Nguyên tựa: The Trump-Kim Summit Show Will Yield Positive Results—for Vietnam
Viet Phương Nguyen và Khang Vu
Viet
Phương Nguyen là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Quản lý Dự án Nguyên tử và
Chương trình An ninh Quốc tế của Trung tâm Belfer, Thuộc Harvard Kennedy
School.
Khang Vu hiện đang làm luận án Thạc sĩ tại Đại học
Dartmouth, tập trung vào đời sống chính trị Đông Á và chính sách Đông Á của Hoa
Kỳ.
Vài ngày trước,
Yonhap News, hàng thông tấn xã của Hàn Quốc có đưa tin rằng Việt Nam sẽ tổ chức
hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai vào ngày 27 và 28 tháng Hai (2019).
Hồi đầu tháng Hai, hãng tin Reuters cũng đưa tin rằng Kim Jong-un sẽ viếng thăm
Hà Nội sau Tết nguyên đán (2019), và, hồi đầu tháng Một (2019), các quan chức
Mỹ và Bắc Triều Tiên đã gặp nhau tại Hà Nội để thảo luận về kế hoạch cho hội
nghị thượng đỉnh. Trong khi chờ đợi kết quả của hội nghị thượng đỉnh lần thứ
hai, việc Việt Nam được chọn làm địa điểm cho thấy nhiều ý định của Bắc Hàn cũng
như sự phức tạp trong việc đạt được một thỏa thuận phi hạt nhân hóa với Bình
Nhưỡng.
Việt
Nam là địa điểm lý tưởng cho cuộc gặp thượng đỉnh
Kim Jong-un chọn Việt Nam vì những lý
do liên quan đến nhu cầu bí mật và an ninh. Chính phủ Việt Nam, với một hệ
thống các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, với một bộ máy an
ninh nội địa hùng hậu và với một bộ máy quan liêu chặt chẽ, sẽ có thể giữ bí
mật các cuộc họp của Trump-Kim trước, trong và sau sự kiện. Cho đến nay, chính
phủ Việt Nam, ngoài việc cho thấy họ sẵn sàng đảm nhận việc tổ chức hội nghị
thượng đỉnh, đã không tiết lộ bất kỳ một chi tiết nào liên quan đến việc tổ
chức và chuẩn bị cho hội nghị. Các tin đồn rò rỉ về địa điểm của hội nghị
thượng đỉnh được cung cấp cho giới truyền thông hầu hết đến từ các nguồn của Mỹ
và Hàn Quốc. Mức độ bí mật mà Việt Nam có thể cung cấp là lý tưởng đối với Kim
Jong-un, vì ông ta có thể muốn tránh tiết lộ tình trạng sức khỏe của mình cho truyền
thông quốc tế và tránh mọi sự soi mói trong tình huống các cuộc đàm phán không diễn
ra theo đúng cách của ông ta (to avoid revealing his health to the
international media and avoid scrutiny in the situation talks do not go his way).
Việt Nam cũng là một địa điểm được
bảo đảm nhờ lực lượng cảnh sát hùng hậu của đất nước này và sự ổn định chính
trị lâu dài. Đất nước này gần như chưa bao giờ biết đến các sự cố khủng bố và
có khả năng kiểm soát và nhanh chóng dập tắt các cuộc biểu tình lớn. Việc Việt
Nam tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình
Dương 2017 cho thấy khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh cấp độ quốc tế. Hơn
nữa, khoảng cách tương đối gần giữa Hà Nội hoặc Đà Nẵng và Bình Nhưỡng cho phép
Kim bay trên chiếc Ilyushin Il-76 của mình thay vì phải mượn máy bay Trung Quốc
như trong hội nghị thượng đỉnh (tại Singapore) trước đó.
Chương trình nghị sự cải cách của Bắc Hàn
Bằng cách chọn Việt Nam làm điểm
hẹn, Kim muốn phát đi một tín hiệu cho dư luận cả trong và ngoài nước biết rằng
chế độ của ông ta không chỉ dựa vào vũ khí hạt nhân để có được tính chính danh
mà còn dựa trên thành công kinh tế (for legitimacy but also on economic
successes) và vị thế được tôn trọng hơn trên trường quốc tế. Trên phương diện này
(In this category), Việt Nam là ví dụ điển hình của một quốc gia đi từ cấp độ
nghèo khổ bần cùng quốc tế đến vị thế một cường quốc trung lưu đang lên trong
khi vẫn có thể duy trì được sự cai trị độc đảng của mình (Vietnam is the prime
example of a country going from an international pariah to a rising middle
power while still able to preserve its one-party rule). Vào những năm 1980,
Liên Hợp Quốc (LHQ) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Hà Nội
vì xâm lược Campuchia, LHQ đã từ chối Việt Nam một nguồn vốn rất cần thiết để
thực hiện chính sách Đổi mới. Chỉ sau khi Hà Nội rút khỏi Campuchia, LHQ mới dỡ
bỏ lệnh trừng phạt, cho phép Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như Hàn
Quốc, Nhật Bản và Úc. Đất nước này cũng có quyền tiếp cận Quỹ Tiền tệ Quốc tế
và Ngân hàng Thế giới, cùng với việc tái cấu trúc rộng lớn trong nước, đã thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế 7% hàng năm trong thập kỷ sau đó.
Sau khi thử nghiệm thành công tên
lửa đạn đạo liên lục địa (ICBMs), tại Hội nghị Đảng Lao động vào tháng 4 năm
2018, Kim Jong-un tuyên bố chấm dứt chính sách kép vừa phát triển kinh tế vừa phát
triển vũ khí hạt nhân của mình và chuyển trọng tâm của Bắc Hàn sang phát triển
kinh tế trong nước. Tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba với Tổng
thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ông Kim đã bày tỏ sự quan tâm đến việc Bắc Hàn sẽ
đi theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2018, Bộ trưởng
Ngoại giao Bắc Hàn Ri Yong-ho đã đến thăm Việt Nam để trực tiếp khảo sát các cải
cách kinh tế của Việt Nam. Kim Jong-un củng cố thêm quyết tâm của Bắc Hàn nhằm tăng
mức sống của người dân bằng cách truyền đạt tầm quan trọng của việc xây dựng
kinh tế cũng như tự cung tự cấp năng lượng.
Để có thể mô phỏng thành công của
Việt Nam, trước tiên, Bắc Hàn sẽ phải truyền đạt một tín hiệu rõ ràng trong
việc tuân thủ các nghị quyết của LHQ về chương trình hạt nhân và tên lửa của
mình và cam kết thực hiện lộ trình phi hạt nhân hóa giống như Việt Nam cam kết
rút khỏi Campuchia trước khi có thể chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư nước
ngoài. Bắc Hàn đã thất bại trong việc thu hút vốn nước ngoài, ngoại trừ từ
Trung Quốc và Hàn Quốc, lý do chính yếu là do tính mơ hồ, không rõ ràng, không
minh bạch của hệ thống chính trị (due to the opaque of its political system) và
chương trình hạt nhân đang diễn ra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Bắc
Hàn phải nằm ngoài danh sách của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm ngoái, Bình
Nhưỡng đã thực hiện kế hoạch tạo ra phiên bản Dải Vegas (its own version of the
Vegas Strip) của riêng mình tại thành phố ven biển Wonsan. Trong bài phát biểu
nhân dịp năm mới, Kim cũng mong muốn mở lại Khu công nghiệp Kaesong liên Triều
và Khu du lịch Núi Kumgang. Những biện pháp này minh họa cho cơn khát vốn của Bắc
Hàn đối với vốn nước ngoài và rằng họ có thể sử dụng các tài khoản hiện tại để
đảm bảo với cộng đồng quốc tế về sự chân thành của mình trong công cuộc phi hạt
nhân hóa nhằm đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Nếu một cam kết như vậy
được thực hiện ở Việt Nam, thậm chí ngay cả khi mới chỉ là trên nguyên tắc, thì
nó cũng vẫn sẽ mang lại nhiều biểu tượng trên trường thế giới và khuyến khích
Hà Nội tiếp tục hỗ trợ Bình Nhưỡng trong chương trình cải cách kinh tế.
Mối hoài
nghi vẫn còn đó
Tuy nhiên, việc chọn Việt Nam làm
địa điểm hẹn gặp cũng cho thấy nhiều những thận trọng liên quan đến ý định phi
hạt nhân hóa của Kim, vì Việt Nam là một thất bại mang tính biểu tượng của
chính sách châu Á của Hoa Kỳ. Nếu mục đích của kho vũ khí hạt nhân Kim là nhằm
thuyết phục Hoa Kỳ rút khỏi bán đảo Triều Tiên, thì không có một nơi nào tốt
hơn (là VN) để thông báo ý định đó. Năm 1973, Hoa Kỳ, Bắc và Nam Việt Nam đã ký
Hiệp định Hòa bình Paris để chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Hiệp định này đã báo
trước việc Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, tạo cơ hội cho cộng sản Bắc Việt thống
nhất đất nước bằng vũ lực vào năm 1975.
Bắc Hàn sẽ hoan nghênh một sự phát
triển tương tự nếu chính quyền Trump coi thường các liên minh và nỗi lo sợ của
Hoa Kỳ phải đổi Los Angeles lấy Seoul trong một cuộc trao đổi hạt nhân (given
the Trump administration disdain for alliances and the U.S. fear of having to
trade Los Angeles for Seoul in a nuclear exchange). Trong những tháng gần đây, Bắc
Hàn đã kêu gọi tuyên bố chấm dứt chiến tranh và thiết lập một khu vực hòa bình
trên bán đảo Triều Tiên trước khi có các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ. Nếu Tuyên bố
kết thúc chiến tranh được đưa ra, điều đó sẽ vô hiệu hóa sự can dự hợp pháp của
quân đội LHQ trong công cuộc phòng vệ Hàn Quốc (that would enervate the case
for the legal participation of UN troops in South Korean defense). Ngoài ra,
nếu Mỹ và Bắc Hàn bất đồng trong định nghĩa về khái niệm phi hạt nhân hóa và
cần phải giành một chiến thắng ngoại giao, thì Trump có thể tìm cách ký kết một
thỏa thuận vừa phải về ICBM với Kim trong những nỗ lực thực tế để bảo vệ Hoa Kỳ
(Trump might seek to strike an ICBM rollback deal with Kim in a realistic
effort to protect the U.S. homeland). Một thỏa thuận như vậy sẽ làm tăng nỗi lo
ngại gây chia rẽ (giữa các đồng minh) đối với Seoul và Tokyo (would raise
decoupling fears in Seoul and Tokyo) cũng như báo hiệu một thất bại của Hoa Kỳ
trong công cuộc cam kết phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên.
Trong một bối cảnh như vậy, Kim sẽ
tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của các cơ sở hạt nhân và tên lửa khác, sẽ vận
hành trở lại các cơ xưởng hạt nhân và tên lửa của mình một cách bí mật
(operating his nuclear and missile factories under the radar), và gặt hái những
lợi ích từ một quy chế trừng phạt lỏng lẻo hơn (a weaker sanction regime) và
việc can dự kinh tế đầy tiềm năng với Hàn Quốc. Một “chiến thắng tại Việt Nam”
chắc chắn sẽ củng cố tính chính danh trong nước của Kim và mang lại cho ông ta
một vị thế ngang ngửa với vị thế của tổng thống Hoa Kỳ.
Kỳ
vọng gì ở Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này?
Việt Nam với tư cách là địa điểm tổ
chức hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai mang lại nhiều cơ hội cũng như
thách thức. Là ví dụ về sự thất bại của Hoa Kỳ ở châu Á và tăng trưởng kinh tế
thần kỳ, Việt Nam cho phép Kim có nhiều dư địa để khởi tạo đường hướng hành
động trong tương lai (gives Kim much leeway to dictate the future course of
action). Cân nhắc kỹ sự bế tắc hiện tại về quá trình phi hạt nhân hóa giữa Mỹ
và Bắc Hàn, cũng như khả năng Bắc Hàn sẽ trao một danh sách các địa điểm hạt
nhân và tên lửa của mình, có thể ước đoán rằng hội nghị thượng đỉnh thứ hai
không có nhiều khả năng mang lại một kết quả nào đó trong một lộ trình rõ ràng
cho công cuộc phi hạt nhân hóa của Bắc Hàn. Sẽ có rất nhiều điều không chắc
chắn liên quan đến hành vi của Donald Trump và Kim Jong-un trong và sau hội
nghị thượng đỉnh lần thứ hai; tuy nhiên, sau ngày 28 tháng 2, sẽ có một tay
chơi nổi lên tại hiện trường với chiến thắng thực sự, đó là nước chủ nhà Việt
Nam (there will be one player emerging from the scene with true victory, which
is the host—Vietnam).
THE END
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire