đang “trăm hoa đua
nở” ở Việt Nam.
Dân gian gọi những người tham gia
lãnh vực nầy là “đĩ điếm” – đĩ là nữ bán dâm, điếm là nam mua dâm – bán thì
thu, mua thì chi .
Lý giải cho rõ về mối quan hệ mua
bán dâm hơi dài dòng: “Có thứ nầy đã hoặc sẽ có thứ kia, có thứ kia đã hoặc sẽ có thứ nầy, nếu
khuyết một trong hai nó không còn là nó”?.
Bán dâm nhìn tổng quát có 2 hạng
người:
1/ Nữ nghèo khó, thất nghiệp… bán
dâm để mưu sinh – bán dưới nuôi trên. Họ cần có tiền để trang trải cuộc sống đang thắt
ngặt, đáng thương. Khách hàng của họ là những người khát dâm, bất kể trẻ già,
hèn sang.
2/ Nữ có thể hình “ăn khách” bán
dâm để mưu sang, mưu danh. Họ tận dụng nhan sắc thiên phú của mình nhử đại gia, đại quan để hốt của,
sớm thành những bà hoàng giàu sang, danh vọng.
Về phía nữ bán dâm: Xét cho cùng, nếu
có lỗi thì lỗi ấy cũng không lớn. Bởi vì họ chỉ bán cái thuộc về quyền sở hữu
của mình để mưu sinh hoặc mưu sang. Lỗi lớn trong vấn đề nầy là nhà cầm quyền
quản lý xã hội thế nào mà để thiểu số người giàu nứt đố đổ vách, đa số người
khố rách áo ôm, phải bán thân nuôi miệng – xem như tự “rỉa lông” mình mà
sống?!.
Về phía Nam mua dâm: Hãy thông cảm và
xử lý nương tay với những người phải chiếc số tiền ít ỏi do mình làm ra để giải
quyết “cơn khát” bẩm sinh. Nếu nhà cầm quyền “chịu chơi” như đã từng hô hào,
hay truy tận gốc, xử lý đến nơi những gã “ham vui, thích của lạ”, xem họ
moi đâu ra nhiều tiền, chi không run tay để mua “hàng hiệu” giá đắt tận
mây xanh.
Nhằm bổ sung cho phóng sự về nạn
mãi dâm, tôi xin và được cho phép vào trại phỏng vấn cô Y, một gái bán dâm bị
bắt quả tang ở quán Ly Ly. Tôi hỏi:
- Cô bao nhiêu tuổi, học hành đến đâu?
- 19, trung học, đậu đại học, không có tiền học tiếp – Cô Y trả lời cọc lóc.
- Sao không chọn nghề khác mà chọn nghề nầy?
- Ông giới thiệu giúp đi. Tôi không tiền, không có thân thế nên không thể…
- Cũng son phấn, nữ trang khá đầy đủ chớ bộ ?
- Các thứ nầy như đồ nghề của thợ, không có cũng tìm mọi cách tạo cho có để vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.
- Cô có biết hành nghề nầy phạm pháp không?
- Thân thể tôi do cha mẹ tôi tạo ra, nó thuộc quyền sở hữu của tôi, thắt ngặt tôi bán nó, có ăn cắp ăn kiêu gì của ai đâu mà phạm pháp ?!.
- Pháp luật quy định vậy mà?
- Dầu vậy, nhưng nó không hợp với hoàn cảnh của tôi nên tôi không thể thi hành. Vì vậy, tôi mới bị bắt vào đây.
- Cô hành nghề nầy, vô tình gây đau khổ cho nhiều người khác như vợ con, cha mẹ những người đàn ông đến với cô?
- Có nỗi khổ đau nào bằng nỗi khổ của người con gái phải đem bán cái quý nhứt của đời mình ?!.
Có tiếng quản trại gọi báo mẹ cô
Y đem cơm đến. Tôi dầu có muốn cũng không hỏi được gì thêm ở cô Y. Khi cô Y
xách cơm vào trong, tôi hỏi mẹ cô Y:
- Chị có biết con gái chị (Y) hành nghề nầy không mà không can ngăn?
- Có. Nhưng ông có biết không, đau xót lắm: Vợ chồng già tôi hàng ngày đã ăn một phần cuộc đời con gái duy nhất của mình!.
Và còn biết bao chuyện khác mà
tôi mục kích. Tôi xin kể một số chuyện có thật 100% để độc giả xem coi nên cười
hay mếu:
1/ Ở một quán bia ôm, 4 – 5 cô
gái mặc 7 da 3 vải, khi vắng khách, họ cùng ngồi xem truyền hình. Khi thấy một
quan chức nào đó “nhả ngọc phun châu” trên diễn đàn cho nhiều người nghe, bỗng
nhiên một cô trong số rống họng: “Đó !… thằng cha đang nói đó, hôm rồi hắn tới
đây nhậu xỉn rồi bớp tao đau chết me !!!”.
2/ Cạnh nhà tôi có một quán bia
ôm. Tuy hơi hẻo lánh nhưng khách rất đông. Bí quyết là chủ hiểu được bụng dạ
“thượng đế”: “Thường xuyên đổi mới thức ăn và gái” – theo kiểu cũ ai mới
mình. Khách sang, khách quan “thích món ngon vật lạ” rủ nhau đến đây.
Rùm beng quá, chính quyền sở tại
định “hỏi thăm sức khỏe”. Khi nghe vợ lo sợ báo tin, chủ quán dõng dạc: “Muốn thì ra tay đi,
tôi đã thủ đủ bằng chứng, nếu bị khám xét, hạch hỏi, tôi sẽ trình ra coi ai vào
đây ôm”. Không ngờ câu nói cứng ấy lại ngăn được kiểm tra của cơ quan chức năng.
3/ Bia ôm nhậu xỉn rồi quậy quá
coi mòi khó “thọ”, chủ các quán bia ôm lần lượt chuyển sang Karaoke hoặc nhà
trọ – loại hình chứa mãi dâm kín đáo, riêng biệt, khó kiểm tra. Chủ quán cạnh
nhà tôi cũng chạy theo thời thế, chuyển quán bia ôm thành nhà trọ.
Bữa nọ tôi đến chơi, được ông chủ
mời nước tử tế, nói: “Anh và anh Ba ngồi uống nước, tôi ra sau chỉ huy gánh thợ một chút rồi
vào”. Tôi ngồi chưa nóng đít, thiếu tá Công an Khu vực vào vừa khỏi cổng gọi
to: “Xong chưa anh Ba…ảy?. Em xin được giấy phép cho anh rồi đây”. Chủ quán ra nhận
giấy nói:
- Mở rộng thêm, làm cả thảy 17 phòng, tuần nữa mới xong.
- Bia ôm là “xào khô”, nhà trọ hay karaoke là “xào nước” đấy – tôi nói nủa đùa nửa thật rồi xúm nhau cười.
Sau khánh thành nhà trọ chừng 1
tháng, tôi sang chơi, hỏi:
- Bộ ế sao êm quá vậy?
- “Ấp” đều trong đó – Chủ nhà trọ đáp.
- Khách nào mà đông thế?
- Gần có, xa có. Họ bắt cặp rồi dẫn tới đây. Toàn là người có quyền và có tiền – nghèo lo cái ăn không đủ ở đó mà “mát mẻ”.
- Bộ kinh doanh truyền hình + đầu máy nữa sao mà để lềnh khênh vậy?
- Ý định cho khách từng phòng thuê xem, nhưng có lẽ họ thích xem cái khác nên ế. Anh hay ai mua tôi bán hạ giá lại cho?
4/ Ông quan đầu tỉnh địa phương
tôi, ông thường nghiến răng nhắc nhở thuộc hạ học tập làm theo gương đạo đức
của cụ Hồ. Bữa nọ, ông phó Tổng giám đốc một ngân hàng ở Sài Gòn về nhà nghỉ
chủ nhựt, rủ Quan ra quán Bờ Xoài nhậu ngà ngà rồi rủ ông “mát mẻ của lạ”
một đêm. Ăn quen nhịn không quen, cứ trưa thứ bảy, Quan gọi giật phó Tổng tranh
thủ về “nhậu”- tiếng lóng.
Thấy chồng “bỏ bót” hoài, vợ Quan
nghi ngờ ông “mèo mã gà đồng”, mướn vệ sĩ theo dõi. Vệ sĩ vâng lịnh bà, đi lấy
có để kiếm chút “cháo” chớ dại gì va đầu vào đá.
Thấy mướn vệ sĩ tốn tiền mà không
có kết quả, bà thay đổi chiến thuật: Tăng cường son phấn, mặc đúng thời trang để nâng
cấp hòng chiêu phu quay về “cố quốc”. Già mà ăn vận lòe lẹt, vẽ trét
tùm lum, nhìn vào càng thêm chướng mắt, hết muốn “nhậu” – Bà càng “nâng cấp”
ông càng “đi đêm”. Thế là bà đành phải “hy sinh” tình, bám lấy tiền do Quan
cung cấp.
Bay mãi “mỏi cánh” cũng phại hạ.
Khi hạ cánh, hình hài Quan xơ xác rồi ngã bịnh. Chưa đầy năm sau ông chết với
thi thể nổi đỏ, thâm quầng. Để giữ uy tin cho ông – đúng hơn là cho Đảng, lãnh
đạo cấm nói căn bịnh thế kỷ của ông. Bác sĩ điều trị chỉ lén rỉ tai với một vài
người thân quen: “Ổng bị S”.
Mãi dâm ở Việt Nam thuộc truyện
dài nhiều tập, đâu cũng có, ít nhiều ai cũng biết. Nói chuyện người ta đã biết
là “tra tấn dã man”. Để kết thúc bài viết, tôi xin tặng các nữ sinh thích bắt
bướm ép vào trang sách 4 câu thơ ngừa Sở Khanh:
Lộn kiếp từ sâu, Bướm là ta,
Sống nhờ bòn rút các loài hoa.
Nhấp nhô đôi cánh đi thu vén,
Nhụy rữa, hương tàn mặc kiếp hoa.
Mỹ Tho, 12/6/2015
T.T
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire