Thiện
Tùng
" Đạo giáo dùng giáo lý thu
phục lòng người, gia nhập đạo tự giác không ép buộc, còn Đảng CSVN thì áp đặt,
buộc toàn dân, không phân biệt đạo hay đời, phải chấp nhận, tôn sùng, làm theo
chủ nghĩa Max-Lenin?. "
***
Tôn giáo nói chung, Đạo giáo nói riêng chỉ là những tổ chức Xã hội
dân sự thuần túy. Từng Đạo giáo ngưỡng mộ một đức tin nhứt định, để rồi, biến
nó thành giáo lý, dùng giáo lý thu phục nhân sinh làm lành lánh dữ - đại loại
là như thế.
Tôn giáo là trừu tượng, là khái niệm
chung; Đạo giáo là cụ thể, là khái niệm riêng. Cũng như Cây là khái niệm
chung, cây Chuối là khái niệm riêng. Nhưng đứng góc độ cây Chuối thì Chuối là
khái niểm chung, chuối Già, chuối Xiêm, chuối Hột… là khái niệm riêng. Chính vì
vậy, người ta gọi “Đạo Phật” hay “Phật giáo” chớ không ai gọi “Tôn giáo Phật”; gọi “Đạo
Thiên chúa” hay “Thiên chúa giáo” chớ không ai gọi “Tôn giáo Thiên chúa”..v.v…
Tự do tín ngưỡng và không
tín ngưỡng là quyền của mọi người . Hai từ “Đạo, Đời” là để phân biệt lớp ngưởi
theo tín ngưỡng (Đạo) và lớp người không theo tín ngưỡng (Đời) chớ không phải để
chia rẽ hay phân biệt đối xử. Phải hiểu rằng, Đạo giáo cũng/chỉ là những bộ phận
dân tộc, suy nghĩ và hành động phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.
Muốn được công nhận là một Đạo giáo, nhứt thiết
Đạo giáo ấy phải có cội nguồn và Giáo lý (học thuyết). Không có chuyện đạo nầy
lãnh đạo đạo kia, không được bài bác nhau, phải tôn trọng nhau.
Người
viết là (Đời) am hiểu về “Đạo” tủn mủm lắm, chỉ có thể nói những đặc điểm nhưng
cũng chưa chắc đúng – coi như tham khảo:
1/ Phật Giáo:
Phật
giáo có 2 phái: Phất giáo Tăng già và Phật giáo Thồng
nhứt, bắt nguồn từ truyền thuyết:
Thái tử Sidata từ bỏ hoàng cung và từ biệt vợ đi tìm đạo hạnh để cứu độ chúng
sinh, cho ra đời học thuyết (giáo lý) và hình thành Đạo Phật. Những vị đã, đang
và sẽ kế thừa: Di Đà, Thích Ca, Di Lặc – Di Đà là quá khứ (cựu), Thích Ca là hiện
tại (đương nhiệm), Di Lặc là tương lai (trù bị kế thừa).
2/ Thiên
chúa giáo:
Tham khảo từ Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia),
theo truyền thuyết: Vào khoảng năm -6
và -4 trước Công nguyên (Tây lịch), Jesus được
sinh ra trên cánh đồng cỏ Bethlem (Israel – Do Thái). Chúa Jesus sáng lập ra Do
Thái giáo ở Israel. Thiên chúa giáo bắt
nguồn từ Do thái giáo, cùng thờ chúa Jesus và đức mẹ Maria (thân mẫu của
Jesus).
Do Thái
giáo hay Thiên chúa giáo đều xem Jesus là “Chúa Trời”, người có công tạo ra vũ trụ và
loài người, soạn ra giáo lý để cứu rỗi linh hồn chúng sinh.
Thiên
chúa giáo có 2 nhánh chính: Đạo Công giáo và Ki-tô giáo (Cơ đốc giáo).
Ki-tô
giáo có 2 nhánh chính: Công giáo Roma và Tin lành. Công giáo Roma do Linh mục
hành lễ, còn Tin Lành do Mục sư (người có gia đình) hành lễ.
Ở Việt
Nam, do yếu tố lịch sử, “Thiên chúa giáo” còn gọi là “Công giáo Roma”, thờ
“Thiên Chúa” (Chúa Trời), biểu trưng là Chúa Jesus và Đức mẹ Maria.
3/ Cao Đài giáo:
Nghe
nói có đến 12 phái, do Phạm Công Tắc khai đạo. Người viết chỉ biết 3 phái: Cao đài Chính
thống, Cao đài Tây Ninh và Cao đài Bến Tre (phái ông Tương - thân kháng chiến). Cao đài nói chung có tham
vọng cầm quyền, trước kia họ có xây dựng lực lượng vũ trang riêng.
4/ Hòa hảo giáo:
Hòa hảo
giáo do Huỳnh Phú Sổ khai đạo, giáo lý cải biên theo đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” - Ân Tổ tiên, Ân
đất nước, Ân Tam bảo, Ân cha mẹ”. Đạo
Hòa hảo cũng có tham vọng cầm quyền, trước kia họ có xây dựng lực lượng vũ trang
riêng như Cao Đài.
5/ Phái Bình Xuyên:
Bình Xuyên không phải là một Đạo giáo. Họ chỉ là lực lượng vũ
trang yêu nước khá hùng mạnh, ngoại xâm nào họ cũng chống không ngại hy sinh. Họ
như những anh hùng “Lương Sơn Bạc” thời xa xưa bên Tàu. Trong chiến tranh chống
pháp, theo lời chiêu dụ của Việt Minh, từ Rừng Sát, họ chuyển quân về Đồng
Tháp Mười, chấp nhận gia nhập vào Vệ Quốc Đoàn. Ít lâu sau, do bất bình gì đó,
một bộ phận nhỏ giả hàng Tây, đồn trú ở quận 8 Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Sau hiệp
định Genève 1954, đất nước chia làm 2 miền, họ lấy Rừng Sát (duyên
hải Sài Gòn) làm hậu cứ, “tiền đồn” vẫn là quận 8 Sài Gòn, kinh doanh chủ yếu bằng
sòng bạc quy mô lớn ở Sài gòn mang tên “Đại thế giới”. Khi Mỹ đưa những đoàn cố
vấn vào miền Nam, họ bắt đầu rụt rịch.
Thời Đệ
nhứt Việt Nam Cộng hòa, ông Diệm và Nhu cao tay, hết dụ rồi truy diệt xóa sổ lực
lượng vũ trang 3 Giáo Phái (Cao đài, Hòa hảo, Bình xuyên) nầy. Tàn quân của họ
lui vào Đồng Tháp Mười lập căn cứ, phối hợp rồi hòa nhập với lực lượng vũ trang
thuộc “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam” cùng chống Mỹ-- Diệm. Đến nay, phái
Bình Xuyên chỉ còn là lực lượng anh hùng không tên tuổi. Nhưng cũng may, ngành
Công an CHXHCNVN có xuất bản cuốn sách “Người Bình Xuyên” nói tốt về họ. Có
hơn không, được như thế cũng mát dạ, ấm hồn phần nào đối với những người gốc
Bình Xuyên còn sống hay đã vị quốc vong thân.
6/ Đảng CSVN:
Đưa Đảng CSVN vào đây, chắc
có người không hài lòng, cho rằng thằng cha Tùng mắc toi nầy sao lại đưa Đảng CSVN quang vinh vào tốp Giáo Phái nầy? - Xin thưa, vì tôi thấy
nó có cái gì đó vừa giống, vừa khác, vừa Kỳ lạ :
Giống
- Đạo giáo tôn thờ người sáng lập đạo và người
có công truyền bá đạo thì Đảng CSVN cũng tôn thờ người sáng lập chủ thuyết CS
và người có công đưa về, truyền bá chủ
thuyết CS ở VN - đó là cụ Hồ Chí Minh?.
- Đạo
giáo dùng nhà thờ, chùa chiền, thánh thất, nhà chung… làm nơi thuyết giáo thì Đảng
CSVN cũng dùng học viện chính trị cấp TW, trường chính trị cấp địa phương để giáo
huấn học thuyết Max-Lenin với 3 môn học chính yếu:Triết học Maxit, Chính trị Kinh tế học
Maxit, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học?.
Khác
- Đạo
giáo dùng giáo lý thu phục lòng người, gia nhập đạo tự giác không ép buộc, còn
Đảng CSVN thì áp đặt, buộc toàn dân, không phân biệt đạo hay đời, phải chấp nhận,
tôn sùng, làm theo chủ nghĩa Max-Lenin?.
- Đạo hay Đảng cũng chỉ là những bộ phận của dân
tộc. Các Đạo giáo nhận ra điều đó, họ chỉ lãnh đạo, quản lý phạm vi tín đồ
mình, còn Đảng CSVN, chỉ có hơn 4 triệu đảng viên mà tự đặt cho mình quyền lãnh
đạo, quản lý cả đất nước và dân tộc VN hơn 90 triệu người?.
- Các
nước theo thể chế chính trị Dân chủ cho phép đa nguyên, đa đảng, còn Việt Nam
ta theo thể chế chính trị Độc tài, cấm tuyệt đối đa nguyên, đa đảng.
- Các nước theo theo Dân chủ, các đảng phái đối
lập cử người ra tranh cử theo từng nhiệm kỳ, bầu theo thể thức phổ thông đầu
phiếu, phía thắng cử lập chính phủ, thực hiện những gì mình hứa khi ra tranh cử,
đặt lợi ích quốc gia dân tộc trên hết, nếu làm sai dân có quyền phản đối bằng mọi hình thức, cơ
quan đại diện dân có quyền bãi miễn…, còn ở Việt Nam, cử lãnh tụ gói gọn trong
phạm vi Ban chấp hành TW Đảng theo thể thức “Đảng chọn, Đảng bầu” nhưng khi đắc cử chẳng những trở thành lãnh tụ Đảng mà còn lãnh
tụ cả quốc gia dân tộc, Đảng lãnh đạo quốc
gia dân tộc không theo nhiệm kỳ mà miên trường, đặt lợi ích Đảng trên hết. Bầu
cử lãnh đạo các cấp, các ngành thuộc hệ Nhà nước theo thể thức “Đảng chọn,
Dân bầu”. Đảng chọn ứng cử viên gần như
đều là đảng viên của mình ra gọi là “tranh cử”. Trên làm sao dưới
làm vậy, hình thành hệ chuyên chính vô hay tư sản gì đó, đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng CSVN. Để cho đỡ chướng mắt, gắn cho chúng cái mác “Nhân
dân” để lòe đời.
Kỳ lạ
Từ lâu
Đảng CSVN tôn thờ chủ nghĩa Max-Lenin theo thuyết Duy vật, nhưng những năm tháng gần đây
số lượng không nhỏ đảng viên, có cả cấp cao, ngã theo thuyết Duy tâm, họ đi chùa, ăn chay, niệm phật, thờ phật tại gia, xem tướng,
coi tay, đoán số…Đáng nói, bộ thấy Phật trong nước ít linh sao mà ông Quang,
ông Dũng sang tận Đông Độ khẩn Phật cầu an. Cách mấy ngày, anh em di dự khánh
thành nhà về nói: “Cựu phó Bí thư Thành
phố thờ tượng Phật tổ bố, tả hữu tượng Phật là tượng ông Hồ, ông Giáp nhỏ tí
tèo, như 2 người hầu”. Người viết nghĩ: “Chẳng lẽ đảng viên Cộng sản từ Mác nghinh
Phật !?”.Và có phải vì hiện tượng “ăn
chay” nầy mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận trong chua xót ‘Nhạt Đảng,
khô Đoàn’?”.
Lê Thanh Hải, cựu ủy viên BCT niệm Phật cầu mong tai qua nạn khỏi - Ảnh minh họa. |
Đám tang mẹ Nguyễn Tấn Dũng |
18/01/2019
T.T
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire